Đọc hiểu truyện kí Việt Nam hiện đại Lớp 8

 Câu 1:

 Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu) suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

Gợi ý trả lời:

 *Mức tối đa:

 Hình thức

+ Viết đoạn văn với số lượng khoảng 15 câu.

+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc, chặt chẽ, chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp.

- Nội dung:

+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương, chịu khó.

+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh mãnh liệt.

+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

* Mức chưa tối đa:

- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong những nội dung trên.

* Không đạt:

- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời

 

Câu 2

Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’

Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý trả lời:

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc hiểu truyện kí Việt Nam hiện đại Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, c¶m th«ng quý träng con ng­êi nghÌo khæ bÊt h¹nh cã t©m hån cao c¶.
IV. Năng lực cần hướng tới:
1. Năng lực chung:
 - Giao tiếp TV: Trao đổi thông tin nhằm đạt mục đích trong bối cảnh. 
- Thưởng thức VH/thẩm mĩ: Nhận ra cái đẹp, làm chủ cảm xúc của cá nhân, biết HĐ vì cái đẹp, những giá trị sống.
- Tự quản bản thân: Kiểm soát cảm xúc, lập KH và thực hiện, ĐG và điều chỉnh.
	2. Năng lực chuyên biệt của bộ môn:	
	- NL GQVĐ: 	Tiếp nhận một thể loại văn học là truyện kí VN hiện đại trước Cách mạng được giảng dạy ở lớp 8 với các thể loại cu thể: hồi kí, truyện ngắn, trích đoạn của tiểu thuyết để từ đó thấy được giá trị biểu đạt, biểu hiện của nó. Liên hệ với những kỉ niệm đẹp đẽ của mình về ngày khai trường, về mẹ, về vẻ đẹp của hình ảnh người nông dân trong quá khứ và hiện tại...
	- NL tư duy sáng tạo: Liên hệ và có khả năng bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình về ngày khai trường đâu tiên, về mẹ thân yêu, về vẻ đẹp thánh thiện của tâm hồn và sức manh của người nông dân... Từ đó đam mê và khát khao khám phá vẻ đẹp của các hình tượng nghệ thuật trong truyện VN hiện đại....
	- NL hợp tác: Có sự cảm thông chia sẻ cảm xúc, tâm trạng của mỗi cá nhân. Phối hợp hành động vì cuộc sống tốt đẹp, công bằng, bắc ái... không còn những cảnh đời thương tâm, uất hận như chị Dậu, Lão Hạc nữa.	
	- NL tự quản ban thân: Nhận biết giá trị cao đẹp của cuộc sống, phát huy giá trị cá nhân, sống có kế hoạch, ước mơ.
	- NL Giao tiếp TV: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, gồm KN: đọc,viết, nghe,nói…
	- NL Thưởng thức VH/thẩm mĩ: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm, nhận ra những GT thẩm mĩ trong các tác phẩm như tình yêu thương, lòng nhân ái, biết rung cảm với cái đẹp, hướng đến các giá trị chân thiện mĩ để tự hoàn thiện bản thân.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:Đọc – hiểu truyện kí hiện đại Việt Nam (lớp 8)
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của từng văn bản truyện.
- Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc thể xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện
- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài.
- Chuyển thể văn bản( đóng kịch.) 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay.
 - Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.
(Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong học tập, trong đời sống) từ sự học tập nội dung của VB đã đọc hiểu). 
Đặc điểm thể loại
Nhận diện ngôi kể, hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật chính, phụ)
- Nắm được cốt truyện, đề tài, cảm hứng chủ đạo.
- Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm
- Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại, nội dung từ tác phẩm truyện giai đoạn 30-45 .
Giá trị nội dung
Biết phát hiện nội dung các văn bản truyện hiện đại VN .
 - Giải thích, phân tích đặc điểm về ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật. Khái quát được về nhân vật.
- Trình bày cảm nhận về tác phẩm, nhân vật chính.
Giá trị nghệ thuật
Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi văn bản truyện.
 - Lí giải ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích: “Trong lòng mẹ”?
 A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
 C. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
 D. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: B
- Mức độ không đạt: Trả lời sai đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 2: Ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị 
Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
Tình thương chồng con vô bờ bến.
Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
Ý thức được sự “cùng đường” của mình.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 3: Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại :
A. Truyện dài
C. Truyện vừa
B. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Đáp án:
- Mức độ tối đa: B
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 4: Nguyên nhân sâu xa nào khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
Lão Hạc ăn phải bả chó.
Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
Lão Hạc rất thương con.
Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 5: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” là ai?
Người mẹ
Ông đốc
Nhân vật “Tôi”
Người thầy giáo
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách :
Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: B
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 2: Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách:
Cùng bất nhân, tàn ác. C. Cùng làm tay sai. 
