Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nhật Tân (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2 điểm)
a. Chép lại theo trí nhớ khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
b. Nhận xét về cách đặt nhan đề tác phẩm.
Câu 2 (3 điểm)
Suy nghĩ của em về hiện tượng một số bạn học sinh vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập.
Câu 3 (5 điểm)
Trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, năm 2011), nhân vật Phương Định - một trong ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.
PHÒNG GD& ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS NHẬT TÂN MÃ ĐỀ V-02-TS10-NT-PGDGL ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút (Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2 điểm) a. Chép lại theo trí nhớ khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ. b. Nhận xét về cách đặt nhan đề tác phẩm. Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về hiện tượng một số bạn học sinh vì ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập. Câu 3 (5 điểm) Trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, năm 2011), nhân vật Phương Định - một trong ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định. .....................Hết.................. PHÒNG GD& ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS NHẬT TÂN MÃ ĐỀ V-02-TS10-NT-PGDGL HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) a. (1,0 điểm) + Chép chính xác (từ ngữ, dấu câu chính tả) khổ cuối "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. 0,5 điểm + Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ: sáng tác năm 1969, trên tuyến đường Trường Sơn, trong kháng chiến chống Mĩ. 0,5 điểm b. (1,0 điểm) + Nhan đề bài thơ dài, tưởng như thừa hai chữ "bài thơ”; 0,25 điểm + Việc thêm vào nhan đề hai chữ "bài thơ” là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả muốn nhấn mạnh bài thơ không chỉ khắc hoạ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu là khai thác chất thơ toát lên từ hiện thực ấy, đó là vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đáng quí của người lính lái xe; 0,5 điểm + Cách đặt nhan đề thể hiện niềm tự hào, trân trọng ngợi ca những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. 0,25 điểm 2 (3 điểm) Học sinh cầm làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; bài viết có đủ bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục; có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách, song cần nêu được các ý cơ bản sau: a. (0,5 điểm) + Dẫn dắt, giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận + Khái quát chung về sự việc, hiện tượng 0,25 điểm 0,25 điểm b. (2,0 điểm) + Trò chơi điện tử là các trò chơi được lập trình trên hệ thống phần mềm của máy tính; + Thực trạng trò chơi điện tử hiện nay: các quán điện tử-intơnet mọc lên tràn lan với trò chơi phong phú, hấp dẫn; nhiều học sinh ham mê trò chơi điện tử mà sao nhãng học hành... + Mặt lợi: Trò chơi điện tử là thú tiêu khiển hấp dẫn, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết, rèn luyện lòng kiên trì, khao khát chiến thắng... + Mặt hại của trò chơi điện tử: ham mê trò chơi điện tử sẽ tiêu tốn thời gian, tiền bạc, sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả học tập, tương lai sau này. + Nguyên nhân học sinh ham mê trò chơi điện tử: trò chơi hấp dẫn, kích thích trí tòm mò, gia đình, nhà trường quản lí con cái chưa chặt chẽ,... + Đánh giá, bày tỏ thái độ: là hiện tượng đáng báo động, đáng lo ngại, đòi hỏi tất cả mọi người cùng quan tân suy nghĩ,... + Giải pháp khắc phục: - Quản lí chặt chẽ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử; gia đình, nhà trường quản lí chặt chẽ con em mình, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, thu hút học sinh tham gia, 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm c. (0,5 điểm) + Kết luận + Lời khuyên 0,25 điểm 0,25 điểm 3 (5 điểm) - Học sinh làm đúng kiểu bài Nghị luận văn học, dạng bài Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện; bài viết có đủ bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; có thể trình bày cảm nhận về nhân vật theo nhiều cách, song cần nêu được các ý cơ bản sau: a. (0,5 điểm) + Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,25 điểm + Nêu nhận xét khái quát về nhân vật 0,25 điểm b. (4,0 điểm) + Nhân vật Phương Định mang nét chung của những cô gái thanh niên xung phong về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn: - Hoàn cảnh sống chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt; ở hang, cao điểm, phá bom, bị bom vùi, ... - Tâm hồn trong sáng, trẻ trung, hay mơ mộng, nhiều xúc cảm. 0,5 điểm 0,5 điểm + Những nét riêng của nhân vật Phương Định - Là cô gái xinh đẹp, có cá tính: là con gái Hà Nội, là cô gái khá, .... mắt nhìn xa xăm... - Nhạy cảm, kín đáo, hay mơ mộng - Tự tin, có bản lĩnh vững vàng: thể hiện qua những lần phá bom. - Yêu quê hương, yêu quí đồng đội: nhớ kỉ niệm, nhớ nhà, nhớ mẹ, yêu quí ngưỡng mộ các anh lính lái xe, chăm sóc động đội bị thương,... 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm + Đánh giá khái quát về nhân vật: Là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 0,5 điểm + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí tỉ mỉ, tinh tế, có cá tính rõ nét,... 0,5 điểm c. (0,5 điểm) + Khái quát chung về nhân vật 0,25 điểm + Đánh giá tác phẩm, tác giả 0,25 điểm ........................Hết......................
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc