Đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam

Câu 5: Hình dung của em về con thuyền từ lời thơ có sử dụng so sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ?

Gợi ý trả lời:

* Mức tối đa:

- Tuấn mã là ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Ví con thuyền với tuấn mã là ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền.

- Vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi

* Mức chưa tối đa:

- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong hai nội dung trên.

* Không đạt:

- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
(NGỮ VĂN 8)
A. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của chủ đề:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ: Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước, cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt (Vào nhà ngục Quang Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn); Nỗi đau mất nước và ý thức phục thù cứu nước, sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết (Hai chữ nước nhà); nỗi chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do; cảm hứng lãng mạn, lòng yêu nước thầm kín, Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc (Muốn làm thằng cuội; Nhớ rừng); Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một, sự trân trọng truyền thống văn hóa, nỗi cảm thương lớp nhà nho không hợp thời, lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ (Ông đồ); tình yêu quê hương đằm thắm, hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết (Quê hương); tình cảm cách mạng, tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại (Khi con tu hú; Vọng nguyệt; Tức cảnh Pác Bó; Tẩu lộ)
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX; đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn; một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử; thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn; phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản; cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát 
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- BiÕt yªu quý c¶m phôc ng­êi chiÕn sÜ yªu n­íc, ®ång thêi tù rÌn luyÖn cho m×nh ý chÝ v­ît khã, lu«n lµm chñ hoµn c¶nh, l¹c quan.
- C¶m th«ng víi nçi ®au cña ng­êi d©n trong x· héi ®­¬ng thêi vµ biÕt yªu tù do; t×nh c¶m yªu quý, c¶m th«ng víi hoµn c¶nh cña ng­êi chiÕn sÜ CM trong c¶nh tï ®µy vµ kh©m phôc tinh thÇn cña ng­êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng.
- T×nh yªu thiên nhiên, yêu quª h­¬ng, yªu ®Êt n­íc.
- Gi¸o dôc HS biÕt quý träng, c¶m phôc tinh thÇn c¸ch m¹ng. 
 - Yªu mÕn, c¶m phôc tr­íc t©m hån nghÖ sÜ ®Çy l¹c quan, yªu thiªn nhiªn cña B¸c.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của chủ đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của từng văn bản thơ.
Hiểu được hoàn cảnh sáng tác có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nội dung trong từng 
văn bản thơ.
Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác để phân tích, lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản thơ.
- So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các văn bản thơ cùng đề tài hoặc thể loại. 
-Trình bày những cảm nhận riêng, phát hiện mới về các văn bản thơ.
- Chuyển thể văn bản. 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay.
- Kết hợp với chương trình địa phương: sưu tầm, tìm hiểu các sáng tác thơ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ở địa phương.
Đặc điểm thể loại
Nhận biết, phát hiện thể thơ: song thất lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật, 5 chữ, 7 chữ... đầu thế kỷ XX.
Khái quát đặc điểm của các thể loại thơ.
Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ Việt Nam
Giá trị nội dung
Biết phát hiện nội dung các văn bản thơ hiện đại đầu thế kỷ XX.
Hiểu được giọng thơ, hình ảnh thơ thể hiện cảm xúc của tác giả qua các văn bản thơ hiện đại đầu thế kỷ XX.
Trình bày cảm nhận về nội dung cơ bản của tác phẩm.
Giá trị nghệ thuật
Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi văn bản thơ. 
 Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, hình tượng, câu thơ, chi tiết nghệ thuật, các biện pháp tu từ.
Phát hiện, so sánh, để thấy được sự đổi mới về nghệ thuật so với thơ ca truyền thống.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: 
