Điều tra thực trạng việc sử dung phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C Trường THCS Nguyễn Du

+ Chương trình dạy học : Với chương trình sách giáo khoa như hiện nay thì lương kiến thức mà các em phải học là tương đối nhiều. Hầu như các kiến thức rất là trừu tượng, khó hiểu. Nên đòi hỏi các thầy cô giáo phải giảng bình nhiểu.

 + Phương tiện thông tin đại chúng: Với tốc độ bùng nổ của công nghệ thông tin, đòi hỏi các em học sinh phải khả năng sử dụng tốt. Nhưng hiện nay đa số các em học sinh vẫn chưa biết sử dụng thành thạo máy tính. Trường THCS Nguyễn Du đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2009-2010. Với trang thiết bị hiện đại tương đối đầy đủ như có phòng máy tính, máy tính Phục vụ cho quá trình nhận thức các kiến thức và đảm bảo tính cập nhật những thông tin mới cho thầy cô và học sinh. Giúp giáo viên và học sinh làm quen và nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của học sinh. Nhưng hiện nay các em vẫn chưa biết khai thác triệt để những tri thức có sẵn trên mạng. Nên người giáo viên đòi hỏi phải hướng dẫn cho học sinh cách học trên mạng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Điều tra thực trạng việc sử dung phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vào lớp đúng giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tập, soạn bài và học bài trước khi đến lớp. Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức tốt trong việc thực hiện nề nếp và học tập.
 -Phương pháp điều tra : 
 Trong quá trình thực tâp chúng tôi đã được gặp gỡ và được nghe cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Minh Nga cho biết về tình hình lớp 6C. Từ đó chúng tôi nắm được những mặt chung của lớp, đâu là mặt mạnh, đâu là điểm yếu, những em nào học giỏi, em nào học kém. Những em nào có ý thức tốt cần phát huy, những em nào chưa tốt cần cố gắng. Và qua sổ chủ nhiệm, chúng tôi đã có những nhận xét cụ thể về đạo đức và kết quả học tập của các em.
 -Phương pháp đàm thoại : 
 Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi, trò chuyện với giáo viên giảng dạy và học sinh của lớp 6C, chúng tôi đã biết được rất nhiều điều ở các em như: lòng ham học hỏi, tinh thần đoàn kết bạn bè trong lớp, yêu thương, động viên và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Các em đã biết xác định hướng đi cho mình trong tương lai, cùng nhau phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi của cha mẹ và thầy cô. Từ đó chúng tôi đã biết được những mong đợi, nhu cầu học tập cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học môn Ngữ Văn của các em. 
 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được tiếp xúc với những người thân của các em học sinh cá biệt, các em có hoàn cảnh khó khăn…Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và đưa ra những biện pháp giáo dục đạo đức và động viên các em trong học tập.
 -Phương pháp phỏng vấn sâu theo chủ đề :
Chúng tôi sử dụng phương pháp trên nhằm tìm hiểu sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng tới việc học và khả năng tự học của học sinh. Từ đó đưa ra những biện pháp về việc tự học của các em.
PHẦN 2:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
 1.1.Các khái niệm cơ bản:
 - Phương pháp: Là con đường đi tới nhận thức sự vật khách quan hay là tổng hợp những phương tác động vào đối tượng để đạt tới mục đích đề ra. Phương pháp là ngọn đuốc soi đường cho kể lữ hành trong đêm tối. 
 - Phương pháp học: Là những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đi vào học tập với những thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao. Giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được nội dung của bài học. 
 - Phương pháp tự học : Là phương pháp học tự nguyện không ai bắt buộc mà tự mình tự tìm tòi, khám phá, học hỏi để hiểu biết thêm. 
