Địa lý Châu Lục

Câu 4: Tại sao ở châu Phi có nhiều núi lửa tập trung chủ yếu ở Đông Phi, còn các đảo núi lửa tập trung dọc theo bờ Tây của châu lục?

• Vào cuối Tân Sinh do sự tách dãn của phần Đông nền Nam Phi hình thành các thung lũng địa hào ở Đông Phi trong đó biển Đỏ sâu và rộng nhất. Đây là nơi vỏ Trái Đất mỏng nhất và sẽ thường xảy ra động đất đất,núi lửa. Vì thế mà châu Phi có nhiều núi lửa tập trung chủ yếu ở Đông Phi

• Nam Mỹ tách khỏi châu Phi vào khoảng giữa kỷ Jura đến Creta, dich chuyển về phía tây và các đảo núi lửa dọc theo bờ Tây châu lục cũng được hình thành trong giai đoạn này.

 

Câu 5: Trình bày các đặc điểm vị trí địa lý, hình dạng, kích thước của lãnh thổ châu Phi và phân tích ảnh hương của chúng đến sự hình thành khí hậu.

TL

• Vị trí địa lý là nhân tố quan trọng nhất

+ Lục địa Phi nằm cân xứng với đường xích đạo và nằm giữa 2 đường chí tuyến.

.Nhận được lương bức xạ lớn hàng năm (khoảng 100-200kcal/cm3) cân bằng bức xạ luôn dương.

 + Nằm trên 2 bán cầu,trong cùng 1 thời gian, điều kiện thời tiết khí hậu Bắc Phi và Nam Phi khác nhau. Giữa Bắc Phi và Nam Phi có các đới khí hậu đối xứng với nhau rõ rệt.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý Châu Lục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ CHÂU LỤC
CHÂU PHI
Câu 1: vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ châu Phi có những đặc điểm gì nổi bật? hãy phân tích làm rõ các đặc điểm đó?
TL
Đặc điểm vị trí lãnh thổ châu Phi
Châu Phi có vị trí địa lý nằm rất cân đối so với đường xích đạo,trải ra trên cả hai nửa bán cầu bắc và nam
a) tọa độ địa lý:
	+ điểm cực Bắc: 37030’B (mũi trắng)
	+ điểm cực Nam:34030’N (mũi kim ngang)
Toàn bộ lãnh thổ châu Phi nằm trên vĩ độ thấp
Trong đó 75% diện tích lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến bắc và nam. Nhờ vậy bấ kỳ điểm nào trên lãnh thổ quanh năm đều có Mặt Trời cao trên chân trời .
Vì vậy mà châu Phi nằm hoàn toàn trong đới nóng (lục địa nóng)
Tiếp giáp:
+ phía đông, tây, nam tiếp giáp với các đại dương
+ phía bắc và đông bắc tiếp giáp với Châu Âu và Châu Á. Đồng thời phân cách với 2 châu lục bởi 2 biển hẹp là Hồng Hải (biển đỏ) và Địa Trung Hải
......... châu Phi cùng với châu Á tạo thành 1 khối lục địa rộng lớn và Bắc Phi là bộ phận chịu ảnh hưởng của khối lục địa rộng lớn này.
b) đặc điểm hình dạng
Có hình dạng hình khối, kích thước lớn
Đường bờ biển ít bị chia căt (ít vịnh, biển)
Có nhiều đảo nằm gần bờ lục địa 
Có các dòng biển nóng và lạnh chảy gần bờ
........vị trí địa lý, hình dạng các biển, đại dương, các dòng biển nóng lạnh là những nhân tố quan trọng đối với sự hình thành thiên nhiên trên lục địa châu Phi.
Câu 2: nêu các đơn vị cấu trúc địa chất của châu Phi.Nền Phi được hình thành từ thời gian nào và có cấu tạo địa chất như thế nào?
