Giải 34 bài Toán hình trên “Toán tuổi thơ”

µBài 5: Cho hai tam giác đều ABC, A1B1C1 bằng nhau và chồng lên nhau sao cho phần giao của chúng là một lục giác mà ta kí hiệu là MNPQRS.

Chứng minh rằng : MN + PQ + RS = NP + QR + SM.

Lời giải :

Chú ý rằng, các góc của hai tam giác đều ABC, A1B1C1 bằng nhau (cùng bằng 60o),

 hai góc đối đỉnh bằng nhau, ta thấy :

 Các tam giác A1MN, B1PQ, C1RS, CPN, ARQ, BMS đồng dạng.

Hai tam giác đồng dạng thì tỉ số giữa các độ dài tương ứng bằng nhau,

 

doc16 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải 34 bài Toán hình trên “Toán tuổi thơ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác)
= y + x => 3a - x - y > 0 (2). 
Từ (1), (2) => x - y = 0 => x = y. 
Điều đó có nghĩa là : MN + PQ + RS = NP + QR + SM. 
µBài 6: Cho tam giác BMA có góc BMA = 135o ; BM = 2 ; Lấy điểm C cùng phía điểm M, bờ AB sao cho tam giác CAB vuông cân ở A. Tính diện tích tam giác ABC. 
Lời giải : 
Dựng AH vuông góc với BM, theo giả thiết : góc BMA = 135o => góc AMH = 45o, hay ΔAHM vuông cân tại H. 
µBài 7: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các điểm M, N 
theo thứ tự là trung điểm của BC, CA. Tia MN cắt (O) tại I. 
Chứng minh rằng : BC/IA = CA/IB + AB/IC . 
Lời giải : 
Đặt K là giao điểm của tia NM và đường tròn (O). 
Vì M, N là trung điểm của BC, CA nên MN // AB 
=> AIKB là hình thang, hơn thế, là hình thang cân (vì AIKB nội tiếp) 
=> IA = KB ; IB = KA (1) 
Mặt khác, dễ thấy : MBK MIC => ; NAK NIC => 
=> => =>
=> 
. (Vì M, N là trung điểm của BC, CA) 
µBài 8: Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Về phía ngoài của tứ giác này, ta dựng hai tam giác bằng nhau ADE và BCF. Chứng minh rằng : trung điểm của các đoạn AB, CD, EF cùng thuộc một đường thẳng. 
Lời giải : 
Dựng các hình bình hành ABFF’, ABCC’. 
Dễ thấy : F’FCC’ cũng là hình bình hành. 
Từ đó ta có : AF' = BF , AC' = BC và F'C' = FC 
=> ΔAC’F’ = ΔBCF = ΔADE (1) 
Gọi X, Y, Z, Z’, Y’ lần lượt là trung điểm của AB, DC, EF, EF’, DC’. 
Từ (1) => : A, Y’, Z’ thẳng hàng (2). 
Dễ thấy : 
Do đó : các tứ giác AXYY’ và AXZZ’ là hình bình hành (3) 
Từ (2), (3) => : X, Y, Z thẳng hàng (đpcm). 
µBài 9 : Cho hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ), biết rằng AB = 30 cm, AD = 20 cm, AM = 10 cm, BP = 5 cm, AQ = 15 cm. Tính diện tích tam giác MRS.
Lời giải :
Giả sử đường thẳng PQ cắt các đường thẳng CD, AB tương ứng tại E, F.
Ta có : DE/EC = QD/CP = 5/15 = 1/3 , hay DE/DC = 1/2 => DE = 15 cm. 
Ta thấy tam giác QDE = tam giác PBF => BF = DE = 15 cm.
Lại có : DE/MF = DR/MR = 15/35 = 3/7 => MR/MD = 7/10 (1). 
Vì MS/MC = MF/EC = 35/45 = 7/9 => MS/MC = 7/16 (2) 
Ta có : SMDC = SABCD - SAMD - SBMC = AB.AD - 1/2AD.(AM + MB) = 300 (cm2) (3) 
Mặt khác, từ (1) và (2) ta có : SMRS/SMCD = (MR/MD).(MS/MC) = 7/10 . 7/16 = 47/160 
Do đó, từ (3) ta có : SMRS = 300. (49/160) = 91,875 (cm2). 
µBài 10: Cho tam giác ABC không vuông. Các đường cao BB’, CC’ cắt nhau tại H. Gọi K là trung điểm của AH, I là giao điểm của AH và B’C’. Chứng minh rằng : I là trực tâm của tam giác KBC. 
Lời giải : 
Trường hợp 1 : Tam giác ABC nhọn (hình vẽ). 
Gọi L là điểm đối xứng của H qua BC. 
Ta có : Đ BLC = Đ BHC = Đ B ' HC ' (đối đỉnh) 
= 180o - Đ BAC (Vì AC 'HB ' nội tiếp) 
=> Đ BLC + Đ BAC = 180o => tứ giác ABLC nội tiếp 
=> Đ CLA = Đ CBA . (1) 
Mặt khác, vì Đ BB 'C = Đ BC 'C ( = 90o) nên tứ giác BC’B’C nội tiếp 
=> Đ AB ' C ' = Đ CBC ' . (2) 
Từ (1) và (2) => : Đ CLI = Đ AB 'I => tứ giác CLIB ’ nội tiếp 
=> Đ B 'CI = Đ B 'LI . (3) 
Theo giả thiết, tam giác AHB’ vuông tại B’, B’K là trung tuyến nên KB’ = KH => Đ KB 'H = Đ KHB ' = Đ BHL = Đ BLH (vì tam giác BLH cân tại B) => tứ giác KB’LB nội tiếp , suy ra Đ B 'BK = Đ B 'LK . (4) 
Từ (3) và (4) => tứ giác BCB’E nội tiếp (E là giao của CI và BK)
=> Đ BEC = Đ BB 'C = 90o => CI vuông góc với BK. 
Chú ý rằng : KI vuông góc với BC 
Vậy I là trực tâm của tam giác KBC. 
Trường hợp 2 : Tam giác ABC tù, chứng minh hoàn toàn tương tự như trường hợp 1. 
µBài 11: Cho tam giác ABC. Một đường thẳng d đi qua trọng tâm G của tam giác cắt cạnh AB tại D và cắt cạnh AC tại E. 
Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng diện tích các DBDE và DCDE.
Lời giải : Gọi M là trung điểm của BC, dựng BI, CK song song với d (I, K nằm trên AM), Hình 1
khi đó MI = MK, => AI + AK = 2 AM = 3AG. 
Vậy có : AB/AD + AC/AE = AI/AG + AK/AG = 3AG/AG =3
Dựng AH, BB1, MM1, CC1 vuông góc với d, lúc đó AH = 2MM1.( Hình 2)
Mặt khác, MM1 là đường trung bình của hình thang BB1C1C nên :
 BB1 + CC1 = 2MM1 = AH.
Từ đó : 
áp dụng BĐT Cô-si cho hai số dương ta được : 
Do đó :
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi AD/AB = AE/AC hay d // BC. 
Vậy giá trị nhỏ nhất của tổng diện tích 
 SD BDE + SD CDE =4/9 SD ABC, đạt được khi d // BC. (ĐPCM)
µBài 12: Cho hình vuông ABCD. Tìm tập hợp các điểm M nằm trong (không nằm trên cạnh) hình vuông sao cho : Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA = 180o 
Lời giải : Gọi H, K, E, F là trung điểm của các đoạn AD, BC, AB, DC. Tập hợp các điểm M nằm trong (không nằm trên cạnh) hình vuông và thỏa mãn điều kiện Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA = 180o là hình T gồm các đoạn AC, BD, HK, EF.
Kết luận trên được chứng minh bằng hai phần.
	Phần 1 (đảo) : Nếu M thuộc T thì Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA = 180o (đề nghị bạn đọc tự chứng minh) 
	Phần 2 (phản đảo) : Nếu M không thuộc T thì góc MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA không bằng 180o 
Ta chứng minh phần 2 bằng phương pháp phản chứng. Giả sử : Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA = 180o 
Gọi O là tâm của hình vuông. Vì M không thuộc T nên M phải nằm trong (không nằm trên cạnh) một trong tám tam giác OAH, OAE, OBE, OBK, OCK, OCF, ODF, ODH. Không mất tính tổng quát, giả sử M nằm trong tam giác OAH. Lấy N đối xứng với M qua HK. Đặt P =là giao điểm của MN và BD. Lấy Q là điểm đối xứng của D qua MN (Q thuộc DC).
Dễ thấy, MNCB là hình thang cân => MNCB nội tiếp. (1) 
Theo giả thiết phản chứng, ta có : Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA = 180o (2) 
Do M, N đối xứng với nhau qua HK và HK là trục đối xứng của hình vuông ABCD nên ta có : Đ MAB = Đ NDC ; Đ MBC = Đ NCB. (3) 
Từ (2), (3) => : Đ NDC + Đ NCB + Đ MCD + Đ MDA = 180o 
=> (Đ NCB + Đ MCD) + (Đ NDC + Đ MDA) = 180o 
=> 90o + Đ MCN + 90o - Đ MDN = 180o => Đ MCN = MDN. 
Mặt khác, vì D, Q đối xứng với nhau qua MN nên ta có : Đ MDN = Đ MQN. 
Vậy : Đ MCN = Đ MQN => MNQC nội tiếp. (4) 
Từ (1), (4) cùng với chú ý rằng nếu hai đường tròn có ba điểm chung thì trùng nhau => MNQCB nội tiếp. (5) 
	Dễ thấy, tam giác PDQ vuông cân tại P => Đ BPQ = 90o 
Mặt khác ABCD là hình vuông nên Đ BCQ = 90o. Vậy PQCB nội tiếp. (6) 
Từ (5), (6) => : ba điểm thẳng hàng M, N, P cùng thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác QCB, mâu thuẫn ! Vậy : Khi M không thuộc T thì : Đ MAB + Đ MBC + Đ MCD + Đ MDA không bằng 180o 
Kết luận : 
Tập hợp các điểm M thỏa mãn điều kiện đề bài là hình T gồm các đoạn AC, BD, HK, EF. 
µBài 13: Cho hình thang vuông ABCD có AD // BC, AB vuông góc với AD, AD = 4 cm, AB = BC = 2 cm. Hãy tìm một con đường ngắn nhất đi từ đỉnh A tới một điểm M trên cạnh DC, rồi tới điểm N trên cạnh AB, quay lại một điểm P trên cạnh DC và trở về A. 
Lời giải : Bài toán đưa về tìm giá trị nhỏ của 
tổng T = AM + MN + NP + PA. 
Ta cần kết quả sau. 
Bổ đề : Trong một hình thang vuông, độ dài 
đoạn thẳng nối hai điểm nằm trên hai cạnh bên không nhỏ hơn độ dài đáy nhỏ (các bạn tự chứng minh bổ đề này). 
Áp dụng bổ đề, ta có : MN ≥ BC ; NP ≥ BC => MN + NP ≥ 2BC (1). 
Dựng CH cuông góc với AD. Nhận thấy tứ giác ABCH là hình vuông, => : CH = AH = AB = BC = 2 cm => DH = 2 cm.
Ta có CH = AH = HD = 2 cm => ΔCAD vuông cân tại C. 
Vì P, M thuộc CD => PA ≥ AC ; AM ≥ AC => AM + PA ≥ 2AC (2). 
Từ (1), (2) => T ≥ 2(AC + BC) = 4( + 1) cm; đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi P, M, C trùng nhau và N trùng với B. 
Vậy con đường ngắn nhất thỏa mãn điều kiện đề bài dài 4( + 1) cm chính là con đường : A đến C đến B đến C đến A. 
