Đồ dùng học tập Lớp 1: Bảng đơn vị đo đại lượng - Năm học 2011-2012 - Tạ Thị Hoa

1. Dạy bài mới

 - Ví dụ: Bài Bảng đơn vị đo khối lượng - SGK Toán 4 (trang 24).

 Dùng các biểu tượng gắn lên đồ dùng như bông hoa hoặc quả trên mỗi bông hoa hoặc quả, viết tên các đơn vị đo khối lượng, cho học sinh lên gắn các đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đơn vị đo tiến hành cho học sinh tháo từng tấm nhựa ra viết.

 - Ví dụ: 1 tạ

 = 10 yến

 = 100 kg

 2. Dạy phần luyện tập

 Đồ dùng được sử dụng làm các bài tập dạng đổi các đơn vị đo đại lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.

 - Ví dụ: Dạy bài tập 1 (trang 24) viết số thích hợp vào chỗ chấm:

 

docx3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ dùng học tập Lớp 1: Bảng đơn vị đo đại lượng - Năm học 2011-2012 - Tạ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN PHẨM SỐ 1
ĐDHTL1: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG
          - Họ và tên:  Tạ Thị Hoa
          - Đơn vị: Tổ 4  - Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên.
          - Tên đồ dùng: Bảng đơn vị đo đại lượng.
          - Dạy môn: Toán và Tiếng Việt ở các lớp: 1, 2, 3, 4, 5.
          - Đồ dùng đạt giải A cấp trường năm học 2011 - 2012.      
          I. Cấu tạo
          Đồ dùng được làm bằng các vật liệu như nhôm, Plu, đề can... Bảng được thiết kế theo từng cột, mỗi cột được treo bằng những tấm Plu có thể tháo ra, lắp vào bảng một cách  thuận tiện. Đối với những tấm thẻ giáo viên – học sinh dùng bút dạ viết trực tiếp và xóa được dễ dàng sau mỗi lần dùng.
          II. Cách làm
          - Khung đồ dùng hình chữ nhật:
       Chiều dài: 120cm, chiều rộng: 40cm
          - Được chia đều thành 7 ô cửa. Mỗi ô cửa là một tấm hợp kim Plu có chiều dài: 28cm, chiều rộng: 18cm.
          - Các tấm thẻ kích cỡ màu sắc khác nhau.
          III. Công dụng
          Đồ dùng được sử dụng  dạy học về đại lượng ở lớp 3; 4; 5 dạy về bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo diện tích; bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị đo thời gian.
          1. Dạy bài mới
          - Ví dụ: Bài Bảng đơn vị đo khối lượng - SGK Toán 4 (trang 24).
     Dùng các biểu tượng gắn lên đồ dùng như bông hoa hoặc quả trên mỗi bông hoa hoặc quả, viết tên các đơn vị đo khối lượng, cho học sinh lên gắn các đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mối quan hệ  giữa các đơn vị đo tiến hành cho học sinh tháo từng tấm nhựa ra viết.
        - Ví dụ:     1 tạ
                     = 10 yến
                     = 100 kg
          2. Dạy phần luyện tập
          Đồ dùng được sử dụng làm các bài tập dạng đổi các đơn vị đo đại lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
          - Ví dụ: Dạy bài tập 1 (trang 24) viết số thích hợp vào chỗ chấm:
          Cho học sinh tháo tấm nhựa, làm trực tiếp vào tấm nhựa thay bảng con treo vào bảng. Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn, trình bày cách làm.
             1dag = g                    4dag = ...g
             10g  = dag                 8hg   = ...dag
          3. Đồ dùng còn được sử dụng tổ chức các trò chơi
Sử dụng tổ chức các trò chơi với các bài tính nhẩm từ lớp 1 đến lớp 5.
Ví dụ: Khi dạy bài nhân nhẩm với 10, 100, 1000,..chia nhẩm cho 10,  100,  1000,... cho học sinh nhẩm kết quả sau đó kiểm tra kết quả bằng trò chơi Đoán số. Mặt trước của mỗi tấm nhựa treo trên bảng, giáo viên ghi phép tính nhẩm, hoặc tên các đơn vị đo cần đổi, mặt sau ghi kết quả. Sau khi cho học sinh nêu kết quả, giáo viên cho quay mặt sau tấm nhựa là kết quả đúng mỗi phép tính.
          4. Đồ dùng còn sử dụng được khi dạy học vần lớp Một 
Với lớp 1, phần củng cố mỗi bài học vần hoặc bài ôn tập phần vần, giáo viên cho học sinh tìm tiếng, từ chứa vần đã học. Mặt trước mỗi tấm nhựa giáo viên ghi tên các vần, mặt sau ghi tên các tiếng, từ chứa vần đó.
Khi cho học sinh sắp xếp các từ viết sẵn thành câu đối với lớp Một: giáo viên viết các từ không theo thứ tự câu vào mỗi tấm nhựa treo trên bảng cho học sinh lên sắp lại thành câu đúng.
          Đồ dùng Bảng đơn vị đo đại lượng được sử dụng nhiều trong năm học cho thấy rất thiết thực trong quá trình dạy học, dạy phân hóa đối tượng vào các buổi chiều. Đồ dùng tiện lợi dễ sử dụng, dễ mang có thể sử dụng cho từng nhóm hoặc để trên mặt bàn giáo viên để toàn lớp quan sát./.
3
4
GDTH - ĐDDH 3: Thế giới động thực vật của tác giả Mai Thị Thủy, Trường Tiểu học Thanh Luông, huyện Điện Biên. (11/03/2013)
GDTH - ĐDDHTL4: Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt của tác giả Nguyễn Thị Lơ, Trường Tiểu học số 1 Thanh Xương, huyện Điện (11/03/2013)
GDTH - ĐDDHTL - 5: Sơ đồ trao đổi chất ở động vật, của tác giả Trần Thị Phượng, Trường tiểu học Thanh An, huyện Điện Biên. (25/03/2013)
GDTH - ĐDHTL2: Chiếc nón kỳ diệu của tác giả Đỗ Xuân Linh, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học Bản Bua, huyện Mường Ảng. (11/03/2013)

File đính kèm:

  • docxbo_do_dung_lop_4.docx
Giáo án liên quan