 - Phương pháp quan sát : 
 Việc tự học môn Ngữ Văn của học sinh có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến khả năng nhận thức tư duy, ứng sử, giao tiếp trong môi trường xã hội, trong cuộc sống hằng ngày. Khi ta đánh giá một con người cần phải có sự chuẩn xác không chỉ bên ngoài mà cả bên trong . khi ta làm việc gì đó phải xác định rõ việc đó có làm được không ? Khi học môn nào đó cũng phải xác định học để làm gì ? Từ đó định hướng phải học như thế nào cho có hiệu quả. Đúng vậy đối với đề tài này thì việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn là quan trọng nhất để biết và hiểu rõ được con đường học tập của học sinh. Điều đó không phải ngẫu nhiên mà có, phải có cơ sở lí luận thực tiễn, có năng khiếu hay sự ham thích học. Nhưng bên cạnh đó còn có sự chán nản, không thích…Mà những lí do này ở đâu thì chúng ta cùng nhau đi vào phần vai trò của việc tự học , các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp học tập môn Ngữ Văn của học sinh trường THCS Nguyễn Du. 
 1.2.Đặc điểm của môn Ngữ Văn
	- Ngữ Văn là môn khoa học xã hội rất quan trọng, là một trong những môn chính ở mọi cấp học của giáo dục phổ thông. Nhưng kiến thức của môn Ngữ Văn gắn liền với từng giai đoạn của con người trong xã hội, giúp cho mỗi học sinh có khả năng hiểu biết về của dân tộc. Môn Ngữ Văn cũng có những thuận lợi như dễ hiểu, hay, thoải mái hơn các bộ môn tự nhiên nhưng nó cũng gặp những khó khăn như kiến thức trừu tượng lại dài dòng. Học sinh thường gặp nhiều khó khăn về vấn đề soạn bài, học bài cũ vì lượng kiến thức còn dài, khó nhớ. Nên đòi hỏi giáo viên khi giảng dậy phải giảng giải bình giảng, phân tích nhiều, nắm chắc kiến thức, đọc nhiều sách và tài liệu tham khảo.
	-Môn Ngữ Văn Lớp 6:
Mục tiêu của môn Ngữ Văn là mở đầu cho quá trình dạy và học Ngữ Văn cấp THCS. Chương trình này mở đầu cho quá trình học tập bộ môn với tư cách là một khoa học của học sinh phổ thông. Cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát sơ đẳng nhưng cơ bản, chính xác, có hệ thống về lịch sử dân tộc và một số kiến thức chung về Văn Học , về các công trình văn hóa… Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho học sinh những nhận thức đúng đắn về sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất cũng như sự xuất hiện của con người trên đất nước ta, về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia trên thế giới, của nước ta, cùng những thành tựu văn hóa, kinh tế.
 Phần mở đầu: Giới thiệu những bài học chung, sơ lược về môn Ngữ Văn.
	Với chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 6 có một số điểm khác so với chương trình cũ trước đây. Ngoài việc giảm tải và thay đổi một số nội dung , cấu trúc của phần này về cơ bản không có những thay đổi lớn so với chương trình Ngữ Văn lớp 6 cũ. Ở phần này lượng kiến thức được “ giản hóa” dưới những hình thức khác nhau nhưng đảm bảo tính liên tục của tiến trình Văn Học, nội dung bài học mở rộng ra cả nước tạo cho học sinh nhận thức bao quát hơn, đầy đủ hơn về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
	Trong 3 tuần thực tập, bằng phương pháp đàm thoại trực tiếp với cô giáo chủ nhiệm lớp, các em học sinh, cùng với phương pháp điều tra nghiên cứu sổ sách, qua bảng thống kê xếp loại nề nếp các lớp. Chúng tôi thấy cần phải có biện pháp để giúp các em có kết quả học tốt hơn.
 1.3. Vai trò của phương pháp tự học: 
 Trong yêu cầu của thời đại ngày càng phát triển, nhất là với sự bùng nổ khoa học công nghệ thông tin đại chúng, ngày càng phát triển mạnh. Nếu chúng ta không có tri thức thì sẽ không đi kịp với thời đại. Vậy việc tự học là rất quan trọng . 
 Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính mình tự tìm tòi, khám phá, học hỏi để hiểu biết thêm.
 Tự học sẽ giúp ta làm chủ được bản thân, làm chủ được kiến thức. Giúp các em có sự chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp, chủ động được kiến thức, nâng cao cho các em khả năng tự sáng tạo, rèn kĩ năng kĩ xảo cho các em trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức.