Câu thơ nào dưới đây không thể hiện vẻ oai phong lẫm liệt của con hổ giữa chốn rừng xanh trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) ?A. Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
B. Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
C. Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
D. Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Đáp án : 
- Mức tối đa: đáp án: A	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 2: Bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh) lúc đầu được rút ra từ tập thơ nào của ông?
A. Nghẹn ngào
B. Hoa niên
C. Gửi miền Bắc
D. Hai nửa yêu thương
Đáp án : 
- Mức tối đa: đáp án: A	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 3: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác được viết theo thể thơ gì ?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Lục bát
Đáp án : 
- Mức tối đa: đáp án : B	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 4: Trong bài thơ “Quê hương” Tế Hanh đã so sánh cánh buồm  với hình ảnh nào sau đây ?
 A. Con tuấn mã 
 B. Mảnh hồn làng
 C. Dân làng 
 D. Quê hương.
Đáp án : 
- Mức tối đa: đáp án : B	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 5: Tập thơ “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hổ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây - Trung Quốc.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Đáp án : 
- Mức tối đa: đáp án : A	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án A hoặc không trả lời.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: 
Dòng nào dưới đây thể hiện cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) ?
A. Niềm hoài cổ sâu sắc
B. Nỗi nhớ cảnh cũ người xưa
C. Lòng thương người
D. Lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ.
Đáp án : - Mức tối đa: đáp án : D	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án D hoặc không trả lời.
Câu 2: 
Dòng nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) ?A. Thể hiện lòng yêu cuộc sống của nhà thơ
B. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ
C. Thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ
D. Thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ
Đáp án :   - Mức tối đa: đáp án : D	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án D hoặc không trả lời.
Câu 3: 
Mục đích sáng tác bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh là gì ?A. Miêu tả việc đi đường núi
B. Kể chuyện việc đi đường núi
C. Bày tỏ cảm xúc về việc đi đường
D. Triết lí về đường đời và đường Cách mạngĐáp án :   - Mức tối đa: đáp án : D	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án D hoặc không trả lời.
Câu 4: 
Thái độ đối với cuộc sống được Tản Đà thể hiện trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội” là :
A. Phủ nhận thực tại , muốn thoát li thực tại để tìm đến nơi thanh cao hơn
B. Ham chơi, ham hưởng thụ , muốn tìm nơi mới lạ
C. Bi quan, cam chịu cuộc sống tẻ nhạt
D. Buồn chán, không muốn tiếp tục sống cuộc sống tẻ nhạt
Đáp án :   - Mức tối đa: đáp án : A	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án A hoặc không trả lời.
Câu 5: Hình dung của em về con thuyền từ lời thơ có sử dụng so sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ?
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa: 
- Tuấn mã là ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Ví con thuyền với tuấn mã là ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền.
- Vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong hai nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Hai câu thơ sau có ý nghĩa giống với bài thơ nào của Bác mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS  ?
“Nghĩ mình trong bước gian truânTai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”                        ( Tự khuyên mình- Hồ Chí Minh)
A.Ngắm trăng
B.Cảnh khuya
C.Đi đường
D.Rằm tháng giêng
Đáp án : - Mức tối đa: đáp án : C	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án C hoặc không trả lời.
Câu 2: Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) đã khơi gợi tình cảm gì ở người dân Việt Nam đương thời ?
A. Sự chán ghét thực tại tù túng
B. Lòng yêu nước thầm kín
C. Lòng căm thù giặc
D. Mong muốn được thoát li cuộc sống thực tại
Đáp án : - Mức tối đa: đáp án : B	
- Mức không đạt : Trả lời không phải đáp án B hoặc không trả lời.
Câu 3: Cách đặt tên bài thơ Khi con tu hú của tác giả có gì đặc sắc ?
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa: 
