Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phạm Sư Mạnh (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1( 2,0 điểm)
“- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”
( SGK Ngữ văn 9, tập I- NXBGD)
a. Câu văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Câu văn là lời thoại của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Qua lời thoại đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật?
Câu 2( 3,0 điểm)
Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp của xã hội hiện nay.
Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nếp sống đẹp đó.
Câu 3( 5,0 điểm)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồn trăng
Lướt giữa mây cao với biển bàng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thé trận lưới vây giăng.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập I- NXBGD)
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN TRƯỜNG THCS PHẠM SƯ MẠNH Mà ĐỀ. V- 10-TS10-PSM-PGDKM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1( 2,0 điểm) “- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” ( SGK Ngữ văn 9, tập I- NXBGD) Câu văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu văn là lời thoại của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Qua lời thoại đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của nhân vật? Câu 2( 3,0 điểm) Đồng cảm và chia sẻ là nếp sống đẹp của xã hội hiện nay. Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nếp sống đẹp đó. Câu 3( 5,0 điểm) Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồn trăng Lướt giữa mây cao với biển bàng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thé trận lưới vây giăng. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. ( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập I- NXBGD) ...................... Hết ...................... PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN TRƯỜNG THCS PHẠM SƯ MẠNH Mà ĐỀ: V- 10-TS10-PSM-PGDKM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03.trang) C©u 1 ( 2 ®iÓm) a.Trích từ: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.( 0,5 điểm) b.Đây là lời thoại của Vũ Nương nói với Trương Sinh trong lễ đàn Trương Sinh giải oan cho Vũ Nương. Qua lời thoại này ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của Vũ Nương.Cho dù Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa nhưng khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.Câu nói đó cho ta thấy dù ở trong hoàn cảnh nào(cả khi bị đẩy đến cái chết) Vũ Nương vẫn là người giàu ân nghĩa, thuỷ chung: ân nghĩa, thuỷ chung với Trương Sinh và ân nghĩa, thuỷ chung với Linh Phi- người đã cứu mạng nàng, thề nguyền dù sống chết cũng không phụ ân nghĩa của Linh phi. ( 1,0 điểm) - Sự trân trọng ân nghĩa, thuỷ chung ở Vũ Nương cũng chính là sự trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. ( 0,25 điểm) - Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. ( 0,25 điểm) C©u 2 ( 3 ®iÓm) A. Yªu cÇu vÒ néi dung: Bài làm nêu được các ý cơ bản sau: - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Nếp sống đẹp: Đồng cảm và chia sẻ. - Giải thích “Đồng cảm và chia sẻ”: Lắng nghe, thấu hiểu, san sẻ và yêu thương giúp đỡ mọi người... - Phân tích và chứng minh những biểu hiện cụ thể của lối sống đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống (từ trong gia đình đến trường lớp, ngoài xã hội...). Người sống biết đồng cảm và chia sẻ là người luôn có trái tim nhân hậu, giàu lòng nhân ái biết quan tâm đến mọi người.( nêu dẫn chứng về lối sống đồng cảm chia sẻ trong xã hội) - Bàn mở rộng: Đồng cảm chia sẻ không chỉ là những lời nói và còn được thể bằng những việc làm cụ thể, không phân biệt tuổi tác, thời gian..., mở rộng phạm vi thế giới... + Từ xưa ông cha ta đã khuyên : Thương người như thể thương thân, Lá làng đùm lá rách...