Nhận xét : 
1) Kết quả bài toán có thể đoán nhận được 
qua hình sau (“lật” liên tiếp ba lần hình 
thang ABCD) 
µBài 14: Cho tứ giác ABCD. I, J theo thứ tự là trung điểm của AC, BD. 
Chứng minh rằng : AC + BD + 2IJ < AB + BC + CD + DA.
Lời giải : Trước hết, xin phát biểu, không chứng minh một nhận xét đơn giản : 
“Trong một tứ giác, tổng các độ dài hai đường chéo lớn hơn tổng các độ dài hai cạnh đối và nhỏ hơn chu vi.” Trở lại bài toán, có hai trường hợp xảy ra : 
Trường hợp 1 : ABCD là hình bình hành. 
Vì ABCD là hình bình hành nên I trùng J. Theo nhận xét trên, AC + BD + 2IJ = AC + BD < AB + BC + CD + DA. 
Trường hợp 2 : ABCD không là hình bình hành. Vì ABCD không là hình bình hành nên tồn tại một cặp cạnh đối không song song. Không mất tính tổng quát, giả sử AB và CD không song song. đặt E là giao điểm của AB va CD. Không mất tính tổng quát, giả sử E thuộc tia đối của các tia AB, DC. 
Ta có : (Đ DAB + Đ ABC)+(ĐBCD+Đ CDA)=360o => Đ DAB + Đ ABC ≥180o 
hoặc Đ BCD + Đ CDA ≥ 180o
Không mất tính tổng quát, giả sử : Đ DAB + Đ ABC ≥180o (1)
Dựng hình bình hành ABCF. Từ (1), ta thấy : tia AF nằm trong (2). 
Mặt khác, trong tam giác EBC, ta có : Đ EBC + Đ ECB ≤180o
=> ị tia CD nằm trong Từ (2) và (3) => tứ giác ACFD lồi. Theo nhận xét trên, ta có : AC + DF : AC + BD + 2IJ < AB + BC + CD + DA. 
µ Bài 15: Tìm các diện tích a, b, c trong hình sau (đơn vị cm2) 
Lời giải : 
Từ SIAB/SIAF = SIBC/SIFC = (IB/IF) => (b + c)/a = (30 + 40)/35 hay b + c = 2a (1) 
Mặt khác : SIAB/SIDB = SIAC/SIDC (IA/ID) => (b + c)/40 = (a + 35)/40 hay 6a = 4(a + 35) (theo (1) => a = 70, từ đó b + c = 140 (2) 
Lại vì : SIBC/SIBE = SICA/SIEA (IC/IE) nên (30 + 40)/b = (a + 35)/c (3) 
Từ (2), (3) ta nhận được b = 56, c = 84. Do đó các diện tích a, b, c lần lượt là 70 cm2, 56 cm2, 84 cm2. 
µ Bài 16: Cho hình thang ABCD có AB song song và bằng một nửa CD. H là trung điểm của CD. Điểm M nằm ngoài hình thang sao cho MH vuông góc và bằng một phần tư CD. 
Bên ngoài hình thang, ta dựng các tam giác ADE, BCF vuông cân tại E, F. Chứng minh rằng tam giác MEF vuông cân tại M. 
Lời giải : 
Cách 1: Trước hết, ta nhắc lại một bổ đề quen thuộc. 
Bổ đề (*) : Cho tam giác ABC. Về phía ngoài của tam giác, ta dựng các tam giác ABE, ACF vuông cân tại E, F. M là trung điểm của AB. Khi đó, tam giác MEF vuông cân. 
Trở lại bài toán. 
Trên tia đối của tia MD, lấy điểm K sao cho : MK = MD (hình 1). Dễ thấy : KC vuông góc với DC (1) và CK = 2MH (2) 
dd>Từ (1) => : Đ KCF = 360o - Đ KCD - Đ DCB - Đ BCF = 360o - 90o -(180o - Đ CBA) - 45o 
= 45o + Đ CBA = Đ FBC + Đ CBA = Đ ABF; Vậy: Đ KCF = Đ ABF 
Hình 1
Hình 2
Từ (2) => : KC = 1/2 CD = AB (4) 
Từ (3), (4) và CF = BF (do tam giácBCF vuông cân tại F) ta có : Δ KCF = Δ ABF (c.g.c) 
=> FK = FA ; Đ CFK = Đ AFB 
=> Đ KFA = Đ CFB + Đ CFK - Đ BFA = Đ CFB = 900 
=> Δ AKF vuông cân tại F. 
