Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Long (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

Câu 1 ( 1 điểm) : Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2 ( 1 điểm) : Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?

Câu 3 ( 1 điểm) : Nêu ngắn gọn nội dung ý nghĩa mà nhà thơ muốn nhắn gửi trong đoạn thơ trên?

PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm) : Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con ”

 (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)

 Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.

Câu 2. ( 5 điểm)

Có ý kiến cho rắng: “ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là khúc tráng ca về con người lao động với tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.”

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Lạc Long (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài 120 phút
( Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Câu 1 ( 1 điểm) : Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?
Câu 2 ( 1 điểm) : Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
Câu 3 ( 1 điểm) : Nêu ngắn gọn nội dung ý nghĩa mà nhà thơ muốn nhắn gửi trong đoạn thơ trên?
PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm) : Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”
	(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
	Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 2. ( 5 điểm)
Có ý kiến cho rắng: “ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là khúc tráng ca về con người lao động với tinh thần làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.” 
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
------------------------------------------------------------------------
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1( 1,0 điểm). 
- Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm: “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ( 0,5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Sáng tác vào tháng 11- 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống , đất nước và ước nguyện của tác giả. ( 0,5 điểm) 
- Mức điểm tối đa ( 1.0 điểm) khi trả lời đầy đủ ý trên 
- Mức điểm chưa tối đa ( 0,25- 0,75 điểm )khi chưa trả lời đầy đủ ý trên. Tuỳ theo mức độ sai GV trừ điểm phù hợp.
- Mức điểm chưa đạt : HS  làm sai hết hoặc không làm.
Câu 2 ( 1 điểm) : Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên:
- Ẩn dụ: “ Mùa xuân nho nhỏ”( 0,25 điểm) 
- Điệp ngữ: “ dù là” lặp lại 2 lần( 0,25 điểm) 
- Hoán dụ: “tuổi hai mươi”, “ khi tóc bạc”.( 0,5 điểm) 
- Mức điểm tối đa ( 1.0 điểm) khi trả lời đầy đủ ý trên 
- Mức điểm chưa tối đa ( 0,25- 0,75 điểm )khi chưa trả lời đầy đủ ý trên. Tuỳ theo mức độ sai GV trừ điểm phù hợp.
- Mức điểm chưa đạt : HS  làm sai hết hoặc không làm.
Câu 3 ( 1 điểm) : 
- Nội dung đoạn thơ: Thể hiện khát vọng dâng hiến của nhà thơ và lời nhắn nhủ: Mỗi người làm những gì nhỏ bé nhưng tốt đẹp để dâng cho đời một cách lặng lẽ, khiêm nhường bất kể hoàn cảnh, tuổi tác.
- Mức điểm tối đa ( 1.0 điểm) khi trả lời đầy đủ ý trên 
- Mức điểm chưa tối đa ( 0,25- 0,75 điểm )khi chưa trả lời đầy đủ ý trên. Tuỳ theo mức độ sai GV trừ điểm phù hợp.
- Mức điểm chưa đạt : HS  làm sai hết hoặc không làm.
PHẦN II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm) : * Về nội dung:( 1,5 điểm)
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
* Giải thích nội dung đoạn văn: Mẹ tin tưởng và khích lệ con can đảm đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con cũng vậy, từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách tới trường, được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày lớn lên, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, vững bước vào đời.
- Từ sự khích lệ ấy, đoạn văn gợi cho ta thấy được vai trò của tính tự lập trong cuộc sống. Tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
-> Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích, lí giải:
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT] [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]+ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. 
+ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
->Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người.
+ Phê phán: Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
 (Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ) [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]
*Bàn luận,mở rộng: Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
(Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ).
* Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động
- Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
- Mức điểm tối đa ( 1.5 điểm) khi học sinh đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên
- Mức điểm chưa tối đa ( 0,25- 1,25 điểm) khi chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Tuỳ theo mức độ sai GV trừ điểm phù hợp.
- Mức điểm chưa đạt : HS  làm sai hết hoặc không làm 
	* Về hình thức: ( 0,5 điểm)
- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu, các ý được sắp xếp trong đoạn văn hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Dẫn chứng lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Học sinh biết lập luận chặt chẽ, phát triển ý tương đối đày đủ theo trật tự lô gic, thực hiện tốt việc liên kết câu trong đoạn văn.
- Mức điểm tối đa ( 0.5 điểm) khi học sinh đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên
- Mức điểm không đạt : Bài thiếu sáng tạo; nội dung còn thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, không biết cách lập luận, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn. 
Câu 2 ( 5 điểm)
	* Về nội dung: ( 4 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề.
- Trích dẫn nhận định. 
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề song chưa hay, chưa thật ấn tượng
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm)
a. Giải thích (0,5 điểm)
- Khúc ca trong“Đoàn thuyền đánh cá” là khúc ca tươi vui, lạc quan trong lao động của những ngư dân trước thiên nhiên đẹp và kì vĩ. Khác hẳn nỗi buồn cô đơn, li tán đã từng dằng dặc, triền miên trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. (0,25 điểm)
- Bài thơ đã miêu tả trọn vẹn một đêm lao động hăng say, khẩn trương của ngư dân trong sự hài hòa với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên. (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
b. Chứng minh (2,0 điểm)
- Khúc hát hào hứng, phấn chấn của ngư dân khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá. (0,25 điểm)
+ Hoàng hôn huy hoàng tráng lệ: “Mặt trời như hòn lửa/ Sóng cài then, đêm sập cửa.”. Con người “hát căng buồm cùng gió khơi” với niềm tin về một chuyến ra khơi đầy thành quả. (0,25 điểm) 
- Khúc hát hùng tráng ca ngợi những người dân chài hăng say lao động trên biển cả. (0,25 điểm)
+ Đánh cá trên biển trong đêm trăng, họ  lại cất lên câu hát “Ta hát....nhịp trăng cao”. Trăng vỗ mạn thuyền gọi cá, con người cất tiếng hát gọi cá, công việc đánh cá vốn nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm bỗng chốc trở thành công việc nhẹ nhàng, nên thơ. (0,25 điểm)
+ Người dân chài sống dựa vào biển khơi, biết ơn biển, tri ân biển bằng những lời thơ căng đầy cảm xúc: “Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào (0,25 điểm)
+ Hình ảnh con người lao động xuất hiện với vẻ đẹp và tinh thần làm chủ. Người dân chài khỏe khoắn như những anh hùng đang chinh phục biển khơi. Tư thế của ngư dân với những nét tạo hình gân guốc khỏe khoắn tạc giữa biển trời bao la. Con người lao động đang nỗ lực chạy đua với thời gian, kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu cá bạc, cá vàng. (0,25 điểm) 
- Khúc ca khải hoàn được cất cao khi đoàn thuyền đánh cá trở về. (0,25 điểm)
+ Con người chạy đua với thiên nhiên, vũ trụ và giành chiến thắng: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Ca ngợi tương lai huy hoàng, cuộc sống ấm no, hạnh phúc: Mặt trời đội biển nhô màu mới, huy hoàng muôn dặm phơi... (0,25 điểm)
*Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
 c. Đánh giá (0,5 điểm)
- Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. (0,25 điểm)
- Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cả cảm hứng vũ trụ hoà cùng luồng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai tươi đẹp. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Khẳng định lại ý kiến
- Liên hệ bản thân
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, tạo được dư âm cho bài viết
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài
* Về hình thức: (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,75 điểm)
* Mức tối đa (0,75 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. Biết đưa ra những quan điểm cá nhân khi nghị luận
* Mức chưa tối đa (0,25 -0,5điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân. 
*Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có tính sáng tạo.
 Người ra đề : Phạm Thị Thanh Hải
 GV : THCS lạc Long

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc
Giáo án liên quan