Đề thi và đáp án kỳ thi học sinh giỏi trường – Ngữ văn 8
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG – NGỮ VĂN 8 - NĂM 2013- 2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. ( 4 điểm )
a, Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (0,25 điểm)
b, Các trường từ vựng :
- Vật dụng : giấy, mực , nghiên (0,25 điểm).
- Tình cảm : buồn, sầu (0,25 điểm).
- Màu sắc : đỏ, thắm (0,25 điểm).
Trường THCS Hoàng Hoa Thám Tổ Ngữ Văn – Mĩ Thuật ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG – NGỮ VĂN 8 - NĂM 2013- 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau : “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu .” (Ông đồ – Vũ Đình Liên) a, Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b, Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng. Câu 2: (6 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói sau: Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ”( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Trường THCS Hoàng Hoa Thám Tổ Ngữ Văn – Mĩ Thuật ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG – NGỮ VĂN 8 - NĂM 2013- 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. ( 4 điểm ) a, Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (0,25 điểm) b, Các trường từ vựng : Vật dụng : giấy, mực , nghiên (0,25 điểm). Tình cảm : buồn, sầu (0,25 điểm). Màu sắc : đỏ, thắm (0,25 điểm). c, Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu). (1,0 điểm). Phân tích có các ý : (2,0 điểm). Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố , người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán. Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng Quá trình phân tích HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích. Câu 2: (6 điểm) - Giải thích ý nghĩa câu nói: .(1 điểm) Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp - Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề: (2 điểm) + Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời... + Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó. + Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống. + Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác. - Nêu dẫn chứng minh họa: (2 điểm) + Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo. + Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng + Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin, + Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tên sống với tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội....không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. - Nhận thức hành động đúng cần có: .(1 điểm) Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác. Câu 2. (10 điểm) 1, Mở bài : Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1,5 đ) Thân bài: a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng . * Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : - Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế ( 1đ - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . ( 1 điểm ) * Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở : - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). ( 1 điểm ) - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng ( 1 điểm ) b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng : * Chị Dậu: Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. ( 1điểm ) * Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. ( 1điểm ) c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất ( 1điểm ) 3, Kết bài : Khẳng định lại vấn đề. ( 1,5 điểm )
File đính kèm:
- Bai_2_Tu_muon_20150725_030016.doc