áp dụng bổ đề (*) cho tam giác ADK và các tam giác ADE, AKF vuông cân tại E, F ta có : Δ MEF vuông cân tại M. 
Cách 2 : Gọi K là trung điểm của AB. Lấy điểm N nằm ngoài hình thang ABCD sao cho NK = AB ; NK vuông góc với AB (hình 2). 
Dễ thấy : tam giác MHC = tam giác BKN => MC = NB ; mặt khác, AB // CD và tam giác BCF vuông cân tại F nên Δ FMC = Δ FNB (c.g.c) => Δ MFN vuông cân tại F (bạn đọc tự chứng minh). 
Tương tự như vậy, Δ MEN vuông cân tại E. => MENF là hình vuông => tam giác MEF vuông cân tại M. 
µ Bài 17: Cho ∆ABC. Trên các tia đối của các tia CB, AC, BA lần lượt lấy các điểm A1, B1, C1 sao cho AB1 = BC1 = CA1. Chứng minh rằng nếu ∆A1B1C1 đều thì ∆ABC cũng đều. 
Lời giải : 
Giả sử ∆A1B1C1 đều. Không mất tính tổng quát ta có thể giả thiết : 
Khi đó : CB1 ≥ AC1 ≥ BA1 hay CA ≥ AB ≥ BC (do AB1 = BC1 = CA1), suy ra 
Mặt khác, từ (*) suy ra : (do ∆A1B1C1 đều). Nhưng 
Từ (1), (2) suy ra ∆ABC đều (đpcm). 
µBài 18: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, AB = BC. Một đường tròn (O) đi qua A, B. Các tiếp tuyến với (O) kẻ từ A, C cắt nhau tại S. T là tiếp điểm của SC và (O). SB cắt (O) tại E (E khác B). Chứng minh rằng : ET // AB. 
Lời giải :
 Vì SA, ST tiếp xúc với (O) nên ta có : 
Ð STE = Ð SBT ; Ð SAE = Ð SBA 
=> ∆STE đồng dạng với ∆SBT ; ∆SAE đồng dạng với ∆ABA 
Mặt khác, vì tứ giác AETB nội tiếp nên : ÐTEA = Ð TBC (2) 
Từ (1), (2) ta có : ∆TEA đồng dạng với ∆TBC => Ð EAT = Ð BCT. 
Từ đó, với chú ý rằng : Ð EAT = Ð ETS, ta có : Ð BCT = Ð ETS 
=> ET // AB (hai góc đồng vị bằng nhau). 
µ Bài 19: Cho tam giác ABC vuông cân Ð A = 90o, AB = AC = a. Trên tia đối của tia CA lần lượt lấy các điểm E, F, I sao cho : AE = 2a ; AF = 5a ; AI = 8a. 
Tính tổng : Ð BEA + Ð BFA = Ð BIA. 
Lời giải : 
Trên tia đối của tia EC, lấy điểm D sao cho ED = a. 
Theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có : ÐADB = Ð DFB + Ð DBF   (1) 
Xét hai tam giác DIB và DBF, 
ta thấy chúng có chung góc Ð BDI ; 
mặt khác, theo định lí Py-ta-go : BD2 = BA2 + AD2 = 10a2 = 2a.5a = DF.DI => DI/DB = DB/DF, do đó hai tam giác DIB và DBF đồng dạng. Suy ra : Ð DIB = Ð DBF   (2) 
Từ (1) và (2) => Ð BDA = Ð BIA + Ð BFA   (3) 
Xét tương tự như trên, ta cũng có hai tam giác BCE và DCB đồng dạng 
 => Ð BEC = Ð DBC 
 => Ð DBA + Ð BEA = ÐÐ BDA + Ð DBC = Ð BCA = 45o   (4) 
Từ (3) và (4) => Ð BEA + ÐBFA + Ð BIA = 45o. 