 Ngoài việc học trên lớp là phải chú ý nghe giảng, tập trung tư tưởng vào bài, biết đề xuất những thắc mắc những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp với thầy cô xây dựng bài. Học sinh phải là chủ thể tiếp nhận bài giảng một cách máy móc dựa trên sự chuẩn bị ở nhà, để thuộc bài ngay trên lớp. 
 Tự học là một nhu cầu tất yếu của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có bản năng tò mò, muốn hiểu biết rõ hơn về bản thân, vạn vật xung quanh. Bất kì ai có tính tò mò, chăm chỉ nhưng họ lại có tính khác như là lười biếng, lười suy nghĩ không chịu tìm tòi học hỏi mà chỉ thích cái có sẵn, họ thỏa mãn với những gì đã có nên không cần bồi dưỡng thêm kiến thức, đạo đức và tinh thần nữa nên số người tự học là rất ít.
	Tự học sẽ bổ sung thêm cho ta những kiến thức còn thiếu ở trên trường, mỗi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên. Ngoài việc học ở trên lớp ra thì việc học ở nhà cũng rất quan trọng. Đây là lúc mà học sinh có thời gian tự suy ngẫm, đào sâu được thêm được các kiến thức trên lớp, suy nghĩ và vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách mà để tri thức khắc sâu vào trong bộ óc khó bị quên lãng và trở thành hữu ích cho bản thân. Có câu “Học phải đi đôi với hành”. Việc tự học còn thể hiện ở việc tự chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp. Tự học là phải biết tìm hiểu thêm các sách tham khảo các tài liệu khác để bổ sung thêm các kiến thức có trong sách giáo khoa. Ngoài ra còn phải học hỏi thêm từ bạn bè như câu “Học thầy không tày học bạn ”. Từ đó cũng tăng thêm lòng yêu thương và đoàn kết bạn bè, ham học hỏi ở các em. Việc này đã đạt được hiệu quả rất cao. Nhưng hiện nay việc tựu học đã thay bằng việc đi học thêm tràn lan.
 Bên cạnh đó hầu như các em đều không chú ý đên việc tự học, ở trên lớp chỉ hiểu bài lơ mơ, nghịch ngợm hay nói chuyện, ít tham gia vào công việc giảng bài của giáo viên, về nhà thì laị chuẩn bị bài hời hợt…Nên kết quả học tập không cao. Nhưng bên cạnh đó cũng có những em đã phát huy được khả năng tự học của mình, tích cực xây dựng bài và đạt kết quả cao trong học tập.
 Vì vậy việc tự học sẽ giúp cho ta mở mang đầu óc, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, giúp các em tự hình thành nhân cách của mình, để các em có trách nhiệm với bản thân hơn. Tự học là thước đo giá trị về tri thức, đạo đức và tinh thần giữa con người với nhau. Trong bất kì ngành nào việc tự học rất cần thiết. Để cho ta tu dưỡng đạo đức bổ sung một chỗ khuyết lớn trong nền giáo dục mà các em đã được trang bị trên ghế nhà trường.
 Đối với việc tự học trong thời đại hiện nay rất là quan trọng. Muốn vậy cần phải có sự nỗ lực và tâm huyết của người giáo viên và nhà trường phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì các em mới say mê học để các em không tụt hậu so với thời đại. Mặt khác các em cũng cần phải phát huy cao độ về năng lực tự học của mình. 
 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp học tập Ngữ Văn sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du. 
Khách quan: 
 + Chương trình dạy học : Với chương trình sách giáo khoa như hiện nay thì lương kiến thức mà các em phải học là tương đối nhiều. Hầu như các kiến thức rất là trừu tượng, khó hiểu. Nên đòi hỏi các thầy cô giáo phải giảng bình nhiểu.
 + Phương tiện thông tin đại chúng: Với tốc độ bùng nổ của công nghệ thông tin, đòi hỏi các em học sinh phải khả năng sử dụng tốt. Nhưng hiện nay đa số các em học sinh vẫn chưa biết sử dụng thành thạo máy tính. Trường THCS Nguyễn Du đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2009-2010. Với trang thiết bị hiện đại tương đối đầy đủ như có phòng máy tính, máy tính… Phục vụ cho quá trình nhận thức các kiến thức và đảm bảo tính cập nhật những thông tin mới cho thầy cô và học sinh. Giúp giáo viên và học sinh làm quen và nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức của học sinh. Nhưng hiện nay các em vẫn chưa biết khai thác triệt để những tri thức có sẵn trên mạng. Nên người giáo viên đòi hỏi phải hướng dẫn cho học sinh cách học trên mạng.
 +Phòng thư viện: Trường THCS Nguyễn Du đã có một phòng thư viện riêng với đầy đủ các loại sách phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. 
 + Gia đình - xã hội: Qua sự giáo dục của gia đình các em cũng hình thành nên những tính cách, có những kết quả học tập khác nhau. Gia đình là điểm tựa để các em phấn đấu, tạo động lực để học tập tốt. Bên cạnh đó xã hội cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đạt đến kết quả học tập của các em. Nhiều khi các em bị chính nững cạm bẫy xung quanh làm suy sụp tinh thần, mất lý trí, sao nhãng việc học tập dẫn đến kết quả học tập của các em giảm sút. Làm cho các em không xác định được phương hướng học tập đúng. Đôi khi từ nhỏ các em đã được định hướng trước tương lai sau này làm gì, nên việc học gì không được chú trọng. Với sự phát triển của đất nước như hiện nay thì hầu như các em đều hương vào các khoa tự nhiên, nên việc học môn Ngữ Văn là các em không thích học, nhưng các em vẫn chưa nhận thức được vai trò của môn này.
 + Giáo viên: Trường THCS Nguyễn Du có một đội ngũ giáo viên lâu năm với đầy kinh nghiệm, công tác giảng dạy và trình độ chuyên môn cao, đã đáp ứng đầy đủ điều kiện trong quá trình lên lớp. Các giáo viên được dạy đúng chuyên môn của mình. Các giáo viên đều sử dụng thành thạo máy tính và đã áp dụng vào giảng dạy. Phát huy được khả năng làm chủ kiến thức của học sinh.
 + Nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường THCS Nguyễn Du rất quan tâm đến việc học tập của học sinh. Các phương tiện phục vụ cho việc học tập và giảng dạy đều được trang bị tương đối đầy đủ, hằng năm nhà trường luôn tổ chức các cuộc thi học sịnh giỏi để khuyến khích tinh thần học tập của các em như các môn Toán, Lý, Hóa, Văn,Sử…Và đạt được kết quả rất cao.
Chủ quan
 + Sự nỗ lực của học sinh: Hiện nay việc học Ngữ Văn của học sinh lớp 6 là rất kém. Hầu như các em là không thích học, chán nản, cho rằng qúa khó. Nhưng các em vẫn chưa thật sự cố gắng, tự học hỏi thêm kiến thức.
 + Khả năng kĩ xảo của học sinh: Hiện nay các em vẫn chưa xác định được cho mình những phương hướng, phương pháp học môn Ngữ Văn cho đúng, các em vẫn không có cách để khắc sâu thêm kiến thức. Hầu như các em mới chỉ học một cách máy móc những kiến thức để rồi sau đó lại quên, chưa biết hệ thống hóa kiến thức. Vì vậy là người giáo viên phải định hướng cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho quá trình học.
Chương 2.Thực trạng về phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du.
 2.1.Đặc điểm trường THCS Nguyễn Du:
 - Địa bàn: Phương Hoàng Văn Thụ nằm ở trung tâm Thành phố Thái Nguyên với diện tích 1,7Km2, dân số 11474 người. Địa bàn rộng mật độ dân cư đông đúc, kinh tế phát triển mạnh chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ, nông nghiệp. Phường là trung tâm văn hoá- chính trị- xã hội của Thành phố Thái Nguyên trong phường có một hệ thống giáo dục từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đến giáo dục chuyên nghiệp .
 * Đăc điểm tình hình nhà trường.
