Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Lê Thu Hiệp (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 ( 2đ): Cho đoạn trích :

 “ Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên Má! Má! Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

a. Đoạn trích trên rút từ tác phẩm nào? Của ai? Tình huống được khắc họa trong đoạn trích là gì?

b. Khái quát diễn biến tâm lí của cha con bé Thu trong đoạn trích?

Câu 2 (3đ) : Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện dưới đây:

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Lê Thu Hiệp (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH PTTH
 (Đề giới thiệu) Môn : Ngữ văn 
 Năm học 2015 -2016 
 (Thời gian làm bài : 120 phút)
Người ra đề: Lê Thu Hiệp
Trường ThCS Thăng Long
Liên hệ : 
Câu 1 ( 2đ): Cho đoạn trích :
 “ Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên Má! Má! Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
Đoạn trích trên rút từ tác phẩm nào? Của ai? Tình huống được khắc họa trong đoạn trích là gì?
Khái quát diễn biến tâm lí của cha con bé Thu trong đoạn trích?
Câu 2 (3đ) : Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện dưới đây:
 LÀM ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ĐÓ
 Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì lên rồi ném xuống . Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại đại dương.
Cháu làm gì vậy? - Tôi làm quen.
Những con sao biển này sắp chết rồi vì thiểu nước . Cháu phải giúp chúng. - Cậu bé trả lời.
Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không ? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng ? Rồi chúng sẽ phải chết thôi!
 Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
Cháu biết chứ, nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất là cháu đã cứu được những con sao biển này.
 (Theo – Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị)
Câu 3 (5đ):
 Cảm nhận và suy nghĩ về tình bà cháu qua bài thơ “ Bếp lửa”- Bằng Việt ?
 ................................................. Hết.............................................
 HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2đ ):
a.- Xác định đoạn trích trích trong tác phẩm " Chiếc lược ngà" (0,25đ), của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (0,25đ).
 - Xác định tình huống của đoạn trích : Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu- bé Thu sau 8 năm xa cách.Do chiến tranh, do viết thẹo dài trên má ông Sáu khiến bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha (0,5 đ).
b. Xác định chính xác diễn biến tâm lí của cha con bé Thu trong đoạn trích ( 1đ):
 - Bé Thu " tái mặt, vụt bỏ chạy, kêu thét lên Má, má..." : Những chi tiết thể hiện sự ngạc nhiên, hoảng sợ muốn cầu cứu má.
 - Ông Sáu: "mặt sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”: Những chi tiết thể hiện nỗi xúc động, tâm trạng hụt hẫng, đau đớn thất vọng tột cùng của ông Sáu.
Câu 2( 3đ)
a. Yêu cầu:
 a.1/ Về kĩ năng:
 - Tự do lựa chọn kiểu văn bản, phương thức phù hợp.
 - Tự do lựa chọn các phương pháp lập luận.
 - Đảm bảo bố cục ba phần.
 - Bài viết mạch lạc, lập luận thuyết phục, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm.
 - bài viết không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 a.2/ Về kiến thức:
- Thí sinh có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách. Sau đây là những gợi ý cơ bản:
 1. Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu bé là hành động nhỏ nhặt, bình thường chẳng mấy ai quan tâm , để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa : ( 1đ)
 + Góp phần bảo vệ môi trường.
 + Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người : Không thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
 + Ý thức sống đẹp, sống có ích,Sống phải cống hiến một phần nhỏ bé của mình cho xã hội.
 2. Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc , thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người: (1đ)
 + Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
 + Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc nhỏ nhặt.
 3. Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm.. trước sự vật,sự việc diễn ra xung quanh mình( 1đ)
 b. Biểu điểm:
 - Giám khảo đánh giá mức độ làm bài của thí sinh để cho điểm linh hoạt. Khuyến khích những bài có ý sáng tạo, có cách nhìn nhận đánh giá riêng của bản thân, có dẫn chứng tiêu biểu ... 
 Câu 3 (5đ):
 a. Yêu cầu chung:
 * Về kĩ năng: Thí sinh biết làm một bài văn nghị luận văn học, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc.
 * Về kiến thức: Cần nắm được nội dung, nghệ thuật bài thơ " Bếp lửa"- Bằng Việt.
 b. Yêu cầu cụ thể:
 Nội dung bài viết của thí inh cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 1. Giới thiệu: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khái quát nội dung chính của bài thơ(0,5đ):
 2. Tình bà cháu được thể hiện qua dòng hồi tưởng (2đ)
 - Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp : " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm". Từ láy " Ấp iu" gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chi chút yêu thương của bà dành cho cháu.
 - Tác giả hồi tưởng một thời thơ ấu bên bà nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
 + Tuổi thơ ấy có bóng đen của nạn đói năm 1945 bao trùm. Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
 + Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mẹ cùng cha công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang. dạy dỗ của bà. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấp áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc đầy ân tình của bà.
 + Nhớ về bà, bên hình ảnh bếp lửa còn có tiếng chim tu hú , tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì tha thiết lắm.
 3. Tình bà cháu được thể hiện qua những suy ngẩm về bà (2 đ)
 - Từ dòng hồi tưởng, người cháu suy ngẩm : Bà là ngọn lửa, bà cũng là người giữ ngọn lửa
 luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình.
 - Bà tần tảo hi sinh, chăm lo cho mội người , bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên tình yêu thương , niềm vui sưởi ấm,san sẻ và còn "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"
 - Cho nên, dù cháu đã lớn khôn, đã đi xa nhưng không thể và không bao giờ nguôi quên hình ảnh ngọn lửa bà nhóm dạy mỗi sớm mai vì hình ảnh đó đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng, là hành trang tinh thần trong cuộc đời của cháu, thành niểm tin kì diệu nâng bước cháu vào đời.Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu thêm về dân tộc mình, về cuộc đời mình.
 4. Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh thực đồng thời cũng là biểu tượng về tình yêu thương và lòng biết ơn đối với bà, cũng là tình cảm gắn bó với gia đình, là tình yêu quê hương, đất nước (0,5đ)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2015_2016_le.doc