Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Tĩnh năm học 2013-2014 đề chính thức môn thi: Vật lí
Bài 1: 1) Để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường, người ta sử dụng quy tắc bàn tay trái. Hãy phát biểu quy tắc này
2) Nêu tác dụng của máy biến thế và viết công thức để làm rõ tác dụng đó
Bài 2: Kể hai nguồn phát ra ánh sáng trắng. Nêu cách phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD
Bài 3: 1) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 12 và R2 = 6 mắc nối tiếp, mắc song song
2) Cho mạch điện như hình vẽ, Đ là bóng đèn
dây tóc loại 12V – 6W, Rb là điện trở có giá trị thay
đổi được. Hiệu điện thế U được giữ không đổi và đèn
sáng bình thường. Coi điện trở của dây nối không đáng kể
a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức
của bóng đèn.
b) Cho U = 18V, tính điện trở Rb.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ TĨNH NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÍ Mã đề 01 Thời gian làm bài: 60 phút Bài 1: 1) Để xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện chạy qua, người ta sử dụng quy tắc nắm tay phải. Hãy phát biểu quy tắc này 2) Nêu tác dụng của máy biến thế và viết công thức để làm rõ tác dụng đó Bài 2: Kể hai nguồn phát ra ánh sáng màu. Nêu cách tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu Bài 3: 1) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3W và R2 = 6W mắc nối tiếp, mắc song song 2) Cho mạch điện như hình vẽ, Đ là bóng đèn dây tóc loại 6V – 3W, Rb là điện trở có giá trị thay đổi được. Hiệu điện thế U được giữ không đổi và đèn sáng bình thường. Coi điện trở của dây nối không đáng kể a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. b) Cho U = 9V, tính điện trở Rb. Bài 4: 1) Vật sáng AB cao 2cm, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. A nằm trên trục chính, cách thấu kính 15cm a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho b) Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh 2) Chiếu 1 tia sáng SI từ không khí xuống mặt nước dưới góc tới i, thì xuất hiện 1 tia phản xạ trở lại không khí IP và 1 tia khúc xạ vào nước IK. Biết IK vuông góc với IP. Chứng minh rằng i > 450 LỜI GIẢI Bài 1: 1) Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây 2) Tác dụng của máy biến thế: Máy biến thế là thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. Công thức: , trong đó n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. n2, U2 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn thứ cấp - Nếu n2 > n1 thì U2 > U1 được gọi là máy tăng thế - Nếu n2 < n1 thì U2 < U1 được gọi là máy hạ thế Bài 2: 1) Hai nguồn phát ra ánh sáng màu: Các đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng,Bút laze thường phát ra ánh sáng màu đỏ Cách tạo ra ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu: - Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, một mảnh giấy bóng kính có màu, một tấm nhựa trong có màu, một lớp nước màu, - Khi ta đặt tấm lọc màu chắn chùm ánh sáng trắng thì ánh sáng chiếu qua được tấm lọc màu sẽ có màu của tấm lọc mà ta đang sử dụng Bài 3: 1) - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3W và R2 = 6W mắc nối tiếp là: - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3W và R2 = 6W mắc song song là: 2) a) Điện trở của đèn là: Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn là: b) Theo sơ đồ mạch điện ta có Rb mắc nối tiếp với đèn Đ Đèn sáng bình thường nên cường độ dòng điện qua đèn là: , do đó cường độ dòng điện qua điện trở Rb là Ib = Đèn sáng bình thường nên hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là , do đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở Rb là Ub = U - Vậy giá trị của điện trở Rb là Bài 4: 1) a) Vẽ ảnh: - Dựng