TL
Có 3 đơn vị cấu trúc 
	+ nền (tiền Cambri)
	+ uốn nếp Hecxini
	+uốn nếp Tân Sinh
Thời gian hình thành của Nền Phi đến tiền Cambri
+ là 1 bộ phận của lục địa cổ Gônvana tồn tại ở bán cầu Nam từ thời Cambri đến đầu Đại Trung Sinh
+ lục địa bị tách thành nhiều mảnh,dịch chuyển theo nhiều hướng. Gồm các châu lục : Nền Phi,Nền Nam Phi,nền Ôxtraylia, nền Ấn độ,nền Acabi.
Cấu tạo địa chất 
+ đá kết tinh như: granit,gnai, và các đá phiến biến chất. Các đá này tồn tại dọc theo các đất cao ven bờ Tây Nam Phi, Ghinê Thượng,sơn nguyên Đông,Phi và ven bờ biển Đỏ
+ Nhiều vùng rộng lớn phủ trầm tích dày gồm sét, cát kết và cuội kết
VD: ở hoang mạc Xahara,bồn địa Coongcô, Calahari
Ngày nay,toàn bộ lục địa được nâng lên, các vùng bồi trầm tich nằm ngang trở thành những đồng bằng cao,cao nguyên.
Câu 3: Địa hình châu Phi có những đặc điểm gì đáng chú ý. Tại sao người ta lại nói: địa hình châu Phi chủ yếu là một bán bình nguyên khổng lồ? tại sao các địa hình các miền ven bờ châu Phi lại nâng cao hơn các vùng nội địa?
TL
a) đặc điểm địa hình Châu Phi
Địa hình châu Phi bị chia cắt yếu: Gần toàn bộ lục địa có thể xem là 1 bán bình nguyên khổng lồ.
+ độ cao trung bình khoảng 750m/mực nước biển
+ địa hình tương đối bằng phẳng
+ các sơn nguyên là những bộ phận nền cổ được nâng lên cao, đá kết tinh lộ ra và bị bào mòn lâu dài, bề mặt có có dạng lượn sóng gồm các dải đồi thấp xen các thung lũng rộng.Trên mặt các sơn nguyên nổi lên nhiều núi mặt bàn.
+ Các đồng bằng cao và cao nguyên là những vùng trước kia bị biển ngập, được bồi trầm tích dày,ngày nay được nâng cao và có bề mặt nói chung bằng phẳng
+ Các đồng bằng thấp ở châu Phi chiếm diện tích không lớn và dọc theo các vùng duyên hải
Từ 1 khối lục địa tách vỡ ra, các vùng bờ biển ở châu Phi đa số được nâng cao làm cho bờ lục địa cao hơn vùng nội địa
Địa hình bề mặt của châu Phi có sự xen kẽ của các bồn địa với cacsown nguyên và đất cao
Địa hình uốn nếp chiếm vị trí không đáng kể, chỉ có hệ thống núi Átlat và hệ thống núi Cáp là thuộc kiểu này. Ở đây núi tái sinh và núi lửa là chủ yếu.
b) Tại sao người ta lại nói: địa hình châu Phi chủ yếu là một bán bình nguyên khổng lồ. Vì:
- Cấu tạo địa chất của châu Phi chủ yếu là miền nền, được cấu tạo bởi đá kết tinh. Cho nên địa hình bị chia cắt yếu. Gần toàn bộ lục địa có thể xem là 1 bán bình nguyên khổng lồ, độ cao trung bình khoảng 750m/mực nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng
c) tại sao các địa hình các miền ven bờ châu Phi lại nâng cao hơn các vùng nội địa?
vì cấu tạo địa chất là 1 miền nền,cùng với đá kết tinh và hoạt động tách vỡ (Goonvana) dẫn đến cắt khối nền rắn chắc thành vết cắt thẳng xuống tạo cho vùng ven biển cao hơn vùng nội địa tạo cho vùng ven biển dốc đứng ,ven bờ châu Phi cao hơn vùng nội địa.
Câu 4: Tại sao ở châu Phi có nhiều núi lửa tập trung chủ yếu ở Đông Phi, còn các đảo núi lửa tập trung dọc theo bờ Tây của châu lục? 
Vào cuối Tân Sinh do sự tách dãn của phần Đông nền Nam Phi hình thành các thung lũng địa hào ở Đông Phi trong đó biển Đỏ sâu và rộng nhất. Đây là nơi vỏ Trái Đất mỏng nhất và sẽ thường xảy ra động đất đất,núi lửa. Vì thế mà châu Phi có nhiều núi lửa tập trung chủ yếu ở Đông Phi
Nam Mỹ tách khỏi châu Phi vào khoảng giữa kỷ Jura đến Creta, dich chuyển về phía tây và các đảo núi lửa dọc theo bờ Tây châu lục cũng được hình thành trong giai đoạn này.
Câu 5: Trình bày các đặc điểm vị trí địa lý, hình dạng, kích thước của lãnh thổ châu Phi và phân tích ảnh hương của chúng đến sự hình thành khí hậu.
TL
Vị trí địa lý là nhân tố quan trọng nhất 
+ Lục địa Phi nằm cân xứng với đường xích đạo và nằm giữa 2 đường chí tuyến.
........Nhận được lương bức xạ lớn hàng năm (khoảng 100-200kcal/cm3) cân bằng bức xạ luôn dương.
	+ Nằm trên 2 bán cầu,trong cùng 1 thời gian, điều kiện thời tiết khí hậu Bắc Phi và Nam Phi khác nhau. Giữa Bắc Phi và Nam Phi có các đới khí hậu đối xứng với nhau rõ rệt.
........Đại bộ phận châu Phi nằm ở trong đới nóng
Hình dạng và kích thước
+ Kích thước rộng lớn,dạng hình khối lục địa kết hợp với địa hình ven bờ được nâng cao, làm cho ảnh hưởng của biển khó xâm nhập sâu vào nội địa.có ảnh hưởng đến khí hậu
Ảnh hương của VTĐL, hình dạng và kích thước châu Phi tới khí hậu.
+ Các vùng nội địa nằm xa biển,do vậy khí hậu mang tính chất lục địa sâu sắc ở Bắc Phi.
+ Tính chất sông lớn của lãnh thổ là điều kiện thuận lợi cho sự sưởi nóng và hóa lạnh không khí theo mùa.
+ Vào mùa hạ ở mỗi bán cầu đều hình thành các vùng áp thấp
+ Vào mùa đông hạ ở mỗi bán cầu đều hình thành các vùng áp cao
Sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa giữa Bắc Phi và Nam Phi là điều kiện hình thành hoàn lưu gió mùa rộng rãi ở lục địa này.
Câu 6: Trình bày cấu tạo địa chất,địa hình của châu Phi và phân tích ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành sông ngòi và khí hậu.
TL:
Cấu tạo địa chất ở châu Phi
+ Nền cổ 
+ Uốn nếp cổ sinh
+ Uốn nếp tân sinh
......Địa hình: + Bị chia cắt yếu
	+ Bờ lục địa cao hơn bờ nội địa
	+ Xen kẽ giữa các bồn địa
	+ Núi tái sinh, núi lửa là chủ yếu
Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu (vì nó ảnh hương đén địa hình nên nó cũng ảnh hưởng đến khí hậu)
+ Nhiệt độ, lượng mưa,giảm từ xích đạo đên 2 cực
+ Nhiệt độ, lượng mưa ở sườn đón gió khác với sườn khuất gió
+ Tính chất mùa
Ảnh hưởng của địa hình tới sông ngòi:
+ Do tính chất mùa, và tính chất sườn đón gió cho nên: sông ở sườn đón gió thì nước nhiều,sông ở sườn khuất gió thì nước ít.
+ Do cấu tạo địa chất
	- Mạng lưới sông ngòi trên lục địa phát triển và phân bố không đều
	- Là châu lục nằm trong miền khí hậu nóng nên nguồn cấp nước cho các sông chủ yếu là mưa và một phần do nước mưa và một phần do nước ngầm
	- Đa số các sông ở châu Phi có nhiều thác ghềnh lớn
	- Liên quan với các đứt gãy kiến tạo lớn, ở châu Phi đã hình thành nhiều hồ kiến tạo điển hình bậc nhất thế giới.
Câu 7: Trình bày đặc điểm đới khí hậu gió mùa xích đạo và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự hình thành cảnh quan thuộc đới này.
 TL
Đặc điểm chung:nóng ẩm quanh năm chiếm 1 dải hẹp dọc theo 2 bên đường xích đạo. Trong đới này quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng, ẩm, mưa nhiều, và phân bố đều quanh năm. Biên độ nhiệt trong năm thấp, khoảng 2 – 30C
Đặc điểm riêng:gồm 2 đới Bắc và Nam nằm bao quanh lấy đới khí hậu xích đạo
Đới khí hậu gió mùa Bắc Phi:
+ Mùa mưa,lượng mưa giảm dần từ Nam lên Bắc
+ Mùa hạ nóng hơn vùng xích đạ, mùa đông thấp hơn.nhiệt độ trung bình tháng 1 không dưới 200C
Cảnh quan xavan
Đới khí hậu gió mùa Nam Phi:
+ Nhiệt độ mát hơn,nhiệt độ thấp hơn Bắc Phi
+ Độ ẩm tương đối đều quanh năm
Cảnh quan rừng gió mùa
Ảnh hưởng của khí hậu đến sự hình thành cảnh quan đới này:
Phân bố chủ yếu trong đới khí hậu gió mùa xích đạo Nam Phi. Trong năm có 1 mùa khô kéo dài từ 2 – 4 tháng, lượng mưa từ 1200 – 1600mm, hình thành kiểu rừng thưa rụng lá theo mùa.
Rừng gồm các dải rừng hành lang hoặc các khối riêng lẻ xen với các vệt xavan
Đới xavan phát triển trong dải có lượng mưa trung bình từ 300 – 1500mm
Tùy vào lượng mưa và thời gian mà mùa mưa thay đổi khác nhau, vì thế phân biệt 3 kiểu xavan: + xavan ẩm
+xavan cây bụi	
+ xavan điển hình
Động vật:
+ Đông vật ăn cỏ và động vật ăn thịt
+ Đới xavan :có rất nhiều loại chim,rắn, sâu bọ và mối
Đây là vùng có dân cư đông đúc và nông nghiệp phát triển
Câu 8:Đới khí hậu nhiệt đới Nam Phi được phân hóa thành 3 kiểu khác nhau.Hãy nêu đặc điểm của mỗi kiểu và giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
TL
Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm
Chiếm 1 dải hẹp ở phía Đông lục địa và phần nam đảo Manđagatxca
Mùa hạ mát, mùa đông nhiệt độ nóng hơn do dòng nóng Môdămbích
Biên độ nhiệt giữa 2 mùa chênh nhau không lớn
Lượng mưa trung bình từ 600 – 1000mm
=>giải thích: gió mậu dịch Đông Nam từ biển thổi vào nên có mưa rơi cả mùa đông lẫn mùa hạ
b) Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa
Chiếm toàn bộ bồn địa Carahari và các đất cao xung quanh
Lượng mưa giảm chỉ còn khoảng 250 – 500mm
=>giải thích: Do không khí biển vào sâu nội địa bị biến tích nên lượng mưa giảm dần
c) Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: chiếm 1 dải hẹp dọc theo bờ phía Tây Nam Phi
Mưa giảm dần từ biển vào lục địa thì gây khô hết mưa
Xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt,hoạt đông đối lưu ngừng trệ nên mưa rất hiếm, độ ẩm không khí nhiều lúc cao, có sương mù dày
Mùa hạ mát, mùa đông lạnh
Lượng mưa trung bình năm ít khi vượt quá 100mm trong đó có nhiều nơi chỉ vài chục mm/năm
giải thích: Do Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng lạnh Benghela, gió mậu dịch Tây Nam từ biển thổi vào, khi do dòng lạnh hơi nước bị ngưng tụ và gây mưa ngay trên biển. Khi vào lục địa thì gây khô không mưa, do ảnh hưởng của dòng lạnh =>xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt
Câu 9: Hãy cho biết cảnh quan xavan ở Châu Phi được hình thành trong điều kiện khí hậu nào? Đặc điểm về giới thực vật và động vật của đới cảnh quan này.
TL
Cảnh quan xavan được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Đặc điểm
Thực vật:
 + Mùa khô kéo dài, cây gỗ ưa ẩm không phát triển được, nhường chỗ cho các đồng cỏ và cây bụi ưa khô.
 Tùy theo lượng mưa và thời gian mà mùa khô thay đổi khác nhau =>phân các kiểu: xavan ẩm, xavan điển hình và xavan cây bụi gai. Thay đổi từ gần xích đạo đến dải sát với hoang mạc xahara.
+ Mùa mưa: cây cỏ phát triển xanh tươi đến mùa khô cỏ cây tàn lụi, cây cối rụng lá
Động vật:
+ Mùa khô: các loài động vật di chuyển đến các vùng ẩm để tìm thức ăn 
+ Có nhiều loài chim, thú, động vật phong phú, chủ yếu là động vật ăn thịt và ăn cỏ.
Câu 10: Hãy cho biết tình hình dân số và thành phần chủng tộc của cư dân châu Phi.
TL: 
Tình hình dân số
Châu Phi là châu lục đứng thứ 3 trên TG về dân số chỉ sau Châu Á và Châu Mĩ 
Dân số là: 861,2 tr người ( chiếm 20,4% tổng S trên Trái Đất)
Mật độ dân số phân bố không đều: trung bình 28 người/km2
+ Dân cư thưa thớt ở các vùng núi cao hiểm trở , khí hậu khô nóng khắc nghiệt, các vùng đầm lầy ẩm thấp ngập nước kéo dài => mật độ không quá 1ng/km2
+ Các vùng đồng bằng, chân núi ven biển dọc thung lũng sông ,sơn nguyên bằng phẳng dân cư tập chung đông đúc =>mật độ trung bình 10 – 100 người trở lên
Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao ( 2,4% năm 2003)
Thành phần chủng tộc
Theo phân loại của Chêbocxarốp loài người/ TG thuộc 3 chủng tộc 
+ Nêgrôit – Ôxtraliot hay Phi – Oxtrâylia
+Ơrôpeoit hay Âu – Á
+Môgôloit hay Á – Mĩ
Dựa vào sự phân loại dân cư châu Phi về mặt chủng tộc thuộc 3 đặc trưng chính:
+ Ơrôpeoit: da ngăm đen,tóc với mắt đen,tai dài, mũi cao và hẹp
+ Nêgrôit: da đen,tóc ngắn, xoăn đen.
+Môgôloit: người da vàng
Câu 11: Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế châu Phi. Thách thức và triển vọng của nền kinh tế lục địa này trong những năm đầu thế kỷ XXI. Vấn đề nào sẽ là quan trọng hàng đầu mà châu Phi phải giải quyết để phát triển.
TL:
h tế châu PhĐặc điểm chủ yếu của nền kinh tế châu Phi
Những năm trước đây
+ Các nước tư bản nắm các ngành kinh tế, chủ yếu là khai thác bóc lột nguồn tài nguyên khoáng sản và nông sản nhiệt đới.
+ Nông nghiệp là ngành chủ yếu (trồng cây công nghiệp), công nghiệp chỉ có khai thác khoáng sản, vắng mặt những ngành công nghiệp nặng
+ Trình độ kỹ thuật thấp kém, năng suất không cao
+ Nền kinh tế lạc hậu, thu nhập thấp, nạn đói suy dinh dưỡng triền miên.
Những năm cuối thế kỷ 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
+ Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu của nhiều nước.
+ Xã hội nhiều ngành công nghiệp mới 
+ Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
+ Đẩy mạnh cải cách kinh tế, tự do hóa mậu dịch, giảm đói nghèo 
+ Tăng cường hợp tác nội bộ và khu vực toàn cầu
Thách thức :
cần duy trì hòa bình,ổn định để phát triển
giải quyết các vấn đề xung đột vũ trang, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, nạn đói trầm trọng do hậu quả của thiên tai, nội chiến, tham nhũng, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tuổi thọ thấp, y tế, giáo dục quản lí kém.
Triển vọng
Lục địa nhiều tiềm năng
Yếu tố xã hội thuận lợi
Câu 12: Vì sao nói Ai Cập là món quà của sông Nin? Chứng minh điều này qua đặc điểm tự nhiên
TL:
Địa hình chủ yếu là các cao nguyên thấp và bằng phẳng
Gần 2/3 lãnh thổ phía Tây là cao nguyên hoang mạc Libi
Dọc theo bờ biển Đỏ là dãy Etbai. Nằm giữa 2 cao nguyên là thung lũng sông Nin rộng lớn tư 1 - 2 km đến 25km, kéo dài từ N lên B hơn 120km. Phía B thung lũng chuyển thành đồng bằng châu thổ rộng và bằng phẳng. Đây là nơi có đất phù sa màu mỡ, đủ nước.
Phía dưới Atxuan sông mở rộng thung lũng Caro bắt đầu chia thanh nhiều nhánh và bồi tụ phù sa tạo thành đồng bằng châu thổ rông 2400km.
Sông Nin có lượng nước lớn.
Chảy giữa thung lũng sông Nin thực chất là 1 ốc đảo lớn, 1 thiên đường của dân cư hoang mạc
Các ruộng vườn dọc theo thung lũng sông Nin được bồi phù sa màu mỡ, đủ nhiệt,ánh sáng, nguồn nước phong phú.....rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Ai Cập đã xây dựng đập thủy điện nhằm phục vụ cho việc tưới tiêu, sử dụng điện và cải thiện giao thông trên sông.
CHÂU ÂU
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chính về vị trí địa lý,địa hình của châu Âu và phân tích ảnh hưởng của chúng đối với sự hình thành khí hậu.
TL:
Vị trí địa lí:
Châu Âu nằm ở phía Tây lục địa Á – ÂU và đại bộ phận nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
Tọa độ địa lý 
+ Cực Bắc 71008’ B – Mũi Noockin
+ Cực Nam 360 B – Mũi marôki
+ Cực Tây 9032’ T – Mũi Rôca
+ Cực Đông 67020’ – Chân núi phía Đông vùng Bắc Uran
Ảnh hưởng: nằm ở vĩ độ cận cực và ôn đới.
Địa hình: 
Đặc điểm chính
+ Địa hình đồng bằng và đất thấp chiếm ưu thế phân bố chủ yếu ở phía Đông lục địa bao gồm: đồng bằng Nga – Đức – Balan
+Các núi và đồng bằng châu Âu chạy theo 2 hướng chủ yếu:hướng Tây – Đông hoặc gần với Tây Đông, các đồng bằng và núi thấp tập chung thành 1 dải nằm giữa các dãy núi Bắc Âu và Nam Âu => tạo thành hành lang Đông Tây. Hướng Bắc Nam hoặc gần với hướng Bắc Nam, có dãy uran làm thành ranh giới tự nhiên phía Đông của châu lục.
