Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Thứ (Có đáp án)

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau:

- Ba a a ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên ”

 (Sách Ngữ văn 9, trang 199 - tập 1 – NXB Giáo dục năm 2005)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó? Nhân vật “nó” được nói đến trong đoạn văn là nhân vật nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra các câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về tiếng gọi “ba” của nhân vật “nó”?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Mỗi ngày ta chọn một niềm vui

Chọn những bông hoa và những nụ cười

(Mỗi ngày một niềm vui – Trịnh Công Sơn)

 Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) bàn về: Niềm vui trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và tình cảm tha thiết của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ sau:

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phú Thứ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ KINH MÔN 
TRƯỜNG THCS PHÚ THỨ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
 MÔN: NGỮ VĂN 
NĂM HỌC 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 120 phút.
(Không kể thời gian giao đề)
( Đề thi gồm có 02 trang)
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
- Baaaba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”
 (Sách Ngữ văn 9, trang 199 - tập 1 – NXB Giáo dục năm 2005)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó? Nhân vật “nó” được nói đến trong đoạn văn là nhân vật nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra các câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về tiếng gọi “ba” của nhân vật “nó”?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Mỗi ngày ta chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Mỗi ngày một niềm vui – Trịnh Công Sơn)
 Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) bàn về: Niềm vui trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và tình cảm tha thiết của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ sau:
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
 (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, Tập 2)
- Hết-
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ KINH MÔN 
TRƯỜNG THCS PHÚ THỨ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2020 – 2021
( Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc -hiểu
(3,0 điểm)
 1
(1đ)
- Đoạn văn trích trong văn bản “Chiếc lược ngà”
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
- Tác phẩm ra đời năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở thời kỳ ác liệt nhất.
- Nhân vật “ nó” là bé Thu
0,25
0,25
0,25
0,25
 2
(1đ)
*Các câu văn có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng kêu của nó như tiếng xé
- Tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nónhanh như một con sóc
- Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên
*Tác dụng:
- Các hình ảnh so sánh tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật bé Thu sau nhiều năm mới được gặp ba. Đó là sự cuống quýt, mừng vui, khao khát được gọi tiếng ba sau nhiều năm xa cách. Qua đó, thể hiện tình yêu ba sâu nặng.
0,5
0,5
 3
(1đ)
HS đưa ra những nhận xét về nhân vật:
 - Tiếng gọi ba thể hiện niềm mong mỏi, khao khát được gọi tiếng ba sau 8 năm xa cách.
- Tiếng gọi ấy chứa đựng cả niềm ân hận, day dứt vì đã đối xử lạnh nhạt, hỗn láo với cha.
- Tình yêu ba đến mức tôn thờ, không ai có thể xâm phạm đến tình yêu đó
- Tình yêu ba sâu nặng, tha thiết, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
1,0
II.Tập làm văn
(7,0 điểm)
 1
(1đ)
* Hình thức:
- Đảm bảo thể thức của đoạn văn.
- Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
- Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý.
*Nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận
 Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nếu ta biết tạo dựng và sống với những niềm vui dù nhỏ bé nhất.
 Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
*Giải thích nội dung ca từ:
- Cuộc sống là sự đan xen giữa những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Con người cần phải biết chọn lựa thái độ sống và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.
- Sự lựa chọn niềm vui là một phương châm sống. Niềm vui có thể đơn giản chỉ là việc ngắm nhìn một bông hoa đẹp, đón nhận nụ cười của người khác Đó là niềm vui bình dị trước cuộc đời mà chỉ những tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, những tấm lòng nhân hậu, bao dung mới có thể cảm nhận được.
*Suy nghĩ về niềm vui trong cuộc sống:
- Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan, sung sướng cho con người trong cuộc sống.
- Niềm vui không hẳn là những điều to tát, lớn lao mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé, giản dị, quen thuộc.
- Biết trân trọng những hạnh phúc bé nhỏ, trọn vẹn với niềm vui giản dị là chúng ta đã biết sống một cách ý nghĩa. Đó là bài học sâu sắc và thấm thía về cách sống cho mỗi người.
*Mở rộng vấn đề
- Niềm vui của bản thân phải mang ý nghĩa cộng đồng, mang hạnh phúc đến với bản thân và mọi người. Không xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân mà làm tổn hại tới những người xung quanh.
*Liên hệ bản thân
- Cần biết phát hiện, trân trọng những niềm vui giản dị, đời thường trong cuộc sống, đó là cơ sở cho những niềm hạnh phúc lớn lao.
- Phải luôn học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, có thái độ sống tích cực và đúng đắn.
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
 2
(5đ)
1. Về kĩ năng
- Học sinh có kĩ năng cảm nhận, cảm thụ cái hay về nghệ thuật và nội dung của một đoạn thơ.
- Vận dụng tổng hợp các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh
- Học sinh diễn đạt lưu loát, ngắn gọn.
- Học sinh không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
2. Về hình thức
- Viết một bài văn nghị luận, gồm 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài. 
- Bài viết trình bày sạch sẽ, khoa học.
3. Về kiến thức
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Dẫn dắt yêu cầu đề bài vào mở bài.
- Trích dẫn thơ. (Nếu học sinh không trích dẫn thơ thì phải nêu được: Cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước và tấm lòng của nhà thơ thể hiện trong 3 khổ thơ đầu.)
b. Thân bài
+ Luận điểm 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Bài thơ có hoàn cảnh ra đời đặc biệt, là bài thơ cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ được viết vào năm 1980, không bao lâu sau thì Thanh Hải qua đời. Nằm trên giường bệnh, quên đau đớn về thể xác, hồn thơ Thanh Hải vẫn hướng trọn vẹn cho mùa xuân của thiên nhiên, của quê hương, đất nước. Ba khổ thơ đầu của bài thơ đã bộc lộ rõ nét tấm lòng và tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của Thanh Hải.
+ Luận điểm 2: Mùa xuân của thiên nhiên (khổ thơ đầu)
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được gợi ra với không gian khoáng đạt, đầy màu sắc, âm thanh, hình ảnh.
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân: sắc xanh của dòng sông, sắc tím của bông hoa lục bình; âm thanh của tiếng chim chiền chiện vui tươi, rộn rã như một bản hòa ca chào đón mùa xuân tươi đẹp. Hình ảnh “dòng sông” và “bông hoa tím biếc” gợi vẻ đẹp thanh bình, tĩnh lặng của xứ Huế vốn đã đầy mộng mơ. Màu hoa tím biếc nổi bật trên dòng sông xanh, mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và sống động.
- Động từ “mọc” được tác giả cố ý đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự sống trỗi dậy từ trong cảnh vật.
- Tiếng gọi thiết tha “ơi”, “chi mà” – phép nhân hóa thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống đầy thiết tha và thân thiết của Thanh Hải.
- “Giọt long lanh” là hình ảnh liên tưởng độc đáo thể hiện vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân: tác giả đưa tay hứng lấy giọt mưa mùa xuân, hứng lấy giọt sương ban mai hay là giọt của âm thanh tiếng chim chiền chiện. 
- Động từ “hứng”, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: sự nâng niu, say mê đến ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân.
=> Khổ thơ đầu thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, sự giao hòa với thiên nhiên và khao khát cuộc sống mãnh liệt của tác giả.
+ Luận điểm 3: Mùa xuân của đất nước (khổ thơ thứ hai và thứ ba)
- Mùa xuân của đất nước được gợi ra với hình ảnh “người cầm súng” – người lính và “người ra đồng” – người dân lao động.
- Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng” của “người cầm súng”: Họ là những người lính sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Vì vậy trọng trách và xứ mệnh vĩ đại của họ là chiến đấu, bảo vệ hòa bình của dân tộc Việt Nam.
- Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước qua hình ảnh “lộc trải dài nương mạ” của “người ra đồng”: Họ là những người dân yêu lao động, họ tích cực, cần cù tăng gia sản xuất. Nhiệm vụ của họ là xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no và giàu mạnh. 
- Thanh Hải lựa chọn hai hình ảnh giản dị mà sâu sắc, phản ánh được hai nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia thời kì khôi phục kinh tế, đưa đất nước đi lên CNXH. 
- “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”: Nhịp thơ 2/3, điệp ngữ “tất cả như” cùng từ láy gợi hình “hối hả” và từ tượng thanh “xôn xao” thể hiện sức sống mãnh liệt và ngày càng đi lên của đất nước. Dường như nhân dân cũng hòa chung bầu không khí đi lên của dân tộc. Ai ai cũng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để đóng góp vào mùa xuân dân tộc.
- Cảm nhận vẻ đẹp của đất nước với chiều dài lịch sử “bốn nghìn năm” qua tính từ “vất vả”, “gian lao” và hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao”: Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất nước vẫn tỏa sáng như vì sao và không ngừng đi lên phía trước. Tác giả bộc lộ niềm tin vào tương lai và sự phát triển đi lên ngày một lớn mạnh của đất nước Việt Nam.
=> Khổ thơ thứ hai, thứ ba thể hiện tình yêu đất nước cháy bỏng và niềm tin vào sự phát triển ngày càng đi lên của đất nước Việt Nam.
+ Luận điểm 4: Khái quát nghệ thuật, nội dung của 3 khổ thơ.
- Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình, âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, nhiều hình ảnh biểu tượng kết hợp với biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh
- Nội dung: bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, niềm tin mãnh liệt vào sự đi lên của đất nước. Đồng thời bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm tinh tế và một mùa xuân nho nhỏ tràn trề nhựa sống, đang lặng lẽ dâng cho đời.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân đất nước và tấm lòng của nhà thơ Thanh Hải.
- Điểm 5,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên và bài viết giàu hình ảnh,phân tích,chứng minh sâu sắc có cảm xúc,diễn đạt tốt,chữ viết rõ ràng.
- Điểm 4,0: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết giàu hình ảnh,chữ viết rõ ràng,còn một vài lỗi nhỏ về chính tả,diễn đạt. 
- Điểm 3,0: Đảm bảo một nửa các yêu cầu trên,diễn đạt tương đối tốt,còn mắc một số lỗi dùng từ,chính tả,ngữ pháp. 
Điểm 1,0-2,0 : Năng lực cảm thụ còn hạn chế,phân tích sơ sài,mắc nhiều lỗi chính tả,diễn đạt.
Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên hoặc lạc đề.
0,5
0,25
1,5
1,5
0,75
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc