Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS An Lưu (Có đáp án)

Câu 1. Tìm và chỉ ra phép liên kết câu chính được dùng trong đoạn văn. (0.5 điểm)

Câu 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” mang hàm ý gì? Nêu tác dụng ? (1,0 điểm)

Câu 3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn. (1.5 điểm)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Trong ca khúc “Đường đến ngày vinh quang”, có một đoạn rất hay :

“Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những

mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.

 (Trích “Đường đến ngày vinh quang” – Trần Lập)

Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên bằng một đoạn văn văn (khoảng 200 chữ).

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :

 “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

 Võng mắc chông chênh đường xe chạy

 Lại đi, lại đi trời xanh thêm

 Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

 (Trích“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)

 --------- Hết ---------

- Thí sinh không sử dụng tài liệu

- Giám thị xem thi không giải thích gì thêm

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS An Lưu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS AN LƯU
Đề thi gồm có: 01 trang
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN : NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm) 
Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thếTrong mơTôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
 (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)
Câu 1. Tìm và chỉ ra phép liên kết câu chính được dùng trong đoạn văn. (0.5 điểm)
Câu 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả” mang hàm ý gì? Nêu tác dụng ? (1,0 điểm)
Câu 3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn. (1.5 điểm)
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Trong ca khúc “Đường đến ngày vinh quang”, có một đoạn rất hay :
“Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những 
mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
 (Trích “Đường đến ngày vinh quang” – Trần Lập)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu hát trên bằng một đoạn văn văn (khoảng 200 chữ). 
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
 “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 (Trích“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
 --------- Hết ---------
Thí sinh không sử dụng tài liệu
Giám thị xem thi không giải thích gì thêm
TRƯỜNG THCS AN LƯU
Đáp án gồm có: 05 trang
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
MÔN : NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Yêu cầu đạt được
Điểm
Câu 1
(3.0 điểm)
1. Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : Phép thế. 
 - “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”. 
 - “Tất cả” - thế cho những người bạn của nhân vật trữ tình.
2. Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả” :
=> Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường
* Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe.
3. Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng : 
- Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”
 + “Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất”
- Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương”
- So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad”
* Tác dụng : 
 - Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ. 
 - Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Đăng Tâm.
 - Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”
* Lưu ý :(Đối với câu 1, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được từ 80% trở lên yêu cầu của đáp án).
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0. 5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 2
(2.0 điểm)
1. Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả 
– “ Hoa hồng” là loại hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, một loại hoa đẹp luôn là biểu tượng cao nhất của tình yêu trong cuộc sống con người. Ở đây hoa hồng là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được.
– “Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời” Qua cơn mưa trời lại sáng”
=>Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “chịu đau” khi gặp những “mũi gai” và “đi qua muôn ngàn sóng gió”.
2. Bàn luận 
– Hạnh phúc, vui sướng luôn là ước mơ cũng là mục tiêu của mọi con người. Nhưng nghịch lí cuộc đời vẫn để khó khăn vất vả chiếm đa phần trong đời mỗi chúng ta. Phải đi qua, thoát ra khỏi đau khổ, con người mới có thành công. 
– Mọi sự thành công đều bao gồm sự hi sinh mất mát và những nỗi đau, nỗi buồn. Biết chấp nhận đau thương, vất vả cũng là biết cố gắng để đi tới đích trên đường vinh quang.
Dẫn chứng: Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới.
– Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió – Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan ở đời. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn. 
Dẫn chứng: Người thương binh Nguyễn Xuân Năng với tinh thần” Thương binh tàn mà không phế” đã có nhiều thành tích cao trong việc thi đấu bóng bàn ở trong nước và Quốc tế.