- Tên bài thơ tự nó đặt ra câu hỏi: Khi con tu hú cất tiếng hót thì điều gì sẽ xảy ra và dụng ý của nhà thơ ? Nội dung bài thơ là câu trả lời cho câu hỏi đó. 
- Cách đặt tên bài thơ như vậy đã là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù Cách mạng khi nghe tiếng hót của con chim tu hú từ ngoài vọng vào trong ngục.
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong hai nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pác bó nói với chúng ta điều gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó ? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con người Bác ? 
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa: 
Qua bài thơ Tức cảnh Pác bó, ta thấy được :
- Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa       
- Niềm vui cách mạng, niềm vui được sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác 
à Qua bài thơ giúp ta hiểu thêm về Bác : Một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, tinh thần cách mạng kiên trì, luôn lạc quan trong cuộc sống 
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời được một trong ba nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
Câu 2:
 Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “ Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : 
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý trả lời:
* Mức tối đa: 
A. Yêu cầu chung :
Kiểu bài : Nghị luận chứng minh 
Vấn đề cần chứng minh : Sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do trong “ Nhớ rừng” (Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ).
Phạm vi dẫn chứng : Hai bài thơ “Nhớ rừng” , “ Khi con tu hú”
 B. Yêu cầu cụ thể : Cần đảm bảo những ý sau
 I. Mở bài : 
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiến…
 II. Thân bài : Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau 
Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng : 
Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi…)
Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do :
 + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy… ( d/c…)
 + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…( d/c…)
Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
“Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…(d/c…)
Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c…)
III. Kết bài : Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ 
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
- Liên hệ, mở rộng
* Mức chưa tối đa: 
- HS trả lời chưa đầy đủ hoặc chỉ trả lời thiếu nội dung trên.
* Không đạt:
- HS trả lời không đúng nội dung trên hoặc không trả lời. 
ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC VIỆT NAM HIÊN ĐẠI LỚP 8
MA TRẬN 
Mức độ
Chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Nhớ rừng
Tác giả, thời điểm sáng tác
Hiểu được nội dung ý nghĩa của câu thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2
1,0
10%
2.Quê hương
Nhận biết được nghệ thuật so sánh trong bài thơ.
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
2,0
20%
2
2,5
25%
3. Khi con tu hú
C¶m nhËn vÒ h×nh ¶nh ng­êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng trong bµi th¬.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
1
5,0
50%
1
5,0
50%
4. Thơ Hồ Chí Minh
Nhận diện được hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tập thơ Nhật ký trong tù
Xác định được hình ảnh ánh trăng thơ Hồ Chí Minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,0
10%
1
0,5
5%
3
1,5
15%
T/ số câu
T/ số điểm
Tổng%
4
2,0
20%
2
1,0
10%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
8
10
100%
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. 
Câu 1: Dòng nào nói đúng về tác giả và thời gian sáng tác bài thơ Nhớ rừng.
          A. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám  năm 1945
          B. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp
          C. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
          D. Tác giả Thế Lữ - Bài thơ được sáng tác trước năm 1930
Câu 2: Ý nghĩa câu thơ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”  trong bài thơ  Nhớ rừng là gì?
          A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
          B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
          C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt.
          D. Thể hiện nỗi chán ghét thực tại nhạt nhẽo, tù túng.
Câu 3: Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây ?