Cùng là nông dân D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 3: Tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường trong văn bản “Tôi đi học” được thể hiện như thế nào?
 A- Háo hức, hồi hộp, lo âu	
 B- Vui vẻ 
 C- Hạnh phúc	 
 	 D- Hân hoan
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 4: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp.
D.Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Đáp án:
- Mức độ tối đa: C
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 5: Trong tác phẩm cùng tên, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Đáp án:
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Trả lời không đúng đáp án A hoặc không trả lời.
Câu hỏi dạng vận dụng mức độ thấp:
Câu 1: 
 	Trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” nhà văn Nguyên Hồng viết: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
 	Vì sao tác giả viết như vậy ? Nêu cảm nhận của em về thái độ của bé Hồng.
Gợi ý trả lời:
*Mức tối đa:
- Trong cuộc trò chuyện với bà cô, diễn biến tâm trạng của bé Hồng được đẩy dần lên và lên đến cực điểm khi Hồng nghe bà cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ. Đau đớn, xót xa cho mẹ, Hồng nghĩ: “Giá những cổ tục……”
- “ Cổ tục” vốn là những tục lệ xưa, Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó, những thành kiến cổ hủ ấy đã bóp nghẹt quyền sống, đọa đày những người phụ nữ đáng thương như mẹ của Hồng.
- Cách so sánh của tác giả thật cụ thể mà cũng thật ấn tượng. Tác giả kết hợp biện pháp so sánh với lối nói liệt kê và một loạt các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của Hồng khi người mẹ mà chú hằng yêu quý bị những cổ tục đày đọa. Càng thương mẹ bao nhiêu. Hồng càng quyết tâm chiến đấu để phá bỏ những cổ tục ấy.
- Qua chi tiết trên người đọc càng cảm động trước tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà Hồng giành cho người mẹ đáng thương của mình.
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong các nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời. 
Câu 2:	
 Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. 
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh trên.
Gợi ý trả lời: 
*Mức tối đa:
- Tác giả đã sử dụng cách nói so sánh rất tinh tế nhưng cũng rất chính xác. Nhà văn đã ví niềm khao khát, mong chờ mẹ trong lòng Hồng cũng giống như khát khao của khách bộ hành giữa sa mạc “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm”.
- Cách viết ấy đã cực tả niềm khát khao thương nhớ mẹ của chú bé Hồng. Giả thiết đặt ra đưa Hồng vào 2 tình thế, hoặc là sung sướng đến tột đỉnh nếu người ngồi trên xe là mẹ, hoặc là thất vọng, đau đớn tột cùng nếu em nhìn lầm.
- Qua đó người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu mẹ tha thiết trong lòng Hồng.
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong ba nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời 
Câu 3:
Nêu tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa :
 * Tình cảnh tội nghiệp túng quẫn, không lối thoát:
- Nhà nghèo, vợ chết, chỉ có đứa con trai 
- Con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, vì không đủ tiền cưới vợ 
- Lão giành dụm tiền để cho con trai 
- Lão nuôi con chú Vàng và coi nó như người bạn 
- Sự túng quẫn của lão Hạc (cái chết đau đớn của Lão) 
* Lão nông nghèo khổ và đầy lòng tự trọng:
- Tình cảnh của lão Hạc cũng chính là cuộc sống của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 
- Suy nghĩ của bản thân.
* Mức chưa tối đa : Học sinh trả lời chưa đầy đủ, hoặc chỉ trả lời được một số ý trên.
* Không đạt : - HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
Câu hỏi vận dụng mức độ cao.
 Câu 1: 
 	Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu) suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 
Gợi ý trả lời:
 *Mức tối đa:
 Hình thức
+ Viết đoạn văn với số lượng khoảng 15 câu. 
+ Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc, chặt chẽ, chữ viết đúng chính tả, sạch đẹp. 
Nội dung: 
+ Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương, chịu khó. 
+ Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh mãnh liệt. 
+ Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong những nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng hoặc không trả lời 
Câu 2
Có ý kiến cho rằng : ‘Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám’’
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ), “Lão Hạc” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa:
 Yêu cầu 
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. Bài làm đúng thể loại nghị luận chứng minh kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
- Yêu cầu về nội dung : 
1/ Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. 
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ngời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện:
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất… 
 3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời thiếu nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU TRUYỆN KÍ VIỆT NAM 
HIỆN ĐẠI LỚP 8
I. Ma Trận
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
 Tổng
NHÂN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
MỨC ĐỘ THẤP
MỨC ĐỘ CAO
Nội dung 1: VB“Tôi đi học” 
 Nhận biết tâm trạng NV tôi
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 0,25 
Tỉ lệ:2,5 % 
Số câu:1
SĐ: 0,25
Tỉ lệ:2,5 %
Nội dung 2: VB 
“Trong lòng mẹ”
 Biết được người sáng VB
 Hiểu được ý nghĩa VB
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 0,25
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 0,5
Số câu:3
SĐ: 0,75
TL: 0.75%
Nội dung 3
VB “Tức nước vỡ bờ”.
 Nhận biết được giá trị nội dung
 Hiểu được tính cách nhân vật
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 0,25
Số câu:3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 0,75
