Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Minh Tân - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1: Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:

A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. K2SO4

Câu 2: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:

A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3

Câu 3: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:

A. CO2 B. O2 C. SO2 D. Cả A, B và C

Câu 4: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3 B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO

C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3 D. P2O5; CO2; CuO; SO3

Câu 5: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2

D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Câu 6: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

A. Phenolphtalein B. Quỳ tím C. dd H2SO4 D. dd HCl

Câu 7: Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

A. KOH và NaCl B. KOH và HCl C. KOH và MgCl2 D. KOH và Al(OH)3

Câu 8: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 9: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric:

A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag

C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Minh Tân - Đề 1 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GD VÀ ĐT KINH MÔN
 ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC 2020 – 2021
 MÔN HÓA HỌC 9
(Đề có 25 câu, gồm 3 trang) ( Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian phát đề)
 Chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1: Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:
A. H2SO4 B. NaCl C. Ca(OH)2 D. K2SO4
Câu 2: Chỉ dùng nước có thể nhận biết chất rắn nào trong 4 chất rắn sau đây:
A. Zn(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3
Câu 3: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là:
A. CO2 B. O2 C. SO2 D. Cả A, B và C
Câu 4: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3 B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3 D. P2O5; CO2; CuO; SO3
Câu 5: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 
B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
Câu 6: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein B. Quỳ tím C. dd H2SO4 D. dd HCl
Câu 7: Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):
A. KOH và NaCl B. KOH và HCl C. KOH và MgCl2 D. KOH và Al(OH)3
Câu 8: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.
Câu 9: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric:
A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Mg, Ag
C. Al, Fe, Mg, Cu. D. Al, Fe, Mg, Zn
Câu 10: Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: 
 A. 100 gam B. 80 gam C. 90 gam D. 150 gam
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là: 
A. Na2CO3. B. NaHCO3 C. Hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3. D. Na(HCO3)2
Câu 12: Cho 140kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước. Vậy lượng Ca(OH)2 thu được là:
A. 144kg           B. 147kg           C. 148kg            D. 140kg
Câu 13: Nội dung nào sau đây là sai với thuyết cấu tạo phân tử?
A. Trong các hợp chất hữu cơ, hóa trị của C luôn là IV, H là I và các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng.
B. Các nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch C (thẳng, vòng, nhánh).
C. Mỗi phân tử hợp chất hữu cơ có thể có một trật tự liên kết khác nhau giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. Cùng một công thức phân tử nhưng do trật tự liên kết khác nhau giữa các nguyên tử mà có thể tạo ra các chất khác nhau.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
1. Tất cả các hợp chất chứa cacbon đều là hợp chất hữu cơ.
2. Tất cả các hợp chất hữu cơ đều là hợp chất của cacbon
3. Hợp chất hữu cơ đều dễ bay hơi và dễ tan trong nước.
4. Hợp chất hữu cơ khi cháy đều sinh khí cacbonic.
Phát biểu đúng là:
A. 1, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 4 D. 2
Câu 15. Thể tích khí etilen (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 500 ml dung dịch brom 0,2M là:
A. 2,24 lít B. 11,2 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít
Câu 16. Cho một hiđrocacbon có công thức cấu tại CH2 = CH-CH3. Nhận xét nào sau đây về hiđrocacbon trên là sai.
Hiđrocacbon trên:
A. Tham gia phản ứng trùng hợp (2) 
B. Làm mất màu dung dịch brom (1)
C. Tác dụng với oxi (3) 
D. Không có khả năng tham gia phản ứng (1), (2) và (3)
Câu 17: Hòa tan 84 gam Ancol etylic vào nước để được 300 ml dung dịch ancol. Biết Dancol = 0,8 g/cm3, Dnước = 1g/cm3 và thể tích không khí không hao hụt khi pha trộn/ Nồng độ phần trăm và độ ancol của dung dịch thu được là: 
A.  30,11% và 35∘ B. 35,11% và 35∘ C. 40,11% và 30∘ D. 45,11% và 40∘
Câu 18: Cho 450ml anco 350. Từ ancol này có thể pha chế được bao nhiêu ít ancol 150?
A. 1 lít B. 1,2 lít C. 1,1 lít D. 1,05 lít
Câu 19:  Dẫn m gam hỗn hợp gồm metan và etilen đi qua dung dịch nước brom thì thấy lượng brom tham gia phản ứng là 8gam. Khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn và dẫn sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 4 gam B. 5 gam C. 3,8 gam D. 2,8 gam
Câu 20: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?
A. Na B. Dung dịch AgNO3 C. CaCO3 D. Dung dịch NaCl
Câu 21: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: 
Lên men giấm ancol etylic
Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic
Oxi hóa không hoàn toàn Butan
Cho metanol tác dụng với cacbon oxit
Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic là? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 22: Cho a g glucozo lên men thành rượu etylic với hiệu suất 67,5 % . Khí thoát ra được hấp thụ vừa hết bởi 100 ml dung dịch NaOH 20 % ( d= 1,2 g/ml ) sản phẩm thu được là muối NaHCO3 . Vậy giá trị a là :
A. 36 g B. 90 g C. 80 g D. 4
Câu 23. X là hợp chất của canxi có nhiều ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn, vỏ trai, sò Y là chất khí có trong thành phần không khí và thường dùng để chữa cháy. Biết Y được sinh ra khi cho X phản ứng với dung dịch axit mạnh. X và Y lần lượt là các chất nào sau đây: 
A. CaSO4 và SO2 B. CaSO3 và SO2 
C. Na2CO3 và CO2 D. CaCO3 và CO2
Câu 24: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y: 
Dung dịch X
Khí Z
Dung dịch X
Chất rắn Y
Khí Z
 H2O
	Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
A. CuO (rắn) + CO (khí) Cu + CO2­ 
B. NaOH + NH4Cl (rắn) NH3­ + NaCl + H2O
C. Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2­
D. K2SO3 (rắn) + H2SO4K2SO4 + SO2­ + H2O
Câu 25: Tiến hành 3 thí nghiệm sau: 
- TN 1: Cho từ từ dd HCl tới dư vào dd NaAlO2
 - TN 2: Cho từ từ dd NaOH tới dư vào dd AlCl3.
 - TN 3: Cho từ từ dd NH3 tới dư vào dd AlCl3. Lượng kết tủa thu được trong các thí nghiệm được biểu thị theo các đồ thị dưới đây:
Kết quả của thí nghiệm và đồ thị tương ứng là.
 A. 1-A, 2-B và 3-C B. 1-B, 2-C và 3-A 
C. 1-C, 2-B và 3-A D. 1-A, 2-C và 3-B
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm
1C, 2C, 3B, 4C, 5A, 6C, 7A, 8D, 9D, 10B, 11B, 12C, 13C, 14D, 15A, 16D, 17A, 18D, 19C, 20C, 21D, 22C, 23D, 24C, 25D.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2020_2.docx