Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ Văn

Câu 2 (2,75 điểm).

a. Cho đoạn thơ sau:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi ”

- Đoạn trích trên trong bài thơ nào? Của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn?

b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

(“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận)

c. Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương. Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi).

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016 – 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Câu I. (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu...
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Và tác giả là ai?
2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào?
4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng.
5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã.
6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề:
Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.
Câu II. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tấm lòng của tác giả với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu I:
1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu.
Tác giả là Hữu Thỉnh.
2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã.
(Thí sinh tìm được từ 2 đến 3 từ thì được điểm tối đa; tìm được 1 từ được 0,25 điểm)
3)  Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
(Thí sinh tìm được từ 3 đến 5 hình ảnh thì được 0,5 điểm; tìm được từ 1 đến 2 hình ảnh thì được 0,25 điểm)
4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về.
Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu.
5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. (Nếu thí sinh chỉ nêu biện pháp nhân hóa thì được 0,25 điểm)
Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời.
(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ khác mà hợp lí thì vẫn cho điểm theo mức điểm của câu hỏi.)
6)
a) Về hình thức:
Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
Viết đủ số câu theo yêu cầu.
Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. (0,25 điểm)
b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. (Thí sinh có thể có nhiều hướng triển khai, miễn hợp lí, đúng đắn)
Câu II: Cảm nhận tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai, tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và triển khai khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai.
* Cảm nhận về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai:
Tình yêu làng:
Ông Hai luôn tự hào về làng, thường khoe làng.
Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức về làng, mong trở về làng.
Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Bàng hoàng, sững sờ rồi nghi ngờ, cố chưa tin nên tìm cách hỏi gặng. Khi được xác nhận ông buộc phải tin và sống trong trong tâm trạng đau khổ, hoang mang, nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã.
Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu: Bị đẩy vào bước đường cùng, ông vô cùng bế tắc và quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha.
Tình yêu làng vẫn âm ỉ, dai dẳng khiến ông rơi vào một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Ông tâm sự với con cho vơi bớt nỗi đau.
Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc: Gánh nặng tâm lý được trút bỏ, ông vui sướng, tự hào về làng.
Nghệ thuật thể hiện: Phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc; tạo được tình huống giàu kịch tính.
* Nhận xét về tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tấm lòng gắn bó tha thiết, am hiểu, trân trọng, tin tưởng vào tình yêu làng, yêu nước và tinh thần giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến của người nông dân.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,25 điểm).
Xác định từ “đầu” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? Dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ?
a. “Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
(Tố Hữu)
b. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
(Chính Hữu)
c. “Đầu súng trăng treo”
(Chính Hữu)
Câu 2 (2,75 điểm).
a. Cho đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”
- Đoạn trích trên trong bài thơ nào? Của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn?
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
(“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận)
c. Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương. Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi).
Câu 3 (6 điểm).
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, viết về những phẩm chất tốt đẹp và số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn
Câu 1: (1,25 điểm)
Nghĩa gốc. (0,25 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ chỉ sự cùng chung chí hướng, lí tưởng (0,5 điểm)
Nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ chỉ bộ phận đồ vật. (0,5 điểm)
Câu 2: (2,75 điểm)