+ Các núi trẻ và cao nguyên tập chung ở Nam Âu, trong đó đỉnh núi cao châu lục là Mông Blăng nằm trong dãy Ampơ, đây là nơi băng hà phát triển,cũng là khu vực thường có động đất, núi lửa hoạt động. => Cấu tạo địa hình nhìn chung đơn giản 
Ảnh hưởng
Do châu Âu nằm ở bờ Tây lục địa và trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn đới, trong năm thường chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và gió tây ôn đới hoạt đông quanh năm. Gió Tây thổi từ biển vào, lãnh thổ bị chia cắt mạnh làm hơi nước từ biển dễ dàng xâm nhập sâu vào trong đất liền.
Cấu tạo địa hình lãnh thổ cũng làm tăng hiệu lực hoạt động của gió Tây. Dải đồng bằng và núi đồi thấp nằm giữa các dãy núi cao ở Bắc và Nam châu Âu làm không khí ôn đới hải dương dễ xâm nhập sâu vào nội địa cho đến giới hạn phía đông của lãnh thổ.
Mặt khác các vùng đón gió tạo ra những vùng mưa lớn trên lục địa. Trên các núi cao điều kiện khí hậu thay đổi theo đai cao
Câu 2: Trình bày các đơn vị cấu trúc địa chất của châu Âu và phân tích ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành địa hình trên lãnh thổ
TL
đơn vị cấu trúc địa chất của châu Âu: gồm 3 đơn vị cấu trúc kiến tạo lớn:
Nền Đông Âu:
+ Được hình thành sớm nhất ( thời tiền Cambri) chiếm toàn bộ khu vực đồng bằng Đông Âu vùng biển Bantich và phần lớn bán đảo Xcamđinavi.
+ Được cấu tạo bởi đá kết tinh và biến chất
+ Trong quá trình phát triển vùng nền bị lún xuống, biển ngập và bồi trầm tích
Cấu trúc cổ sinh: hình thành trong chu kỳ tạo núi Canlêđôni và Hecxi
+ Hình thành các cấu trúc uốn nếp vùng núi Xcanđinavi
+ Hình thành các nếp uốn vùng núi Uran, Tây Xibia, các vùng núi Trung Âu và trung tâm bán đảo Ibêrích hay Pirênê
Cấu trúc Tân sinh:hình thành trong giai đoạn núi Tân sinh:
+ Nửa đầu Tân sinh: hình thành các nếp uốn
+ Nửa sau Tân sinh: xảy ra các vận động nâng lên các dãy núi cao và hiện tượng sụt lún.
+ Hình thành các nếp uốn phát triển trên 1 S rộng kéo dài từ dãy Atlat ở Tây và Bắc Phi qua Nam Âu, đến Nam Á và Đông Nam Á
+ Là sự gặp gỡ va chạm của 2 mảng vỏ lục địa Phi và Á – Âu làm trầm tích lắng đọng trong biển Teetit bị uốn nếp,vò nhàu tạo ra hệ thống núi uốn nếp Ampơ – Himalaya
ảnh hưởng của chúng đến sự hình thành địa hình trên lãnh thổ:
Phần lớn vùng nền bị lún xuống, biển ngập và bồi trầm tích.Các bộ phận lún xuống có sự xen kẽ của các máng nền với các vồng nền.
+ Các máng nền là những vùng lún xuống mạnh bồi trầm tích dày, còn các vồng nền về sau được nâng mạnh hơn
Vào cuối Cổ sinh, do kết quả của chu kỳ tạo núi này mà trên lục địa Á – Âu ngày nay đã hình thành 1 lục địa rông lớn kéo dài từ Đông Á tới Tây Âu được các nhà địa chất gọi là lục địa Loorraxia.
Các chuyển động Tân kiến tạo gây nên các đứt gãy, đổ xụp lớn, mà kết quả là các hoạt động núi lửa và đông đất còn tiếp diễn cho đến ngày nay
Câu 3:Phân tích vai trò 

File đính kèm:

  • docdia ly chau luc.doc
Giáo án liên quan