Đề trắc nghiệm khảo sát chất lượng sau đợt nghỉ dịch covid-19 môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Thành

ĐỀ BÀI

Em hãy chọn đáp án đúng nhất và viết vào bài làm của mình:

Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là

A. phân tích tư tưởng, chủ đề và nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

B. bình luận cái hay, cái đẹp được phản ánh trong tác phẩm.

C. trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

D. chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tài và chủ đề.

Câu 2: Đọc câu ca dao sau và xác định nghệ thuật được sử dụng trong đó:

 “Anh em như chân với tay

 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

A. Điệp ngữ B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh

Câu 3: Trong câu: “Nhà bạn có bao nhiêu người? ”, đại từ “bao nhiêu” dùng để:

A. Chỉ về người B. Chỉ về lượng

C. Hỏi về người D. Hỏi về hoạt động tính chất.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm khảo sát chất lượng sau đợt nghỉ dịch covid-19 môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS XUÂN THÀNH 	 ĐỀ TRẮC NGHIỆM
	KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SAU ĐỢT NGHỈ DỊCH COVID-19
Mã đề: V703 	Năm học 2019-2020
	Môn: NGỮ VĂN LỚP 7
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Em hãy chọn đáp án đúng nhất và viết vào bài làm của mình:
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là
A. phân tích tư tưởng, chủ đề và nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
B. bình luận cái hay, cái đẹp được phản ánh trong tác phẩm.
C. trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
D. chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tài và chủ đề.
Câu 2: Đọc câu ca dao sau và xác định nghệ thuật được sử dụng trong đó:
 	 “Anh em như chân với tay
	Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
A. Điệp ngữ B. Ẩn dụ	C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 3: Trong câu: “Nhà bạn có bao nhiêu người? ”, đại từ “bao nhiêu” dùng để:
A. Chỉ về người 	B. Chỉ về lượng
C. Hỏi về người 	D. Hỏi về hoạt động tính chất.
Câu 4: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến tất cả mọi người? 
A. Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến con cái.
B. Ca ngợi tình cảm trong sáng của hai anh em Thành và Thuỷ vô cùng yêu thương nhau.
C. Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình chia li.
D. Khẳng định tình cảm gia đình là vô cùng quý, các bậc cha mẹ phải trân trọng và giữ gìn hạnh phúc.
Câu 5: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
C. Được viết bằng thơ.
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Câu 6: Xác định thành ngữ Hán Việt trong các thành ngữ sau?
A. Ngày lành tháng tốt. 	C. Bách chiến bách thắng.
B. Một nắng hai sương. 	D. Lời ăn tiếng nói.
Câu 7: Hãy cho biết nghĩa của thành ngữ “Cù lao chín chữ ” trong câu sau là gì?
 	 	“Núi cao biển rộng mênh mông 
 	 	 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
A. Nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
B. Nói về công lao cha mẹ to lớn như trời cao biển rộng.
C. Nói đến tình cảm cha mẹ vô cùng yêu thương con.
D. Nói đến lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, vâng lời cha mẹ.
Câu 8: Trong các dòng sau đây, dòng nào nêu đúng khái niệm thành ngữ?
A.Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
B.Thành ngữ là loại cụm từ có vần, có điệu biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
C. Thành ngữ là một tổ hợp từ có danh từ hoặc tính từ làm trung tâm.
D. Thành ngữ là một kết cấu chủ vị, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 9: Hãy đọc câu sau đây: “Đi đâu mà vội mà vàng, không cẩn thận, để xô cả vào người khác thế này ?” và cho biết cụm từ in đậm có thể được thay bằng thành ngữ nào?
A. Chân ướt chân ráo 	B. Mắt nhắm mắt mở
C. Đi guốc trong bụng 	D. Có đi có lại 
Câu 10: Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau?
	Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
	Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
	Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
	Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
	(Đặng Trần Côn)
A. Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ cách quãng. 
B. Điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp.
C. Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ chuyển tiếp.
D. Điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ nối tiếp.
Câu 11: Em hãy cho biết câu văn nào không chứa yếu tố biểu cảm?
A. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...
B. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược[...].
C. Que kẹo mầm tuổi thơ...Mẹ ơi...Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.
D. (hải đường) rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.
Câu 12: Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời, thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa?
 	“Thương thay thân phận con tằm
 	 Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”.
A. Những cuộc đời nô lệ, suốt đời bị bóc lột sức lao động.
B. Những thân phận nhỏ nhoi vất vả, khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ.
C. Những cuộc đời lận đận, phiêu bạt tha phương để kiếm sống.
D. Thân phận thấp cổ bé họng với nổi khổ nỗi đau oan trái suốt đời.
Câu 13: Bài thơ “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ:
A. Lục bát 	B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt 	D. Thất ngôn bát cú
Câu 14: Cho biết dạng điệp ngữ nào được sử dụng trong khổ thơ sau: 
	“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
	 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 	 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
	 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
 (Trích “Chinh phụ ngâm khúc”)
A. Điệp ngữ nối tiếp. 	B. Điệp ngữ cách quãng.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp.	D. Điệp ngữ chuyển tiếp và điệp ngữ nối tiếp.
Câu 15: Văn bản “Cổng trường mở ra”(Lí Lan) viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường thật nhộn nhịp, phụ huynh phấn khởi đưa con vào trường học.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ thành người hữu ích cho xã hội.
C. Kể về tâm trạng của chú bé trong ngày khai trường vừa náo nức, vừa lo sợ trước cảnh trường mới lạ.
D. Tái hiện những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.
Câu 16: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
A. Là khúc ca khải hoàn.	B. Là hồi kèn xung trận.
C. Là áng thiên cổ hùng văn.	D. Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 17: Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền, không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, không kẻ thù nào dám xâm lăng.
C. Nước Nam là một nước có nền văn hiến tốt đẹp từ lâu đời.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng, nhất định sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. 
Câu 18: Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “từ trần, mai táng”trong câu:
“Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.”
A. Tạo sắc thái trang trọng. B. Tạo sắc thái cổ 
C. Tạo sắc thái tao nhã. D. Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ 
Câu 19: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
 	Non cao tuổi vẫn chưa già
 	Non sao..nước, nước mà..non 
A. Xa – gần 	B. Trên – dưới 	C. Nhớ - quên	D. Cao - thấp
Câu 20: Đề văn nào sau đây không phải là đề văn biểu cảm?
A. Vui buồn tuổi thơ.	B. Loài cây em yêu.
C. Quang cảnh ngày khai giảng ở trường em.	D. Cô giáo - mẹ hiền của em
Câu 21: Tâm trạng của tác giả trong bài “Qua Đèo Ngang” là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Câu 22: Hãy cho biết từ láy “man mác” trong câu thơ sau có sắc thái ý nghĩa như thế nào ?
 	Buồn trông ngọn nước mới sa 
 	 Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
 (Nguyễn Du)
 A. Sắc thái trang trọng.	B. Sắc thái biểu cảm.
 C. Sắc thái giảm nhẹ.	D. Sắc thái nhấn mạnh.
Câu 23: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, người ta thường làm như thế nào?
A. Dùng phương thức lập luận để xác định rõ đối tượng biểu cảm.
B. Dùng phương thức tự sự để kể thật chi tiết những gì xảy ra với đối tượng biểu cảm.
C. Dùng phương thức miêu tả để tả thật cụ thể, tỉ mỉ, làm cho người đọc hình dung ra đối tượng biểu cảm.
D. Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Câu 24: Xác định từ láy trong những từ sau đây :
A. Đằng đông B. Sáng sớm	C. Thơm tho D. Đây đó.
Câu 25: Em hãy cho biết vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao sau là vẻ đẹp như thế nào?
	“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
	 Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
 	Thân em như chẽn lúa đòng đòng
	 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
A. Rực rỡ và quyến rũ.	B. Trong sáng và hồn nhiên.
C. Trẻ trung và đầy sức sống.	D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
--------------------- Hết----------------------
Bài làm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Đáp án
Câu
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Đáp án

File đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_khao_sat_chat_luong_sau_dot_nghi_dich_covid_1.docx