 Ngày 09/09/1975 với tên gọi là cấp 2 Đội Cấn. Sau đó đến 07/07/1977 xác nhập hai trường cấp 1, 2 Đội Cấn thành trường PTCS Đội Cấn. Đến ngày 21/09/1988 tách trường PTCS Đội Cấn thành hai đơn vị giáo dục PTCS cấp 1 Đội Cấn và PTCS cấp 2 Nguyễn Du. Đến ngày 31/03/1997 sở giáo dục và đào tạo Thành phố Thái Nguyên đổi tên trường thành trường THCS Nguyễn Du. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường Nguyễn Du đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt hoạt động giảng dạy và học tập, nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến xuất sắc tiêu biểu. Trường được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của UBND Thành phố TN, UBND tỉnh TN, tỉnh đoàn TN trong các hoạt động, các phong trào thi đua và xây dựng cơ quan đơn vị văn hoá, chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ khen thưởng. Công đoàn nhiều năm đạt liên đội mạnh, xuất sắc cấp tỉnh, được thành đoàn, tỉnh đoàn tặng bằng khen các năm 2008, 2009, 2010.
 Trường THCS có bề dày về các thành tích dạy tốt, học tốt. Trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, thầy và trò trường THCS Nguyễn Du đã vươt qua nhiều khó khăn để đạt được thành tích và kết quả như ngày hôm nay. Nhà trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh thành đạt, có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố và đặc biệt có 33 học sinh đạt giải quốc gia, trường có học sinh đi dự đại hội CNBH toàn quốc lần thứ 1 năm 1981 và họp mặt thiếu nhi nghèo vượt khó toàn quốc năm 1992. Trung bình hàng năm nhà trường đạt:
 Lên lớp thẳng: 98% - 100% trong đó:
 + Hạnh kiểm tốt: 80%, không có yếu kém
 + Học lực giỏi: 20%
 + Học lực khá: 40%
 + Học lực trung bình : 30%
 Đỗ tốt nghiệp THCS: 100%
 * Cơ cấu tổ chức nhà trường:
 Hiện nay năm học 2011 – 2012 nhà trường có 401 em học sinh, toàn trường có 11 lớp.
 * Đội ngũ giáo viên :
 Tổng số cán bộ giáo viên và nhân viên hoạt động có 33 đồng chí trong đó nữ có 30 đồng chí, 3 tổ chuyên môn ( tổ KHTN, tổ KHXH, tổ HC – VP ). Với đội ngũ cán bộ giáo viên có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng dầy đủ yêu cầu của công việc dạy học hiện đại. Hầu hết các giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
 - Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật cất của trường tương đối khang trang, trường thuộc trường đẹp của thành phố. Có đầy đủ các phòng chức năng như phòng học, phòng nhạc họa, phòng ngoại ngữ, phòng máy tính. Ngoài ra còn có máy in, máy chiếu. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng của lớp mình, nên các em chỉ phải học một ca.
 Tất cả các học sinh trong trường từ lớp 6 đến lớp 9 đều được học máy tính, và đã tham gia các sân chơi trên mạng như giải toán trên mạng và hiện nay nhà trường đang tổ chức cho các em đi thi chuyên đề Tiếng Anh ở tỉnh. Đây là thuận lợi rất lớn cho học sinh phát triển khả năng của mình và học hỏi thêm kiến thức cho mình.
 - Đặc điểm học sinh :
 + Thuận lợi: Cả trường có 401 học sinh, toàn trường có 11 lớp. Tất cả các em đi học đều đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên. Các em đều được gia đình quan tâm, chăm sóc, yêu quý, tầm nhìn và nhận thức phát triển. Hầu hết các em đều có ý thức học tập, ngoan ngoãn, ý thức kỉ luật tốt. Đội ngũ cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm cao, phần lớn các em nhiệt tình với phong trào tập thể của trường. 
 + Khó khăn: Có một số học sinh thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình chưa thật sự quan tâm, nên các em được giáo dục chưa tốt, có rất nhiều mặc cảm, điều kiện học tập chưa tốt. Các em chưa thật sự quan tâm đến việc học tập dẫn đến tình trạng rỗng kiến thức. Tinh thần tự giác học tập chưa cao, ý thức rèn luyện đạo đức và thói quen nề nếp cũng như học tập còn chậm tiến bộ. Nên trong quá trình giảng dạy thì người giáo viên phải quan tâm, giúp đỡ, uấn nắn các em để các em ngày càng tiến bộ hơn và có kết quả cao trong học tập.