3. Phê phán 
– Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc.
– Cũng không ít người không chịu chấp nhận những thất bại, buồn đau mà khó khăn của mình gây ra, mà tìm cách đi đến thành công bất chấp mọi thủ đoạn.
Dẫn chứng: Nhiều cán bộ vì muốn giàu ra sức tham nhũng của dân chúng; thành công mà hại người khác
- Lưu ý : - (Đối với câu 2, chỉ cho điểm tuyệt đối khi bài làm của học sinh đáp ứng được trên 65% yêu cầu của đáp án)
 - Học sinh có những cách lý giải khác với đáp án nhưng thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không vượt mức quy định.
0.5 đ
0.5 
0.5 đ
0.5 đ
Câu 3 :
(5.0 điểm)
* Yêu cầu : - Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc
 - Mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Bài viết phải cơ bản đáp ứng được những yêu cầu sau đây :
* Nội dung cơ bản : (60%)
- Trong bom rơi,những chàng trai lái xe không kính hợp lại với nhau thành một tiểu đội, thành những người có chung chí hướng. Nhưng hơn thế, mỗi km đường đi lại thành km tình nghĩa bởi họ không chỉ là đồng chí, họ còn là anh em ruột thịt:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
- Khổ thơ đã ghi lại những giây phút dừng chân đầy tình yêu thương, đầm ấm của những người lính lái xe. Sau những giây phút làm nhiệm vụ sau buồng lái, vượt qua bom đạn kẻ thù, họ dừng chân cùng nhau chia sẻ từng bát cơm, hạt gạo như một gia đình. Hình ảnh chiếc bếp Hoàng Cầm ấm cúng và những người lính ngồi cạnh nhau nghỉ ngơi khiến lòng ta bình yên lại. Bởi giữa cái khốc liệt của chiến tranh thì khoảnh khắc ấy đẹp quá! Nó khiến người ta có thêm niềm tin và động lực để đi tiếp:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm
- Trên những chiếc xe không kính là cả bầu trời bao la rộng lớn chở che cho các anh. Chúng ta không thể quên những chiếc võng mắc trên thùng xe, các anh nằm chợp mắt hay kể chuyện vặt, hay đánh đàn và hát rộn vang theo nhịp của những bánh xe lăn tròn. Cuộc chiến đấu gian nan vất vả của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mỹ được Phạm Tiến Duật khắc họa thật chân thực và sống động biết mấy. Chỉ hai từ “chông chênh” mà cho người đọc cảm thấy như chính mình đang cùng ngồi với các anh trên chiếc võng Trường Sơn.
- Từ đầu bài thơ đến tận khổ cuối, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những từ “không” và đến khổ cuối thì điệp khúc “không” đó được nhấn mạnh liên tiếp:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
- Không chỉ “không có kính”, những chiếc xe trong kháng chiến chống Mỹ còn thiếu thốn đủ thứ: từ đèn tới mui xe, thùng xe cũng xước hết vì những hủy hoại tàn khốc của bom đạn chiến tranh. Nó tố cáo bản chất ác liệt của chiến tranh và đồng thời cũng làm nổi bật trước mắt người đọc một cái “có” ngời sáng toàn bài thơ:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Đọng lại cuối bài thơ là hình ảnh “trái tim” – biểu tượng cho tình yêu Tổ quốc, cho khát vọng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do, thống nhất nước nhà của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Tất cả những khó khăn, gian khổ kia chẳng là gì so với lòng nhiệt huyết và khát vọng sục sôi của những người thanh niên yêu nước. Nó chỉ càng mài giũa thêm cho họ sức mạnh để chiến thắng tất cả để hành động, để tiến lên phía trước như những chiếc xe không ngừng chi viện cho miền Nam thân yêu.
* Nghệ thuật cơ bản : (25%)
- Giọng thơ ngang tàng, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả (những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính). Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ (Chất thơ ở đây là từ những hình ảnh độc đáo, từ cảm hứng về vẻ hiên ngang, dũng cảm, sự sôi nổi trẻ trung của những người lính lái xe, từ ấn tượng cảm giác được miêu tả cụ thể, sống động và gợi cảm)
- Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.
* Đánh giá, nâng cao : (15%)
 - Toàn bộ bài thơ mà đặc biệt là hai khổ thơ cuối đã nhắc nhiều tới cái khó khăn, gian khổ của người lính lái xe, nhưng cái đọng lại lại là niềm tin, là tình yêu miền Nam, tình yêu đất nước. 
 - Bài thơ làm sáng ngời chất lính rất hồn nhiên, phóng khoáng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Phạm Tiến Duật bằng chính tài năng và những trải nghiệm sâu sắc của bản thân đã truyền cho thế hệ trẻ ngày ấy niềm lạc quan, yêu đời để chiến đấu và chiến thắng. 
 - Đến ngày hôm nay, tuy chiến tranh đã lùi xa, nhưng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vẫn khiến chúng ta yêu mến vô cùng. Bởi nhìn vào đó, chúng ta thấy được không khí của cả thời chống Mỹ, nhìn vào đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ cha anh, để tự hối thúc bản thân sống có ích hơn, sống lạc quan hơn!
* Lưu ý : - (Đối với câu 3,có thể cân nhắc cho điểm tuyệt đối nếu bài làm của học sinh đáp ứng được trên 75% đáp án).
 - Nếu học sinh có những cảm nhận sáng tạo, giàu cảm xúc mà thuyết phục thì vẫn cho điểm tương đương, tuy nhiên không quá mức điểm quy định. 
0.75 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.75 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc
Giáo án liên quan