Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)

 Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

 (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)

 Câu 1 (0,5 điểm): Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy?

 Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ đầu?

 Câu 4 (1 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9 có một bài thơ có hai câu thơ cũng dùng hình ảnh mặt trời nhưng với ý nghĩa khác. Hãy chép lại hai câu thơ đó, nêu tên tác giả, tác phẩm và cho biết sự khác biệt về ý nghĩa của hình ảnh mặt trời trong mỗi bài thơ.

Phần II. Làm văn (7 điểm):

Câu 1( 2 điểm): Trong bài thơ “Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã ca ngợi công lao vĩ đại của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Từ tấm gương của Bác, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về biểu hiện của lòng yêu nước .

Câu 2: ( 5điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lê Ninh (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ GIỚI THIỆU
ĐỀ THI THPT NĂM HỌC 2020-2021
Môn Ngữ văn- lớp 9
Năm học: 2019- 2020
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề gồm 2 phần)
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
	Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
 (Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
	Câu 1 (0,5 điểm): Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy?
	Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
	Câu 3 (1 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ đầu?
	Câu 4 (1 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9 có một bài thơ có hai câu thơ cũng dùng hình ảnh mặt trời nhưng với ý nghĩa khác. Hãy chép lại hai câu thơ đó, nêu tên tác giả, tác phẩm và cho biết sự khác biệt về ý nghĩa của hình ảnh mặt trời trong mỗi bài thơ.
Phần II. Làm văn (7 điểm): 
Câu 1( 2 điểm): Trong bài thơ “Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã ca ngợi công lao vĩ đại của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Từ tấm gương của Bác, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về biểu hiện của lòng yêu nước .
Câu 2: ( 5điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 ---------------------------------------HẾT---------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT NĂM 2020-2021
Môn ngữ văn- lớp 9
 (Đáp án gồm 3 trang)
Phần 
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần I. Đọc - hiểu.
Câu 1:
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác 
- Tác giả: Viễn Phương. 
0,25
0,25
Câu 2:
- Thời gian sáng tác: Tháng 4 năm 1976, in trong tập thơ Như mây mùa xuân. 
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. 
0,25
0,25
Câu 3: 
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: là hình ảnh "mặt trời" (trong câu thơ thứ hai). 
- Tác dụng: Tác giả ca ngợi công lao, sự vĩ đại của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn và niềm tin của nhân dân đối với Bác.
0,5 
0,5 
Câu 4:
-Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
-Tên bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Tên tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
- Sự khác biệt về ý nghĩa của hình ảnh mặt trời:
+Trong bài thơ ”Viếng lăng Bác”, mặt trời là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hò
+Trong bài thơ ”Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hình ảnh mặt trời là hình ảnh ẩn dụ cho em Cu Tai- con trai bà mẹ Tà Ôi.
0,25
0,5
0,25
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các thao tác giải thích, phân tích, đưa dẫn chứngđể hàn thành đoạn văn.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
* Trên cơ sở những kiến thức đã học về đoạn văn nghị luận và những hiểu biết về kiến thức xã hội, kiến thức tác phẩm, học sinh trình bày những suy nghị của mình về lòng yêu nước.
* Giải thích về lòng yêu nước: Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là không ngừng nỗ lực để bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước. Đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
* Biểu hiện của lòng yêu nước
 - Thời kì chiến tranh
+ Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc( các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc)
+ Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường
- Thời kỳ hòa bình:
+ Thể hiện trong học tập, công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới( dẫn chứng các tấm gương trong học tập, kinh doanh, chống dịch bệnh..).
+ Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người
+ Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc
*Liên hệ:
- Phê phán: Trái với người có lòng yêu nước là những kẻ Sống vô cảm, thờ ơ trước mọi vấn đề của đất nước, thậm chí có tưởng, việc lamg bán nước cầu vinh. Đó là những con người cần bị lên án
- Bản thân: Học tập tấm gương Bác Hồ hết lòng vì dân, vì nước, tiích cực học tập, rèn luyện bản thân để góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
2 điểm
0,25
1,25
0,25
0,5
 0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Bố cục rõ ràng, hợp lý, lí lẽ dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
- Nêu rõ những cảm nhận, ấn tượng riêng của bản thân.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác.
2. Yêu cầu kiến thức: 
- HS có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau đây: 
* Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên
* Thân bài 
- Giới thiệu về nhân vật: Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện. Anh xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe: một anh thanh niên 27 tuổi, cô độc nhất thế gian và rất thèm người...
- Anh thanh niên là một người có lòng yêu đời, yêu nghề khiến người đọc cảm phục, ngưỡng mộ.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt: sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây mù, gian khổ nhất với anh là phải vượt qua nỗi cô đơn...; công việc đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa chất, dự vào công việc báo trước thời tiết hằng ngày, phụ vụ sản xuất, phụ vụ chiến đấu...
+ Anh suy nghĩ đúng đắn và có trách nhiệm trong công việc (dẫn chứng).
+ Là người thành thạo, có kinh nghiệm trong công việc: kể về công việc của mình rất ngắn gọn nhưng tỉ mỉ...(dẫn chứng).
- Là người biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách... 
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, quan tâm đến người khác, khao khát gặp gỡ mọi người (dẫn chứng)
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực, quý trọng lao động sáng tạo (dẫn chứng), biết quý trọng thời gian
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn...
* Kết bài
 - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật
 - Suy nghĩ liên hệ bản thân.
5 điểm
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
 0,5
0,5
0,5
 0,25
0,25
*GV căn cứ vào hướng dẫn và thực tế bài làm của học sinh để chấm điểm chính xác, phù hợp.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc
Giáo án liên quan