Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thái Thịnh (Có đáp án)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Cho khổ thơ:

 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

 Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

b. Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Hãy chỉ rõ.

c. Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên?

Phần 2:

Câu 1 (2.0 điểm)

Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

 Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thái Thịnh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIỚI THIỆU
---------------
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi gồm: 02 trang)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Cho khổ thơ: 
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Hãy chỉ rõ.
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên?
Phần 2:
Câu 1 (2.0 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Trích)
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khỏi đen vật vở từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cử đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cửa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quả chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng, Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi, Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khóa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đông hồ. Không có gió, Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lừa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom..
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ.  Một thứ tiếng kì quái, đến vàng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo, Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
(Lê Minh Khuê, theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2017, tr. 117-118)
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó lí giải ngắn gọn vì sao chuyện kể về những cô gái thanh niên xung phong được đặt tên là Những ngôi sao xa xôi.
-------------------- Hết -------------------
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN THI: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm : 03 trang
Phần 1. (3,0 điểm)
a. Học sinh trả lời đúng được:
- Bài thơ: Viếng lăng Bác (0,25đ)
- Tác giả: Viễn Phương (0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1976- Đất nước đã thống nhất lăng Bác vừa được hoàn thành, Viễn Phương cùng những người con Nam Bộ ra viếng lăng Bác trong niền xúc động ấy ông đã viết bài thơ này
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng ½ yêu cầu. 
* Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
b.
 - Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ (0,25đ)
 - Hình ảnh hàng tre chính là dan tộc Việt Nam, sức sống của dân tốc Việt Nam (0,25đ)
c. Yêu cầu: 
* Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. (0.25 điểm)
- Nội dung đoạn văn phải đảm bảo các ý: 
Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh gây nhiều xúc động vì:
+ Đó là hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen. Trong buổi sớm mai những bụi tre ngà duyên dáng là điểm nhìn của bao người, không nén được xúc động nhà thơ đã thốt lên ” Ôi!” -sự ngạc nhiên, lăng Bác thiêng liêng mà gần gũi quá... (0.25 điểm)
+ Từ hình ảnh hàng tre nhà thơ đã có liên tưởng đến những vẻ đẹp của con người Việt Nam( bão táp mưa sa) - hình ảnh ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian khổ... mà con người Việt Nam đã từng trải qua nhưng vẫn ( đứng thẳng hàng)- kiên trung, cứng cáp, kiên cường... 0.25 điểm)
+ Tác giả yêu kính về Bác về dân tộc Việt Nam (0.25 điểm)
+ Từ hình ảnh hàng tre giúp em thêm yêu mến và tự hào về dân tộc Việt Nam ta (0.25 điểm)
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 0,75 điểm): Căn cứ vào tiêu chí trên và bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm theo các mức điểm từ 0,25 điểm đến 0,75 điểm
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
Phần 2:
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Mở đoạn (0,25 điểm)
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề - tính tự lập.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân đoạn (1,5 điểm)
- Giải thích: : Tự lập: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. 0,25 điểm)
- Chứng minh: 0,5điểm
+ Khẳng định: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
 + Tác dụng của người có tính tự lập: Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. 
- Đánh giá (0,25)
Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế. (0,25 điểm)
- Liên hệ mở rộng (0,25)
 Tác hại của người không có tính tự lập: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập. 
- Bài học nhận thức (0,25)
Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. * Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,5 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
3. Kết đoạn (0,25 điểm)
- Khái quát lại vấn đề. 
- Liên hệ bản thân.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Mức tối đa (4 -5 điểm)
I. Mở bài: (0,5đ)
 Lê Minh Khuê là một nhà thơ nổi tiếng về các tác phẩm ngắn, các tác phẩm của bà luôn mang một vẻ tươi sang, một niềm mong ước tươi đẹp. các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê như: Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố , Tôi đã không quên , Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may , Màu xanh man trá, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa , Một mình qua đường , Những ngôi sao, Trái đất, dòng , Nhiệt đới gió mùa,. Trong những tác phẩm của bà, có một tác phẩm tôi rất thích đó là Những ngôi sao xa xôi, và nhân vật Trương Định là một hình tượng của cả truyện.
II. Thân bài: thuyết minh về nhân vật Trương Định
1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (1,0đ)
- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kì chúng Mỹ
- Dù công việc của họ rất khó khan nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
2. Nhân vật Phương Định trong truyện: (3,0đ)
a. Trước khi đi làm nhiệm vụ: (1đ)
- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẫn vơ
b. Khi vào quân ngũ: (1đ)
- Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày
- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom k
c. Tình cảm của cô đối với đồng đội: (1đ)
- Cô yêu thương Nho
- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
- Con chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
- Một người sống tình cảm
III. Kết bài: (0,5đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định
- Bài học và hành động của bản thân
* Mức không đạt (0 – 3,75 điểm): Bài viêt lạc đề hoặc không đạt đầy đủ yêu cầu cơ bản của bài viết.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc