Đề thi và đáp án cho kì thi THPT quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn

PHẦN I. Đọc hiểu ( 3 điểm ) :

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4 ) :

 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

 Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Êch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào trong văn học dân gian ? ĐT1

Câu 2 : Khi sống dưới giếng ếch có hành động, thái độ như thế nào ? Khi lên bờ ếch như thế nào ? Kết quả ?

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi và đáp án cho kì thi THPT quốc gia năm 2015 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CHO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ( ĐỀ 1 )
PHẦN I. Đọc hiểu ( 3 điểm ) 
 1. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4 ) :
 “ Tại Thế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dự cuộc thi chạy 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giành chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé :
Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
 Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhau sánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.
 Câu chuyện này đã lan truyền qua mỗi kì Thế vận hội về sau.”
 ( Báo Thể thao )
Câu 1 : Khi cậu bé khóc, những vận động viên kia đã làm gì ? ĐT1
Câu 2 : Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích ? ĐT1 
Câu 3 : Nêu chủ đề của đoạn trích ? ĐT1
Câu 4 ; Từ câu chuyện trên, anh ( chị ) hãy viết khoảng 3 đến 4 câu bình luận về chiến thắng ( 0,5đ )
2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 5 đến câu 8 ) :
“ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
 Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi kiếm mồi
 Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
 Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. ”
Câu 5 : Bài ca dao có những hình ảnh nào ? Các hình ảnh đó được khắc họa như thế nào?ĐT1 
Câu 6 : Các hình ảnh trong bài ca dao có những đặc điểm chung nào ? ĐT1
Câu 7 : Tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của những phép tu từ đó ? ĐT1
Câu 8 : Nêu chủ đề của bài ca dao ? ĐT1
PHẦN II. Làm văn ( 7,0 điểm )
Câu 1 ( 3,0 đ ): 
 Suy nghĩ của anh/chị trước vấn đề bạo lực học đường hiện nay ?
 Hãy viết một bài văn ( khoảng 600 chữ ) 
( ĐT1 biết trình bày đủ 3 phần MB- TB – KB và thể hiện được nhận thức của cá nhân với một bài nghị luận xã hội )
Câu 2 ( 4,0 đ ) : 
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau :
“ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ „
 ( Tây Tiến – Quang Dũng, sách Ngữ văn 12 tập một, NXB Giao dục Việt Nam, 2012 )
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
 Nhớ sao lớp học i tờ
 Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan ”
 ( Việt Bắc – Tố Hữu, sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giao dục Việt Nam, 2012 )
( ĐT1 biết trình bày đủ 3 phần MB- TB – KB và chỉ ra được sự giống và khác nhâu giữa hai nhân vật Tnú và Việt trong bài văn nghị luận văn học )
 ĐÁP ÁN
 PHẦN I. Đọc hiểu ( 3,0đ ):
 Câu 1 : Khi cậu bé khóc, tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại cùng cậu bé, khoác tay nhau sánh vai về đích
Điểm 0,25 : Nêu được những ý trên
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2 : Đặt nhan đề ( Tình yêu thương – Tình đồng đội – Tình người )
Điểm 0,25 : Trả lời như trên
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3: Chủ đề của đoạn trích (Tình đồng đội, tình yêu thương giữa những con người )
Điểm 0,5 : Trả lời theo cách trên
Điểm 0,25 : Trả lời chung chung chưa thật rõ ý
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4 : Cần viết được đoạn văn bình luận với các ý sau ( Chiến thắng không phải là vượt lên trên người khác, về đích trước trong những cuộc đua, chiến thắng sự ích kỉ hẹp hòi của bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất, tình yêu thương giữa con người sẽ là điều kì diệu nhất để làm nên chiến thắng )
Điểm 0,5 : Trả lời theo các ý trên
Điểm 0,25 : Viết chung chung chưa thật ró ý
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 5 : Bài ca dao có những hình ảnh sau : Con tằm, con kiến, con hạc, con quốcđược khắc họa qua những hành động hàng ngày của chúng ( tằm nhả tơ – kiến tha mồi – chim hạc bay – quốc kêu )
Điểm 0,25 : Trả lời theo cách trên
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6 : Điểm chung ở các con vật này là nhỏ bé, yếu ớt, nhưng chăm chỉ và cần mẫn.
Điểm 0,25 : Trả lời theo ý trên
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7 : Những biện pháp tu từ là Điệp ngữ ( thương thay ) và Ẩn dụ ( hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ siêng năng tượng trưng cho những người dân lao động nghèo khổ, thấp cổ bé họng chịu nhiều áp bức bất công, bị bóc lột trong xã hội cũ )
Tác dụng : Nhấn mạnh, xót thương cho những người lao động nghèo trong xã hội cũ bất hạnh phải chịu nhiều áp bức bất công 
Điểm 0,5 : Trả lời đúng những ý trên
Điểm 0,25 : Trả lời chung chung chưa thật rõ ý.
