Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trùng Khánh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

 Cho câu thơ:

 Làn thu thuỷ nét xuân sơn

 .

 a) Chép theo trí nhớ chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

 b) Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

 c) Nêu nghệ thuật và nội dung chính của đoạn thơ vừa chép?

Câu 2 (3,0 điểm)

 Suy nghĩ về truyền thống đạo lí được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Uống nước sông, nhớ mạch suối”.

Câu 3 (5,0 điểm)

 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ Huy Cận trước đất nước và cuộc sống.

 (Ngữ văn 9 tập 1, trang 142, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

 Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm rõ nhận xét trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trùng Khánh (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TRÙNG KHÁNH
MÃ ĐỀ
V-09-TS10-TrK -PGDGL
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 Cho câu thơ: 
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn
 .... 
	a) Chép theo trí nhớ chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên. 
	b) Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
	c) Nêu nghệ thuật và nội dung chính của đoạn thơ vừa chép? 
Câu 2 (3,0 điểm)
 Suy nghĩ về truyền thống đạo lí được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Uống nước sông, nhớ mạch suối”.
Câu 3 (5,0 điểm)
 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ Huy Cận trước đất nước và cuộc sống.
 (Ngữ văn 9 tập 1, trang 142, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
 Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận để làm rõ nhận xét trên.
------------Hết----------
PHÒNG GD-ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TRÙNG KHÁNH
MÃ ĐỀ
V-09-TS10-TrK -PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
	Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. (0,5 điểm) 
+ Chép chính xác (từ ngữ, dấu câu, chính tả) 9 câu thơ;
+ Sai 4 lỗi trở lên trừ 0,25 điểm.
0,5 điểm
b. (0,5 điểm)
- Đoạn thơ nằm ở phần đầu của Truyện Kiều do Nguyễn Du sáng tác.
0,5 điểm
c. (1,0 điểm)
+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
+ Nội dung: 
- Vẻ đẹp của bậc tuyệt thế giai nhân, khiến thiên nhiên đất trời phải hờn ghen, ganh tị;
 - Ngầm dự báo cuộc đời số phận khổ đau, bất hạnh sau này.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
(3,0
điểm)
Câu 3
(5,0 điểm)
* Hình thức:
+ Đúng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
+ Bố cục ba phần rõ ràng.
+ Lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, giàu sức thuyết phục.
* Nội dung: Có thể trình bày theo nhiều cách song cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
a. (0, 5 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ: Uống nước sông, nhớ mạch suối. 
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: uống nước là hoạt động của con người, nhằm duy trì sự sống, phát triển
+ Nghĩa bóng: uống nước sông: hưởng thụ thành quả; nhớ mạch nước suối: chỉ cội nguồn, người tạo ra thành quả.
+ Câu tục ngữ là lời khuyên về lòng biết ơn.
+ Vì sao phải biết ơn? Mọi giá trị mà ta được hưởng đều do mồ hôi, công sức thậm chí cả xương máu của thế hệ đi trước để lại; biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Chứng minh câu tục ngữ :
+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; tôn vinh anh hùng dân tộc, những người có công, những bà mẹ Việt Nam anh hùng; các hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn, ngành nghề của đất nước: 27/7, 20/11, 22/12..... diễn ra thường xuyên sôi nổi và hiệu quả, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng....
- Bàn bạc, mở rộng:
+ Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...
+ Trái với biết ơn là thái độ vô ơn bạc nghĩa, vong ân bội nghĩa,... cần phê phán.
- Liên hệ, những việc làm cụ thể:
+ Thể hiện thái độ biết ơn bằng việc làm cụ thể: ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, thầy cô chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức..., phụng dưỡng khi cha mẹ về già.
+ Tích cực hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa ở nhà trường và địa phương.
+ Noi gương Bác Hồ kính yêu và những tấm gương khác trong cuộc sống...
- Kết luận, lời khuyên: Câu tục ngữ nêu lên bài học đạo lí sâu sắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người trong đó có học sinh cần biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp này
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
- Hình thức: 
+ Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
+ Bài viết đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp.
+ Kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận.
- Nội dung: Bài viết có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
a. (0,5 điểm): 
- Hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung : sáng tác năm 1958, khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
- Giới thiệu ý kiến: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
b. (3,5 điểm)
 * Khái quát thể thơ, bố cục, dòng cảm xúctrình tự miêu tả ...
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi : 
- Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh, nhân hóa,, liên tưởng độc đáo: Mặt trời xuống biển như hòn lửa/... cửa.
- Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm : 
- Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Hình ảnh con người: Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng...
c. Cảnh đoàn thuyền trở về : 
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hoá, nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
c. (0,5 điểm)
 Liên hệ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật:
- Đối chiếu với phong cách thơ Huy Cận thời kì trong Thơ mới: buồn sầu, cô đơn (Tràng giang);
- Đến bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, người đọc cảm nhận được một luồng sinh khí mới đang tràn ngập trong hồn thơ Huy Cận. Bởi với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng đã góp phần làm nên thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ...
d. (0,5điểm)
- Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của Huy Cận trước đất nước và cuộc sống.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
 0,75 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
........................Hết..........................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2013_2014.doc