tia tới BI song song với trục chính D, cho tia ló Ix đi qua tiêu điểm F’ - Dựng tia tới BO đi qua quang tâm O, cho tia ló Oy tiếp tục truyền thẳng - Dựng B’ là giao điểm của tia Ix và Oy - Dựng B’A’ vuông góc với trục chính D ta được A’B’ là ảnh của vật AB b) Hai tam giác vuông AOB và A’OB’ có nên đồng dạng (1) Hai tam giác vuông OF’I và A’F’B’ có nên đồng dạng Mà OI = AB, vì tứ giác ABIO là hình nhật. Mặt khác A’F’ = OA’ – OF’ nên suy ra . Từ (1) và (2) ta có Đặt OA = d = 15cm; OA’ = d’; OF’ = f = 10cm; AB = 2cm Ta có Từ (1) ta có Vậy ảnh A’B’ cao 4cm và cách thấu kính 30cm 2) - Khi chiếu một tia sáng từ không khí vào nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới - Theo định luật phản xạ ánh sáng góc tới bằng góc phản xạ Do đó i > r và i = i’ Þ i’ > r. Theo giả thiết IK vuông góc với IP nên hay Lời giải: Nguyễn Ngọc Hùng – THCS Hoàng Xuân Hãn – Đức Thọ - Hà Tĩnh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ TĨNH NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÍ Mã đề 02 Thời gian làm bài: 60 phút Bài 1: 1) Để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường, người ta sử dụng quy tắc bàn tay trái. Hãy phát biểu quy tắc này 2) Nêu tác dụng của máy biến thế và viết công thức để làm rõ tác dụng đó Bài 2: Kể hai nguồn phát ra ánh sáng trắng. Nêu cách phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD Bài 3: 1) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 12W và R2 = 6W mắc nối tiếp, mắc song song 2) Cho mạch điện như hình vẽ, Đ là bóng đèn dây tóc loại 12V – 6W, Rb là điện trở có giá trị thay đổi được. Hiệu điện thế U được giữ không đổi và đèn sáng bình thường. Coi điện trở của dây nối không đáng kể a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bóng đèn. b) Cho U = 18V, tính điện trở Rb. Bài 4: 1) Vật sáng AB cao 2cm, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. A nằm trên trục chính, cách thấu kính 30cm a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính đã cho b) Vận dụng kiên thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh 2) Chiếu 1 tia sáng SI từ không khí xuống mặt nước dưới góc tới i, thì xuất hiện 1 tia phản xạ trở lại không khí IP và 1 tia khúc xạ vào nước IK. Biết IK vuông góc với IP. Chứng minh rằng i > 450 LỜI GIẢI Bài 1: 1) Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ 2) Giống đề 1 Bài 2: 1) Hai nguồn phát ra ánh sáng trắng: Mặt trời là nguồn phát ra ánh sáng trắng rất mạnh. Ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày (trừ lúc bình minh và hoàng hôn) là ánh sáng trắng. Các đèn dây tóc nóng sáng như đèn ô tô, xe máy, cũng là nguồn phát ra ánh sáng trắng Cách phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD: - Chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD. Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia - Sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau Bài 3: 1) - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 12W và R2 = 6W mắc nối tiếp là: - Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 12W và R2 = 6W mắc song song là: 2) a) Điện trở của đèn là: Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn là: b) Theo sơ đồ mạch điện ta có Rb mắc nối tiếp với đèn Đ Đèn sáng bình thường nên cường độ dòng điện qua đèn là: , do đó cường độ dòng điện qua điện trở Rb là Ib = Đèn sáng bình thường nên hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là , do đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở Rb là Ub = U - Vậy giá trị của điện trở Rb là Bài 4: 1) a) Vẽ ảnh: Giống đề 1 b) Vậy ảnh A’B’ cao 1cm và cách thấu kính 15cm 2) Giống đề 1 Lời giải: Nguyễn Ngọc Hùng – THCS Hoàng Xuân Hãn – Đức Thọ - Hà Tĩnh
File đính kèm:
- HUONG_DAN_HS_TU_BD_VAT_LI_LOP_9_20150725_095122.doc