µ Bài 20: Cho tam giác ABC có AB > AC. Trên các cạnh AB, AC lấy các điểm N, M tương ứng, sao cho AN = AM. Gọi O là giao điểm của BM, CN. 
Chứng minh rằng : OB > OC. 
Lời giải : 
Vì AB > AC > AM = AN nên tồn tại điểm K thuộc đoạn BN sao cho : AK = AC. 
Gọi L là giao điểm của KM và CN. Vì K thuộc đoạn BN nên L thuộc đoạn ON
 => Ð OMN > ÐLMN. 
Mặt khác, dễ thấy tam giác LMN cân tại L => Ð LMN = Ð LNM. 
Vậy : Ð OMN > Ð ONM => ON > OM   (1). 
∆AKM = ∆ACN (c.g.c) => KM = CN   (2). 
Vì AK = AC nên tam giác AKC cân tại A 
=> Ð AKC Ð BKM > 90o 
=> Ð BKM > Ð KMB => BM > KM   (3). 
Từ (2) và (3) suy ra : BM > CN   (4) 
Từ (1) và (4) suy ra : BM - OM > CN - ON => OB > OC. (đpcm)
µBài 21: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trong Ð BAC lấy điểm 
M sao cho MA = MC và Ð AMB = 75o. Tính Ð AMC. 
Lời giải : Lấy điểm M’ trong sao cho ∆M’AC đều. 
Khi đó do 
AB = AM’ (= AC) và Ð BAM’ = 30o (=Ð BAC - Ð M’AC) 
=> Ð AM’B = 75o = Ð AMB 
=> với M khác M’ thì tứ giác AMM’B nội tiếp đường tròn 
=> Ð BMM’ = Ð BAM’ = 30o (cùng chắn cung BM’) 
=> Ð AMM’ = 75o + 30o = 105o.
 Mặt khác ∆AMM’ = ∆CMM’ (c.c.c) 
=> Ð CMM’ =ÐAMM’ = 105o
 => ÐAMC = 360o - 105o x 2 = 150o. 
Nếu M ở vị trí của M’ thì Ð AMC = 60o. 
Theo giả thiết, M chính là giao điểm của đường thẳng trung trực của đoạn AC và cung chứa góc 75o vẽ trên đoạn AB nên chỉ xảy ra hai trường hợp như trên. 
Kết luận : 
- Nếu M ở trong ∆ABC thì Ð AMC = 150o. 
- Nếu M ở ngoài ∆ABC thì Ð AMC = 60o. 
µ Bài 22: Cho hình thang ABCD (AB // CD). O là giao điểm của AC và BD. M là trung điểm của CD. Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác AOD, BOC cắt nhau tại K khác O. Chứng minh rằng : Ð KOC = Ð MOD. 
Lời giải : 
Trên tia đối của tia MO, lấy điểm I sao cho MI = MO. 
Dễ thấy ODIC là hình bình hành, DI // OC => Ð IOC = Ð OID (1). 
Mặt khác ta thấy : 
+) AB // CD 
+) AOKD ; BOKC là các tứ giác nội tiếp nên Ð OAK = Ð ODK ; Ð OCK = ÐOBK 
+) ODIC là hình bình hành nên OC = DI. 
Chú ý rằng Ð AKD = ÐÐ AOD (vì AOKD nội tiếp) và ÐAOD = Ð IDO (vì AO // DI)suy ra Ð AKD = Ð IDO. 
=> Ð OID = Ð DAK => Ð OID = Ð DOK (vì AOKD nội tiếp) (2). 
Từ (1) và (2) suy ra : Ð IOC = Ð DOK => Ð KOC = Ð MOD (đpcm). 