Số câu:4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Nội dung 4
VB “Lão Hạc”
Biết được thời gian sáng tác và thể loại VB
Hiểu được phẩm chất và bi kịch của nhân vật
Thể hiện được suy nghĩ, bài học về các giá trị của cuộc sống được đề cập trong văn bản “Lão Hạc”.
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 0,5 %
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 0,5 %
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu:5
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
Nội dung 5: Tổng hợp 2 VB Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc
Tạo được một văn bản chứng minh một ý kiến nhận định về nhân vật chị Dậu và nhân vật lão Hạc qua hai Văn bản: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc”
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % :
Số câu: 5
Số điểm: 1,25
 Tỉ lệ: 12,5
Số câu: 7
Số điểm: 1,75
Tỉ lệ: 17,5 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 14
SĐ: 10
TL: 100 %
II. Đề bài
A. Trắc nghiệm: (3,0 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “Lão Hạc” được sáng tác vào năm nào?
A- 1942. 	 B- 1943. C- 1944. D- 1945.
Câu 2: Tác giả của đoạn trích “Trong lòng mẹ” là:
A- Kim Lân	 B- Nguyên Hồng C- Thanh Tịnh	 D- Ngô Tất Tố
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” là:
A- Cai lệ B - Anh Dậu C- Chị Dậu D - Người nhà lí trưởng
Câu 4: Tâm trạng nhân vật tôi trên đường đến trường trong văn bản “Tôi đi học” được thể hiện như thế nào?
A- Háo hức, hồi hộp, lo âu	B- Vui vẻ C- Hạnh phúc	 D- Hân hoan
Câu 5: Văn bản “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
A- Truyện dài 	B- Truyện vừa 	C- Truyện ngắn D- Tiểu thuyết
Câu 6: Dòng nào nêu đúng nhất giá trị của văn bản “Tức nước vỡ bờ”:
	A- Giá trị hiện thực 	B- Giá trị nhân đạo
	C- Cả A và B đều đúng	D- Cả A và B đều sai
Câu 7: Nhận xét sau đúng hay sai: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” ?
	A- Đúng	B- Sai
Câu 8: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chị Dậu hiện lên là con người: 
A. Giàu tình yêu thương với chồng con
B. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến
C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ với bọn tay sai
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 9: Trong tác phẩm cùng tên, lão Hạc hiện lên là người:
A- Là người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
B- Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc
C- Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
D- Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Câu 10: Qua văn bản “Trong lòng mẹ” tác giả đề cao điều gì?
A- Tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp
B- Tình phụ tử
C- Tình cảm gia đình
D- Tình yêu quê hương
Câu 11: Nếu gọi cái chết của Lão Hạc mang tính chất bi kịch thì em coi đó là bi kịch nào?
A- Bi kịch sự đói nghèo.
B- Bi kịch tình phụ tử.
C- Bi kịch của phẩm giá làm người.
D- Bi kịch của thời đại.
Câu 12: Hành động phản kháng của chị Dậu có tính chất gì?
A- Tự phát 	B- Có mục đích 	 C- Cố ý	D- Có tổ chức.
B. Tự luận: 7 điểm
Câu 13 (2.0đ): Trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao, khi đứng trước những bế tắc của cuộc sống lão Hạc đã tìm đến cái chết để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết của lão Hạc không ? Vì sao? 
Câu 14: (5.0 đ) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ ” (Ngô Tất Tố), “Lão Hạc” ( Nam Cao). Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
II. Hướng dẫn chấm
A. Trắc nghiệm
Câu 1(0,25 điểm):
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án B
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 2(0,25 điểm):
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án B
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 3(0,25 điểm):
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án C
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 4(0,25 điểm):
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án A
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 5(0,25 điểm)
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án C
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 6(0,25 điểm) : 
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án 
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 7 (0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án A
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 8 (0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án D
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 9(0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án A
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 10(0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án A
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 11(0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án C
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
Câu 12(0,25 điểm) :
- Mức tối đa: HS trả lời đáp án A
- Không đạt: HS trả lời đáp án khác
B. Tự luận: ( 7,0 điểm)
Câu 13 (2,0 điểm)
Mức tối đa (2,0 điểm)
HS nêu được quan điểm của mình là đồng ý hay không đồng ý với cách giải quyết của nhân vật, biết lập luận để đưa ra những lý do thuyết phục. Có thể đưa ra những lý do của hai cách giải quyết như sau:
+ Đồng ý với cách giải quyết (phải chết do bế tắc trước khó khăn của cuộc sống, lão Hạc muốn bảo toàn danh dự, phẩm chất của mình,...)
+ Không đồng ý (cần phải sống vì lão Hạc có quyền được sống, được hạnh phúc; sẽ được mọi người giúp đỡ, hy vọng được gặp con,...)
(Chấp nhận những ý kiến cá nhân, những cách diễn đạt khác nhưng phải phù hợp với nội dung của văn bản. )
Mức chưa tối đa: Có đưa ra cách giải quyết nhưng lập luận chưa thuyết phục.
Mức không đạt: Trả lời không đúng với yêu cầu.
Câu 14 (5,0 điểm)
* Mức tối đa

File đính kèm:

  • docChu de Truyen ky.doc