Đó là đạo lí cao đẹp của dân tộc ta. - Phê phán : lối sống ích kỉ, vô cảm, lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại... - Bài học nhận thức và hành động: Cần rèn luyện để có lối sống đẹp đó ngay từ những việc làm nhỏ nhất ở mọi nơi, mọi lúc. + Hành động trên nền tảng của sự đồng cảm và chia sẻ sẽ giúp con người trở nên cao thượng hơn, biết yêu thương nhiều hơn...xã hội sẽ đầy ắp tình yêu thương, hạnh phúc... B. Yêu cầu về hình thức: - Bài có bố cục ba phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài - Lập luận chặc chẽ có sức thuyết phục - Chữ viết sạch sẽ không mắc lỗi. C. Biểu điểm: - Điểm 3: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy, hấp dẫn, có sự liên hệ tự nhiên, không sáo mòn...Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tránh viết tuyên truyền khô khan. - Điểm 2: Bài viết đảm bảo đủ các yêu cầu trên.Tuy nhiên còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, lập luận chưa thuyết phục, mắc lỗi về kiến thức, kĩ năng, lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: Bài làm lạc đề, sai cả nội dung và hình thức. C©u 3( 5 ®iÓm) A. Yªu cÇu vÒ néi dung: HS cã thÓ cã nh÷ng c¸ch s¾p xÕp kh¸c nhau nhng ®¹i thÓ nªu ®îc c¸c ý sau: - Khổ thơ: “ Ta hát...buổi nào.” Tiếng hát của ngư dân vang trên mặt biển thể hiện niềm vui, niềm lạc quan của dân chài. + Đại từ “ta” diễn tả niềm tự hào của ngư dân khi được làm chủ công việc, làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời tự do... + Tiếng hát thể hiện niềm say mê lao động, mông muốn công việc đánh cá bội thu , “ gọi cá vào” là tình cảm gần gũi, thân tình giữa con người với biển cả... + Không khí lao động của dân chài hoà hợp với thiên nhiên vũ trụ, biển trời qua hình ảnh liên tưởng thú vị, bất ngờ: “Gõ thuyền...cao” + Tiếng hát cảm ơn mẹ biển được diễn tả qua hình ảnh so sánh ( d/c và phân tích) => Những hình ảnh thơ giầu chất lãng mạn làm đẹp thêm cho công việc đánh cá trên biển của ngư dân... - Khổ thơ: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,....nắng hồng” Bøc ph¸c ho¹ khoÎ kho¾n vÒ con ngêi vµ c«ng viÖc cña d©n chµi. + C¶nh lao ®éng ®¸nh c¸ ®Ó kÕt thóc mét ®ªm lao ®éng: Tinh thÇn lao ®éng khÈn tr¬ng, c¶nh t¶ cã ®êng nÐt, gîi vÎ ®Ñp cña con ngêi lao ®éng khoÎ kho¾n, t thÕ hµo hïng ( kÐo xo¨n tay). + Thµnh qu¶ lao ®éng ®îc miªu t¶ cã vẻ ®Ñp hÊp dÉn thi vÞ ( chïm c¸ nÆng, vÈy b¹c, ®u«i vµng, líi xÕp, buåm lªn). +Thiªn nhiªn léng lÉy, rùc rì ( r¹ng ®«ng, n¾ng hång). + NT: Sö dông tõ ng÷ giÇu gi¸ trÞ biÓu c¶m, bót ph¸p l·ng m¹n giµu søc tëng tîng t¹o nªn bøc tranh lao ®éng t¬i s¸ng - Khổ cuối ( dẫn chứng): Cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến trong bình minh rực rỡ + Câu hát được nhân hoá-> tượng trưng cho niềm vui, lạc quan và khí thể khoẻ khoắn của con người sau chuyến đi biển trở về.( liên hệ tiến hát ở khổ thơ đầu) + Hình ảnh nhân hoá đoàn thuyền-> ẩn dụ con người đang chạy đua với thời gian để lao động góp công sức trong sự nghiệp xây dựng CNXH... + Hình ảnh thiên nhiên: Cảnh bình minh trên biển rực rỡ tráng lệ được diễn tả qua hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển nhô màu mới” + Cảnh đoàn thuyền về bến tràn ngập niềm vui, niếm tự hào và cả cái nhìn huy hoang về thành quả lao động bội thu... - C¶m nghÜ: NiÒm vui lao ®éng, niÒm tin vµo cuéc sèng míi.=> Bài thơ là khúc tráng ca gợi không khí lao động khẩn trương,khoẻ khoắn, hào hùng... B. Yêu cầu về hình thức: - Bài có bố cục ba phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài - HS có kĩ năng phân tích thơ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả. - Chữ viết sạch sẽ , rõ ràng. C. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy, hấp dẫn, diễn đạt trong sáng, giàu chất văn. - Điểm 4: Bài viết đảm bảo đủ các yêu cầu trên.Tuy nhiên còn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả. - Điểm 3: Bài viết đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Tuy nhiên nội dung chưa sâu, dẫn chứng còn thiếu đôi khi dừng ở việc diễn xuôi ý thơ, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2: Bài viết cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên song nội dung còn sơ sài, lập luận chưa thuyết phục, mắc nhiều lỗi về kiến thức, kĩ năng, lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Kiến thức và kĩ năng quá yếu kém. - Điểm 0: Bài làm lạc đề, sai cả nội dung và hình thức. ...................... Hết ......................
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc