Giải đề cương ôn tập HKII môn Địa lí lớp 8

Câu 5. Ở nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm từng mùa.

*Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Mùa Đông)

_Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc xen kẽ từng đợt gió Đông Nam.

_Thời tiết –khí hậu trên các miền nước ta khác nhau rõ rệt

+Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa Đông Bắc nên có một mùa Đông lạnh nhất nước ta.

+Tây nguyên và Nam Bộ nóng khô, ổn định suốt mùa.

+Duyên hải Trung Bộ mưa lớn vào các tháng cuối năm (Thu Đông)

*Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Mùa hạ)

_Đây là mùa thịnh hành của hướng gió Tây Nam xen kẽ gió Tín Phong thổi theo hướng Đông Nam

_Nhiệt độ cao trung bình trên 25oC ở các vùng thấp

_Lượng mưa lớn chiếm 80% cả năm (trừ Duyên hải Trung Bộ mưa ít)

_Thời tiết phổ biến nhiều mây, mưa rào, mưa dông

_Thời tiết đặc biệt có gió Tây (Trung Bộ), mưa ngâu (Đồng bằng Bắc Bộ), bão (ven biển)

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải đề cương ôn tập HKII môn Địa lí lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8
Câu 1. Chứng minh Việt Nam là nước giàu tài nguyên và khoáng sản. Nêu nguyên nhân gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. Nêu cách khắc phục.
_Diện tích lãnh thổ Việt Nam thuộc loại trung bình của thế giới.
_Được coi là giàu tài nguyên, khoáng sản. Phong phú về loại hình đa dạng về chủng loại (Có khoảng 5000 điểm quặng và 60 loại khoáng sản)
_Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
_Một số khoáng ản có trữ lượng lớn như than, dầu mỏ, dầu khô, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, bôxit,
*Nguyên nhân
_Quản lí lỏng lẻo, khai thác bừa bãi
_Kĩ thuật khai thác lạc hậu
_Hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ
_Thăm dò, đánh giá không chính xác trữ lượng làm khai thác khó khăn, lãng phí.
_Làm ô nhiễm môi trường
*Giải pháp
_Cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên quí giá của nước ta.
Câu 2. Ở nước ta có mấy khu vực địa hình? Đó là những khu vực địa hình nào? Địa hình nước ta biến đổi do những nguyên tố nào? Địa hình nào có nền nông nghiệp phát triển nhất? Tại sao?
*Nước ta có 3 khu vực địa hình
_Đồi núi ở phía Bắc: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi cao nguyên Trường Sơn Nam, vùng địa hình bán bình nguyên và Trung du Bắc Bộ
_Khu vực đồng bằng: Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn, đồng bằng duyên hải Trung bộ
_Địa hình bờ biển và thềm lục địa: Bờ biển, thềm lục địa
*Địa hình nước ta biến đổi do tác động của nội lực, ngoại lực và tác động của con người.
*Địa hình đồng bằng có nền nông nghiệp phát triển nhất do địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, giữ nước tốt, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Đặc biệt là cây lúa nước và hoa màu.
Câu 3. Ở nước ta có mấy dạng địa hình?Chứng minh địa hình nước ta mạng tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của cong người.
_Địa hình đa dạng đồi núi là quan trọng nhất chiếm ¾ diện tích lãnh thổ phần đất liền nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+Dưới 1000m chiếm 85%
+Cao trên 2000m chiếm 1%
_Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ
*Chứng minh:
_Địa hình nước ta mạng tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
_Bề mặt đất đá phân hóa mạnh mẽ, các khối núi bị cắt xẻ, bị xâm thực, bào mòn.
_Sự khai thác của con người làm biến đỏi địa hình mạnh mẽ như xây dựng đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê đập,
Câu 4. Chứng minh khí hạu Việt Nam mạng tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường.
*Tính chất nhiệt đới gió mùa
_Quanh năm cung cấp nguồm nhiệt to lớn
+Bình quân 1m3 lãnh thổ được 1 triệu kilo-calo
+Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h trong 1năm
+Nhiệt độ trung bình của không khí vượt 210C
_Tăng dần từ Bắc đến Nam
_Khí hậu chia làm hai mùa rõ rẹt phù hợp với hai mùa gió
+Mùa hạ: nóng ẩm với gió Tây Nam
+Mùa đông: lạnh khô với gió Đông Bắc
_Lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm nhưng phân bố không đều.
_Độ ẩm 80%
*Tính chất đa dạng thất thường
_Phân thành các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt (4 miền)
+Miền khí hậu phía bắc từ Hoành Sơn (18oB) trở ra, có mùa động lạnh, ít mưa, cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng, mưa nhiều.
++Miền Đông Trường Sơn từ Hoành Sơn (18oB) tới Mũi Dinh (11oB) có mùa hạ nóng khô, mùa mưa lệch về thu đông.
+Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên) khí hậu cận xích đạo nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc
+Miền Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương
_Ngoài ra khí hậu miền núi còn phân hóa theo độ cao và hướng núi
_Khí hậu nước ta thất thường, biến động mạnh, nhiều thiên tai.
Câu 5. Ở nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm từng mùa.
*Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Mùa Đông)
_Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc xen kẽ từng đợt gió Đông Nam.
_Thời tiết –khí hậu trên các miền nước ta khác nhau rõ rệt
+Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa Đông Bắc nên có một mùa Đông lạnh nhất nước ta.
+Tây nguyên và Nam Bộ nóng khô, ổn định suốt mùa.
+Duyên hải Trung Bộ mưa lớn vào các tháng cuối năm (Thu Đông)
*Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Mùa hạ)
_Đây là mùa thịnh hành của hướng gió Tây Nam xen kẽ gió Tín Phong thổi theo hướng Đông Nam
_Nhiệt độ cao trung bình trên 25oC ở các vùng thấp
_Lượng mưa lớn chiếm 80% cả năm (trừ Duyên hải Trung Bộ mưa ít)
_Thời tiết phổ biến nhiều mây, mưa rào, mưa dông
_Thời tiết đặc biệt có gió Tây (Trung Bộ), mưa ngâu (Đồng bằng Bắc Bộ), bão (ven biển)
Câu 6. Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mạng lại.
*Thuận lợi
_Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm xanh tươi 
Tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh, đa canh.
*Khó khăn
_Khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bắc chắc, thời tiết diễn ra phức tạp
Ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân.
Câu 7. Nêu một số giá trị và khó khăn của sông ngòi nước ta cho phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay nguồn nước sông tự nhiên như thế nào? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm và biện pháp giải quyết.
*Giá trị sông ngòi
_Có giá trị hết sức to lớn về nhiều mặt
+Gắn liền với nền văn mình sông Hồng với nghề tròng lúa nước
+Ngày nay sông ngòi tiếp tục phục vụ nhiều mặt trong đời sống, sản xuất (thủy điện, cung cấp thủy sản, nước cho sinh hoạt vfa sản xuất,)
*Khó khăn
+Nước tràn về nhiều gây lũ lụt
+Phá hoại mùa màng
*Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
_Thực trạng
+Miền núi mùa mưa sông nhiều phù sa gây lũ lụt có sức tàn phá lớn
+Đồng bằng kinh tế phát triển, dân cư đông đúc nhiều khúc sông bị ô nhiễm nặng nề.
_Nguyen nhân
+Nước thải sinh hoạt
+Nước thải công nghiệp
+Sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu thải ra sông không qua xử lí
Ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nuôi trồng thủy sản và sức khỏe con người.
_Biện pháp 
+Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước các dòng sông cua mỗi người dân
+Xử lí nghiêm khắc những xí nghiệp thải nước trực tiếp ra sông chưa qua xử lí.
Câu 8. Nước ta có hệ thống sông lớn nào? Nêu đặc điểm của chúng
_Nước ta có 9 hệ thống sông lớn 
*Sông ngòi Bắc Bộ
_Chế độ nước thwo mùa, thất thường, mùa lũ tập trung nhanh và kéo dài do mưa tập trung theo mùa.
_Các sông có dạng nan quạt, mùa lũ từ tháng 6 dến tháng 10 và cao nhất vào tháng 8
_Tiêu biểu: Sông Hồng, Sông Thái Bình.
*Sông ngòi Trung Bộ
_Thường ngắn dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (9 đến 12)
_Lũ lên nhanh và đột ngột nhất là gặp mưa và bão do địa hình hẹp ngang và dốc
_Tiêu biểu: Sông Mã, SÔng Cả, Sông Thu Bồn, Sông Ba (Đà Rằng)
*Sông ngòi Nam Bộ
_Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình băng phẳng
_Khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
_Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 có hai hệ thống sông lớn là Sông Mê Công và Sông Đồng Nai.
_Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á chảy qua 6 quốc gia
_Sông Mê Công đêm đến cho nước ta nhiều nguồn lợi to lớn nhưng cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.
Câu 9. Nước ta có mấy nhóm đất chính? Vấn đề sử dụng và cải tạo đất của nước ta như thế nào?
*Nước ta có 3 nhóm đất chính
_Nhóm đất feralit chiếm 65% diện tích đất tự nhiên
+Hình thành trực tiếp ở vùng núi thấp
+Chua, nghèo mùn, nhiều sét
+Có giá trị trồng cây công nghiệp và trồng rừng
_Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên
+Hình thành ỏ các vùng núi cao và đầu nguồn
+Chủ yếu là đất rừng đầu nguồn nhiều mùn cần đucợ bảo vệ
_Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tiwj nhiên
+Tập trung trên các đồng bằng lớn (Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long)
+Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn, phì nhiêu,thuận lợi trồng cây lúa, hoa màu, cây ăn quả,..
*Vấn đề cải tạo và sử dụng đất
_Đất là một tài nguyên quý giá của thiên nhiên và cong người
_Sử dụng đất phải phù hợp và hiệu quả, có biện pháp bảo vệ
_Chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu tại các vùng núi
_Cải tạo đất chua, mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển

File đính kèm:

  • docGiai_de_cuong_on_tap_HKII_mon_dia_li_8.doc
Giáo án liên quan