 + Một số học sinh nhà xa nên việc thực hiện nội quy và các hoạt động của trường lớp còn chưa tốt.
2.2.Thực trạng về việc sử dụng phương pháp tự học môn Ngữ Văn của học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn DU.
 - Qua quan sát giờ học, qua phân tích kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trường và được dự giờ trực tiếp trên lớp, qua sự phân tích kết quả thu thập thì tình trạng tự học của các em học sinh là chưa cao. Hầu như các em đều chán nản, không thích học môn Ngữ Văn thể hiện ở việc trong lớp các em hay làm việc riêng trong giờ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các em tỏ ra thụ động với bài mới cho nên việc tiếp thu bài của các em là rất kém, các em hiểu bài lơ mơ, nên tôi thấy rằng việc tự học của các em là chưa có, kết quả học tập thấp. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số em có ý thức tự học, tích cực phát biểu xây dựng bài, hiểu bài rất nhanh nên kết quả học tập rất cao. Qua điều tra thì có số học sinh thích học chiếm 43% số học sinh thích học bình thường là 50%, còn lại có tới 7% số học sinh là không thích học. Như vậy qua kết quả nghiên cứu phiếu điều tra cho thấy các em học sinh yêu thích học tập môn Ngữ Văn chiếm cũng tương đối cao. Tuy nhiên số học sinh cảm thấy chưa có hứng thú khi học môn Ngữ Văn còn nhiều. Phần lớn các em cảm thấy kiến thức hấp dẫn, bản thân môn học cũng làm cho các em thích thú, dễ nhớ, dễ thuộc.
 Và qua phiếu điều tra tôi thấy, về việc các em đã sử dụng phương pháp gì để tự học thì hầu hết các em đều sử dụng sách giáo khoa, ngoài ra còn sử dụng thêm sách tham khảo để hỗ trợ cho việc học tập môn Ngữ Văn của mình. Nhưng các em vẫn chưa sử dụng đến phương tiện thông tin hiện đại như máy tính, tìm hiểu thêm các loại sách khác, việc sử dụng và khai thác kiến thức là trong các tài liệu chưa đúng cách. Các em vẫn chưa xác định cho mình được cách học, mục đích học tập sao cho có hiệu quả.Hầu như các em chỉ học một cách máy móc các kiến thức trong sách giáo khoa,nên kiến thức không được khắc sâu.Bên cạnh đó về nhà các em không xem lại bài, học bài và chuẩn bị bài.Nếu với tình trạng như hiện nay mà các em vẫn không có phương pháp học môn Ngữ Văn thì có lẽ tương lai với sự phát triển của đất nước các em sẽ không có khả năng tự tin khi ra ngoài xã hội. Hiện nay môn Ngữ Văn cũng đang là môn chính trong thi cử .Vậy nên cần đưa ra những phương pháp hữu ích cho các em ngày càng có hứng thú với môn Ngữ Văn hơn.
-Nguyên nhân của thực trạng : 
+Nguyên nhân khách quan: Gia đình các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình.Xã hội ngày càng tiến bộ nên kéo theo các em thích học các môn tự nhiên hơn,không chú trọng vào môn xã hội.Phương tiện thông tin đại chúng các em tiếp xúc còn chậm.Các tài liệu liên quan đến môn học chưa được nhiều và chính xác.Chương trình học của các em còn nhiều,hầu như là các bài trừu tượng đòi hỏi phải có sự tư duy và hiểu biết nhiều.
 + Nguyên nhân chủ quan : Các em hầu như có tư tưởng không thích học môn Ngữ Văn, nên thường sao nhãng trong việc học, lười biếng không chịu học hỏi, đọc nhiều,chán học cho rằng học Ngữ Văn không có gì thú vị không có gì hay cả .Các em

File đính kèm:

  • docđề tài nghiên cứu khoa học lớp 6c.doc
Giáo án liên quan