Đoạn thơ trong bài “Quê hương”, của tác giả Tế Hanh, câu thơ cuối:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” - mỗi ý cho 0,25 điểm tổng 0,75 điểm
Cảm nhận về đoạn thơ:
Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: HS biết viết đoạn văn cảm thụ về thơ. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Đoạn trích là khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, viết về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh. (0,25 điểm)
Hình ảnh nhân hóa, đối xứng gợi hình ảnh người dân ngư chài cất cao tiếng hát trong niềm vui hân hoan thắng lợi hòa cùng gió biển, căng cánh buồm đưa con thuyền chạy như bay, đua với thời gian trở về bến trong ánh mặt trời bình minh tươi sáng. Nhịp sống, nhịp lao động hết sức khẩn trương. (0,5 điểm)
Biện pháp thậm xưng kết hợp với hình ảnh hoán dụ “mắt cá” và cấu trúc thơ song hành đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống ấm no của người dân vùng biển... (0,5 điểm)
Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh bình minh trên biển, nhịp sống lao động và niềm vui, hạnh phúc về cuộc sống ấm no của người dân miền biển trong thời kì mới.. (0,25 điểm)
c. Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: HS biết viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
Về nội dung học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ quê hương, gần gũi gắn bó với con người Việt Nam.
Tình cảm của con người với biển, quê hương: yêu mến, tự hào, hi sinh vì biển đảo.
Phê phán những nhận thức, thái độ, hành vi không đúng về biển đảo.
Thể hiện ý thức, thái độ, trách nhiệm của bản thân với biển đảo quê hương.
(Mỗi ý cho 0,25 điểm, tổng 1 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: HS biết viết văn nghị luận văn học.
Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc.
Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.
Về nội dung: học sinh cần phân tích dẫn chứng để làm rõ những vẻ ó thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
MB: (0,25 đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật (0,25 điểm)
TB: (5,5 đ) Phân tích truyện để thấy được những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, nết na: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chàng Trương Sinh con nhà hào phú lấy về làm vợ. Sự vượt qua lễ giáo phong kiến “môn đăng hậu đối” của Trương Sinh càng chứng tỏ Vũ Nương là người con gái đẹp vẹn toàn “công, dung, ngôn, hạnh”, đẹp cả nhan sắc và đức hạnh. (1 điểm)
Vũ Nương là người phụ nữ hiểu lễ nghĩa, thông minh khôn khéo, coi trọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Sống với người chồng đa nghi, “luôn phòng ngừa vợ quá mức” Vũ Nương vẫn luôn “giữ gìn khuôn phép”, không để gia đình rơi vào cảnh “thất hòa” (1 điểm)
Vũ Nương – người vợ đảm đang, thương yêu thủy chung với chồng: người vợ trẻ gánh vác cuộc sống gia đình nỗi vất vả càng lớn hơn khi Trương Sinh bị bắt lính. Nàng vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm mẹ già đau yếu.
Lời tiễn dặn chồng lúc chia xa “Chỉ mong chàng hai chữ bình yên”, nỗi lo lắng, xót xa, thương chồng nơi biên ải “.. thiếp băn khoăn..” “mỗi khi bướm lượn đầy vườn nỗi buồn góc bể chân trời không tài nào ngăn được, lòng thủy chung son sắt “tô son chưa hề bén gót” (1,5 điểm)
Vũ Nương - người con dâu hiếu thảo: chồng đi xa, nuôi con nhỏ, nàng vẫn một lòng “chăm sóc thuốc thang, lễ bái thần phật, dùng lời ngọt ngào khôn khéo để khuyên lơn” khi mẹ chồng ốm đau. Khi bà cụ mất “lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ mình”. Tấm lòng của nàng khiến mẹ chồng cảm động trong lời từ biệt lúc lâm chung “Sau này, trời xét lòng lành con đã chẳng phụ mẹ”. Tấm chân tình của nàng sau này khiến cho trời đất, thần linh cũng cảm động... (1,5 điểm)
Đánh giá: Với nghệ thuật tả thực, hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Dữ đã khắc họa nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc và tâm hồn: xinh đẹp, thông minh, khôn khéo, đảm đang, hiếu thảo, thủy chung son sắt. Nhân vật Vũ Nương mang vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam.
Qua nhân vật, tác phẩm ta thấy được cái nhìn nhân đạo của tác giả dành cho người phụ nữ. (0,5 điểm)
KB: (0,25 đ)
Khẳng định những vẻ đẹp của nhân vật
Bày tỏ tình cảm thái độ (0,25 điểm)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Quảng Ninh môn Văn:
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô-tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục năm 2014, trang 113 – 114)
a) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu.
c) Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn.
d) Nêu những phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim, trong đó có sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái).
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Đồng chí của Chính Hữu:
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có nhiều mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2014, trang 128 - 129)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_lop_10_mon_Ngu_van.doc
Giáo án liên quan