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8 : Chủ đề bài ca dao ( Nỗi khổ, thân phận của người lao động trong xã hội cũ )
- Điểm 0,5 : Trả lời đúng những ý trên
Điểm 0,25 : Trả lời chung chung chưa thật rõ ý.
Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
PHẦN II : Làm văn ( 7,0 đ )
Câu 1 ( 3,0 đ ):
MB : Nêu được vấn đề nghị luận ( Bạo lực học đường ) 0,25đ
TB : 
+ Giai thích : Là hành vi thô bạo, tàn nhẫn, trấn áp người khác, gây tổn thương cho con người trong phạm vi trường học dưới 2 hình thức ( bạo lực thể xác + tinh thần ) 0,5đ
+ Thực trạng : 0,5đ
Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, trở thành vấn nạn của xã hội, diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp :
. Đánh đập làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực
. Xúc phạm, lăng mạ xỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần qua lời nói
. Một bộ phận nhỏ coi đó là thú vui
+ Nguyên nhân : 0,5đ
. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, sai lệch về quan điểm sống.
. Có những căn bệnh về tâm lí
. Anh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống hoặc phim ảnh.
.Thiếu sự dạy bảo của gia đình
. Sự giáo dục của nhà trường nặng về dạy văn hóa mà chưa chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh
. Xã hội chưa quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp triệt để, đồng bộ
+ Hậu quả : 0,5đ
. Với nạn nhân ; tổn thương về tinh thần, thể xác, gây tâm lí nặng nề ảnh hưởng tới cuộc sống, học tập, tạo tâm lí bất ổn, hoang mang, lo lắng.
. Với xã hội ; Làm biến thái môi trường giáo dục, môi trường xã hội
. Với người gây ra hành vi bạo lực : Phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác, làm hỏng tương lai của chính mình, bị mọi người xa lánh, căm ghét.
+ Giai pháp : 0,5đ
. Cần có nhứng giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
. Tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, vươn lên những giá trị chân, thiện, mĩ.
- KB : Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan hệ sống tốt đẹp, đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường. 0,25đ
 2. Câu 2 ( 4,0 đ )
- MB : Nêu được vấn đề nghị luận ( vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu ) 0,5 đ 
- TB :
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ :
. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến : Cần làm nổi bật những kỉ niệm về tình quân dân qua nỗi nhớ những đêm liên hoan văn nghệ ở doanh trại sau những cuộc hành quân vất vả 
( Động từ “ bừng “ : bừng ánh sáng, bừng niềm vui. “ Hội đuốc hoa ”: không khí của đêm hội náo nức. Những cô gái váy áo rực rỡ trong những điệu múa tình tứ, e ấp làm say đắm lòng người. Âm thanh tiếng khèn tiếng nhạc bay bổng rộn rã Những chàng lính trẻ ngạc nhiên mê say, xây đắp hồn thơ về ngày mai chiến thắng. Bút pháp lãng mạn hào hoa) 0,75 đ 
. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc : Cần làm nổi bật hình ảnh con người và cuộc sống sinh hoạt ở Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng 
( Hình ảnh người mẹ Việt Bắc địu con lên rẫy vất vả, tảo tần, chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng con, mang vẻ đẹp chung của người mẹ Việt Nam xưa nay. Lớp học bình dân học vụ với âm thanh “ i tờ ” thắm tình quân dân cá nước, những buổi liên hoan văn nghệ với tiếng “ ca vang núi đèo ” giữa những ánh đuốc rực sáng.. xua đi tăm tối, vất vả ) 0,75 đ 
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ :
. Sự tương đồng : Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó giữa quân và dân. 0,5 đ
. Sự khác biệt : 
 Con người miền Tây là những cô gái Thái – Lào mang vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ, những chàng lính trẻ với tâm hồn mộng mơ được thể hiện qua bút pháp lãng mạn và thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại 0,5 đ
 Con người Việt Bắc hiện lên qua hình ảnh người mẹ Việt Bắc vất vả tảo tần, người cán bộ cách mạng với lớp học bình dân học vụ và đêm liên hoan văn nghệ được thể hiện qua bút pháp hiện thực và thể thơ lục bát giàu tính dân tộc 0,5 đ
- KB : Đánh giá chung 0,5 đ
 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CHO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ( ĐỀ 2 )
PHẦN I. Đọc hiểu ( 3 điểm ) :
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4 ) :
 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Êch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào trong văn học dân gian ? ĐT1
Câu 2 : Khi sống dưới giếng ếch có hành động, thái độ như thế nào ? Khi lên bờ ếch như thế nào ? Kết quả ? ĐT1
Câu 3 : Êch, giếng, bầu trời tượng trưng cho những gì ? ĐT1
Câu 4 ; Câu chuyện trên để lại cho anh/chị bài học gì ?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 5 đến câu 8 ):
 “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
 (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013)
Câu 5 : Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? ĐT1
Câu 6 : Cảnh được miêu tả qua những âm thanh, hình ảnh nào ? ĐT1
Câu 7 : Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? ĐT1