µ Bài 23: Cho hình vuông ABCD. Gọi E là trung điểm của AD. Qua E vẽ đường thẳng vuông góc với BE, cắt CD tại F. Tính tỉ số EF/EB 
Lời giải 
Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với BE, cắt CD tại M. Ta thấy : Ð ABE = Ð DAM (hai góc có cạnh tương ứng vuông góc). 
Mặt khác, vì ABCD là hình vuông nên AB = AD => ∆ ABE = ∆ DAM 
=> BE = AM. 
Lại có EF và AM cùng vuông góc với BE nên EF // AM ; 
E là trung điểm của AD nên EF là đường trung bình trong ∆DAM. Suy ra 
µ Bài 24: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính R. D là điểm di động trên cạnh BC. AD cắt (O) tại E (E khác A). Gọi R1, R2 lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác EBD, ECD. Xác định vị trí điểm D để R1.R2 đạt giá trị lớn nhất. 
Lời giải : Ta có nhận xét rằng, nếu R là bán kính đường tròn ngoại tiếp một tam giác đều cạnh a thì 
Trở lại bài toán. 
Dựng hai tam giác đều BDF và CDG về phía ngoài tam giác ABC, 
khi đó Ð BFD = Ð BED = 60 o 
suy ra BDEF và CDEG đều là các tứ giác nội tiếp hay R1, R2 lần lượt 
là bán kính của các đường tròn ngoại tiếp các tam giác đều BDF và CDG. 
Theo (*) ta có : 
Mặt khác (BD + CD)2 ≥ 4.BD.CD suy ra 
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi BD = CD, 
nghĩa là R1.R2 đạt giá trị lớn nhất bằng R2/4 khi D là trung điểm của BC. 
µ Bài 25: Cho tam giác cân ABC (AC = BC) với Ð ACB = 80o. Trong tam giác ABC 
có điểm M sao cho Ð MAB = 10o và Ð MBA = 30o. Tính Ð BMC. 
Lời giải : 
Cách 1 : Dựng CH ^ AB (H thuộc AB), CH cắt MB tại O, AO cắt CM tại K (hình 1). 
Ta nhận thấy &8710;OAB cân tại O nên : Ð OAB = Ð OBA = 30o => Ð OAM = 20o ; Ð OAC = Ð BAC - Ð OAB = (180o - 80o) : 2 - 30o = 20o 
=> Ð OAC = Ð OAM = 20o (1) 
Mặt khác :
Ð AOC = 180o - Ð AOH = 180o - 60o = 120o ; 
Ð AOB = 180o - 2.30o = 120o => Ð AOC = Ð AOB = 120o (2) 
Từ (1) và (2) suy ra ∆AOC = ∆AOM (g.c.g) => AC = AM 
=> ∆ACM cân tại A, có AK là phân giác của Ð CAM => AK ^ CM. 
Cách 2 : 
Trên nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB và chứa điểm C, 
dựng tam giác đều ABD (hình 2). 
Ta có ∆DAC = ∆DBC (c.c.c), suy ra :
Ð ADC = Ð BDC = 30o = Ð ABM ; 
Ð DAC = 60o - (180o - 80o) : 2 = 10o = Ð ABM. 
=> ∆DAC = ∆BAM (g.c.g) => AC = AM 
=> ∆ACM cân tại A 
=> Ð AMC = (180o - 40o) : 2 = 70o ; 
mặt khác Ð AMB = 180o - 30o - 10o =140o => Ð BMC = 360o - 140o - 70o = 150o. 
µ Bài 26: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. AC cắt BD tại I. 
(O1), (O2) theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp của các tam giác ABI, CDI. 
Một đường thẳng bất kì đi qua I cắt (O) tại X ; Y và cắt (O1) ; (O2) theo thứ tự tại Z ; T (Z và T khác I). 
Chứng minh rằng XZ = YT. 
Lời giải : 
Có hai trường hợp xảy ra : 
- Đường thẳng chứa X, Y, Z, T cắt các đoạn thẳng AB, CD (hình 1). 
- Đường thẳng chứa X, Y, Z, T không cắt các đoạn thẳng AB, CD (hình 2). 