          A. Con tuấn mã
          B. Mảnh hồn làng
          C. Dân làng
          D. Quê hương
Câu 4: Tập thơ Nhật ký trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
          A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc )
          B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
          C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta.
          D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Câu 5: Bản dịch bài thơ Ngắm trăng thuộc thể thơ gì ?
          A. Song thất lục bát
          B. Thơ mới
          C. Thất ngôn tứ tuyệt          
D. Lục bát
Câu 6: Bài thơ nào dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không xuất hiện hình ảnh ánh trăng ?
          A. Ngắm trăng
          B. Cảnh khuya
          C. Rằm tháng giêng
          D. Đi đường 
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7: (2,0 điểm)Chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 (Quê hương - Tế Hanh)
C©u 8: (5 ®iÓm)
	C¶m nhËn cña em vÒ h×nh ¶nh ng­êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng trong bµi th¬ Khi con tu hó cña Tè H÷u.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
B
A
C
D
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 7: (2 đ)
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Nhân hóa (im, mỏi, nằm); ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe). 
1 đ
- Hiệu quả thẩm mĩ: Con thuyền vốn vô tri vô giác nay trở thành một nhân vật có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Câu thơ mang cảm xúc đầy tính triết lí về lao động trong cảnh thanh bình. Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của con người xa quê. 
1 đ
8
(5 đ)
Yêu cầu chung:
Về hình thức :
- Biết vận dụng kiến thức về nghi luận để lập luận tạo thành bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh.
- Bố cục bài viết hợp lý, lập luận chặc chẽ.
- Diễn đạt mạch lạc, văn phong, có cảm xúc
Về nội dung :
- Sự đối lập trong tâm tưởng là cảnh tự do tràn đầy sức sống của ngày hè và cảnh thực tại trong ngục tù mất tự do, ngột ngạt, tù túng…
- Tâm trạng uất ức và khát vọng tự do cháy bỏng muốn vươn ra cuộc sống tự do để hòa mình trở lại hoạt đông cách mạng
- Thể thơ lục bác giản dị, hình ảnh gợi cảm, dung dị…
Yêu cầu cụ thể:
1
Mở bài:
0,5 đ
- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tố Hữu- nhà thơ của lẽ sống, tình cảm lớn, niềm vui lớn…
- Bài thơ viết tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) thể hiện niềm khát khao tự do cháy bỏng khi bị giam cầm càng mãnh liệt hơn khi tiếng tu hú gọi hè…của người chiến sĩ cách mạng.
0,25
0,25
2
Thân bài:
4 đ
- Một mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, sinh động (6 câu đầu)
1,5 đ
+ Rộn rã âm thanh: tu hú, tiếng ve
+ Rực rỡ sắc màu: Màu vàng của bắp, sắc hồng của nắng
+ Hương vị: chín, ngọt
+ Không gian cao rông, sáo diều chao lượn tự do
Chú ý từ ngữ chỉ sự vận động của thời gian (đương chín, ngọt dần), sự mở rộng của không gian (càng rông, càng cao), sự náo nức của cảnh vật (diều sáo lượn nhào)
1 đ
+ Cảnh hè hiện ra thật sinh đông trong tâm tưởng nhà thơ thể hiện trí tưởng tượng thật phong phú, thể hiện tình yêu cuộc sống biết chừng nào của nhà thơ.
0,5 đ
- Tâm trạng ngột ngạt và khát khao đập tan xiềng xích ngục tù để hướng ra cuộc sống tự do (4 câu cuối)
2,5 đ
Chú ý hành động: “đạp tan phòng”, động từ gây cảm giác mạnh: “đập tan, chết uất”, giọng thơ mạnh mẽ, thay đổi nhịp thơ (6/2 ở câu 8 và 3/3 ở câu 9), màu sắc cảm thán (ôi, thôi, làm sao)
1 đ
- Hình ảng tiếng chim tu hú đầu và cuối bài thơ: Nếu tiếng tu hú đầu bài thơ báo hiệu gọi hè về, thôi thúc khát vong tự do, tiếng gọi của tự do thi tiếng tu hú trở lại cuối bài thơ thể hiện sự khắc khoải, bực bội, đau khổ, day dứt muốn thoát khỏi ngục tù
1 đ
- Nói thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, khát khao hoạt động cách mạng…đó là tinh thần thái độ sống đầy trách nhiệm cống hiến hy sinh cho đất nước vì sự giải phóng dân tộc. Liên hệ những bài thơ khác…
0,5 đ
3
Kết bài
0,5 đ
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật bài thơ…
0,25
- Bày tỏ sự trân trọng và khâm phục tinh thần, tình cảm cách mạng của nhà thơ, chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh ngục tù, từ đó liên hệ tinh thần và trách nhiệm của thế hệ trẻ phát huy tinh thần truyền thống cha anh…
0,25

File đính kèm:

  • docChu de tho.doc