Câu 8 : Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó? 
PHẦN II. Làm văn ( 7,0 điểm )
Câu 1 (3 điểm)
 Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.’
( ĐT1 biết trình bày đủ 3 phần MB- TB – KB và thể hiện được nhận thức của cá nhân với một bài nghị luận xã hội )
Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu 2 (4,0 điểm) : 
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Tnú (Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình  - Nguyễn Thi).
( ĐT1 biết trình bày đủ 3 phần MB- TB – KB và chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa hai nhân vật Tnú và Việt trong bài văn nghị luận văn học )
ĐÁP ÁN
PHẦN I. Đọc hiểu ( 3,0đ ):
Câu 1 : Văn bản thuộc loại truyện ngụ ngôn 0,25 đ
Câu 2 : Êch cất tiếng kêu vang làm các con vật khác hoảng sợ và thấy trời chỉ là cái vung con còn mình là chúa tể. Khi lên bờ nó nhâng nháo nhìn trời không thèm để ý xung quanh . Kết quả ếch bị trâu giẫm bẹp 0,25 đ 
Câu 3 : Êch tượng trưng cho kiểu người tự cao tự đại, giếng và bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người. 0,5 đ
Câu 4 : Câu chuyện để lại bài học : Không nên tự cao tự đại và giá trị của sự hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại con người. Sự hiểu biết của con người là hữu hạn. Trong cuộc sống phải luôn biết học hỏi và khiêm nhường. 0,5 đ
Câu 5 : Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả 
 0,25 đ
Câu 6 : Âm thanh ( tiếng trống thu không ) hình ảnh ( phương tây đỏ rực, mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại ) 0,25 đ
Câu 7 : Nội dung chủ yếu của đoạn văn (tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn ) 0,25 đ
Câu 8 : Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”; “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” 0,25 đ
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh thiên nhiên ở miền quê báo hiệu một ngày tàn và tạo chất thơ cho tác phẩm 0,5 đ
PHẦN II : Làm văn ( 7,0 đ )
Câu 1 ( 3,0 đ ):
 - MB : Nêu được vấn đề nghị luận ( biết tự khẳng định mình ) 0.25 đ
 - TB :
+ Giai thích : Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không gian cũng như trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động riêng của mình. Ở các thời đại và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí tưởng không giống nhau 0.5 đ
 + Phân tích, chứng minh, bàn luận :
 . Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con người, khiến con người dễ sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc. 0,5 đ
 . Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất xứng đáng, đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thể khiến cộng đồng phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và đúng đắn. Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng nghĩa. 0,5 đ
 . Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của cuộc sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền với những kế hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực, trọng thực chất và hiệu quả 0,5 đ
. Phê phán những người sống yếu đuối, không dám khẳng định mình hoặc tự khẳng định mình một cách lệch lạc 0,5 đ
- KB : Rút ra bài học cho bản thân 0,25 đ
Câu 2 ( 4 điểm ) : 
 - MB : Gioi thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, hai nhân vật Tnú và Việt 0,5 đ
 - TB :
+ Giống : 
. Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: 
Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu). 
Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình). 0,5 đ
. Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: 
Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay.
 Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. 0,5 đ
 . Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. 
Tnú tham gia du kích, lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, 
Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. 0,5 đ
. Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. 0,5 đ
+ Khác : 
. Tnú là người Tây Nguyên, mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô man nuôi lớn, đã có gia đình, tình đồng đội, đồng chí trở thành tình yêu, từ một du kích trở thành anh giải phóng quân 0,25 đ
. Việt: Cha mẹ bị giặc giết, tự nguyện tòng quân đi giết giặc khi chưa đủ tuổi, tính tình vừa mang nét người lớn vừa mang nét trẻ con 0,25 đ
 + Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 0,5 đ
- KB : Đánh giá chung ( Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.) 0,5 đ 
 MA TRẬN
 Mức 
 Độ
Chủ 
Đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp 
cao
I. Đọc hiểu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II.Làm văn nghị luận xã hội
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
1,0
10 %
..
1,0
10 %
2
1,0
10 %
..
1,0
10 %
2
1,0
10 %
..
1
1,0
10 %
..
8
3,0
30 %
1
3,0
30 %
II. Làm văn nghị luận văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1,0
10 %
1,0
10 %
1
1,0
10 %
1,0
10 %
1
4,0
40 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
3,0
30 %
1
3,0
30 %
1
3,0
30 %
1,0
10 %
3
10,0
100%

File đính kèm:

  • docde_thi_20150725_040829.doc