Phép chứng minh dưới đây có hiệu lực cho cả hai trường hợp. 
Ta có Ð XZB = Ð IAB = Ð CYB ; Ð ZXB = Ð YCB 
=> ∆ZXB đồng dạng với ∆YCB 
=> XZ/XB = CY/CB => XZ = BX.CY/BC (1) 
Tương tự ta có ∆TYC đồng dạng với ∆XBC 
=> YT/YC = BX/BC => YT = BX.CY/BC (2) 
Từ (1) và (2) suy ra XZ = YT. 
µ Bài 27: Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và a + b + c = 9 ; x, y, z lần lượt là độ dài các phân giác trong của các góc A, B, C. 
Chứng minh rằng : 
Lời giải : Gọi AD là phân giác của Dựng qua B đường thẳng song song với AD cắt đường thẳng AC tại E. 
Khi đó : ÐCAD = ÐAEB (hai góc đồng vị) ; 
Ð DAB = Ð ABE (hai góc so le trong) 
mà Ð DAB = Ð CAD nên Ð ABE = Ð AEB 
=> ∆ ABE cân tại A => AB = AE = c. 
Mặt khác : AD/BE = CA/CE hay x/BE = b/(b + c) 
suy ra BE = x.(b+c)/b 
Trong tam giác ABE có BE < AB + AE hay BE < 2c (2). 
Từ (1), (2) ta có x 1/x > 1/2 (1/b + 1/c) 
Tương tự 1/y > 1/2 (1/a + 1/c) ; 1/z 1/2 (1/a + 1/b) 
Do đó 1/x + 1/y + 1/z > 1/a + 1/b +1/c 
Áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho ba số dương ta có : 
Kết hợp với giả thiết a + b + c = 9 ta được 1/a + 1/b + 1/c ≥ 1 
Từ (3), (4) suy ra 1/x + 1/y = 1/z > 1 , điều phải chứng minh. 
µ Bài 28: Cho tam giác nhọn ABC, trực tâm H. Chứng minh rằng : 
Lời giải 
Gọi A’, B’, C’ lần lượt là chân các đường cao hạ từ A, B, C của ∆ ABC. 
Vì ∆ ABC nhọn nên H nằm trong tam giác. Vậy : 
S(HBC) + S(HCA) + S(HAB) = S(ABC). 
Mặt khác, dễ thấy ∆ CHB’ ~ ∆ CAC’ (g.g) 
µ Bài 29: Cho tam giác ABC. H là điểm bất kì trên cạnh BC. AD là đường phân giác trong của ÐBAC; Dựng AL đối xứng với AH qua AD (L thuộc BC). 
Chứng minh rằng : BH.CH/(BL.CL) = HD2/LD2. 
Lời giải : Giả sử các đường thẳng AH, AL cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt tại E và F. 
Từ giả thiết => Ð BAD = Ð CAD ; Ð HAD = Ð LAD 
=> Ð BAE = Ð CAF ; Ð BAF = Ð CAE 
=> BE = CF ; BF = CE. 
Dễ dàng nhận ra : 
∆ABL đồng dạng với ∆CFL nên
 CL/AL = CF/AB = BE/AB (1); 
∆BHE đồng dạng với ∆AHC nên AH/BH = AC/BE (2). 
Từ (1) và (2) suy ra LC.AH/(AL.BH) = AC/AB (3). 
Theo tính chất đường phân giác, trong tam giác AHL có 
HD/LD = AH/AL (4) 
Từ (3) và (4) suy ra LC.HD/(BH.LD) = AC/AB (5) 
Tương tự, ∆BLF đồng dạng với ∆ALC và ∆CEH đồng dạng với ∆ABH 
dẫn đến HD.BL/(LD.LC) = AB/AC (6). 
Nhân theo từng vế các hệ thức (5) và (6) ta có : 
LC.HD2.BL/(BH.LD2.CH) = 1 =>

File đính kèm:

  • docGiai 34 bai toan hinh tren toan tuoi tho.doc
Giáo án liên quan