Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Vật lý - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Có đáp án)

Câu I. Lúc 8 giờ, trên đoạn đường thẳng AB, An đi từ A đến B, trong 2/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 40km/h, trong 1/3 đoạn đường sau đi với vận tốc 30km/h. Cùng lúc đó Bình đi từ B về A với vận tốc v, đi được nửa quãng đường thì dừng lại nghỉ 12 phút sau đó tiếp tục đi về A với vận tốc 2v. Cả hai đến nơi cùng một lúc, coi các chuyển động là đều.

1). Tính vận tốc trung bình của An trên đoạn đường AB.

2). An đến B lúc 10 giờ, tính v.

3). Tìm thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.

4). Vẽ đồ thị chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ.

Câu II. Một bóng đèn dây tóc công suất 75W có thời gian thắp sáng tối đa 1000 giờ và giá hiện nay là 3500 đồng. Một bóng đèn compact công suất 15W có độ sáng tương đương thắp sáng tối đa được 8000 giờ và giá hiện nay là 60000 đồng.

1). Tính điện năng tiêu thụ của mỗi loại đèn trong 8000 giờ.

2). Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng trên trong 8000 giờ nếu giá của 1kW.h là 1200 đồng. Từ đó cho biết sử dụng loại bóng nào có lợi hơn? Tại sao?

 

doc17 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên môn Vật lý - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Đắk Lắk (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK
Đề chính thức
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I. Lúc 8 giờ, trên đoạn đường thẳng AB, An đi từ A đến B, trong đoạn đường đầu đi với vận tốc 40km/h, trong đoạn đường sau đi với vận tốc 30km/h. Cùng lúc đó Bình đi từ B về A với vận tốc v, đi được nửa quãng đường thì dừng lại nghỉ 12 phút sau đó tiếp tục đi về A với vận tốc 2v. Cả hai đến nơi cùng một lúc, coi các chuyển động là đều.
1). Tính vận tốc trung bình của An trên đoạn đường AB.
2). An đến B lúc 10 giờ, tính v.
3). Tìm thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
4). Vẽ đồ thị chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ.
Câu II. Một bóng đèn dây tóc công suất 75W có thời gian thắp sáng tối đa 1000 giờ và giá hiện nay là 3500 đồng. Một bóng đèn compact công suất 15W có độ sáng tương đương thắp sáng tối đa được 8000 giờ và giá hiện nay là 60000 đồng.
1). Tính điện năng tiêu thụ của mỗi loại đèn trong 8000 giờ.
2). Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng trên trong 8000 giờ nếu giá của 1kW.h là 1200 đồng. Từ đó cho biết sử dụng loại bóng nào có lợi hơn? Tại sao?
Câu III. Một người bán bình siêu tốc đưa quảng cáo rằng bình này đun sôi 2 lít nước trong 5 phút. Biết rằng nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.độ, khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3.
1). Trên bình có ghi 220 V – 1800 W, bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường và sự hấp thụ nhiệt của bình, hãy tính thời gian đun sôi 2 lít nước ở 200C. Kết quả có đúng như lời quảng cáo không? Để đúng như lời quảng cáo thì nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?
2). Một bình khác mất nhãn, để kiểm tra công suất của bình, dùng bình đó đun một 1 lít nước ở 200C sau 3 phút 35 giây thì nước sôi. Rót thêm 1 lít nước ở 200C vào tiếp tục đun sau 3 phút 30 giây nữa thì nước sôi. Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường, nhiệt độ ban đầu của bình 200C. Tính công suất tiêu thụ và nhiệt lượng hấp thụ của bình.
Câu IV. Hai điểm sáng , đặt hai bên thấu kính và cách nhau 16 cm trên trục chính của thấu kính có tiêu cự cm. Ảnh tạo bởi thấu kính của và trùng nhau tại điểm . 
1). Thấu kính này là thấu kính gì? Tại sao? Vẽ hình.
2). Từ hình vẽ đó hãy tính khoảng cách từ tới thấu kính.
Câu V. Cho mạch điện như hình vẽ: , , là biến trở, điện trở của vôn kế rất lớn. Bỏ qua điện trở dây nối. Đặt vào hai đầu một hiệu điện thế không đổi .
1). Cho thì số chỉ của vôn kế là . Tính .
2). Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở rất nhỏ. Tìm để công suất trên cực đại. Tính giá trị cực đại này và cường độ dòng điện qua ampe kế.
-------------- HẾT--------------
LỜI GIẢI – NHẬN XÉT
Câu I.
1). Gọi là quãng đường đến .
Vận tốc trung bình của An:
 (km/h).
2). Thời gian An đi từ đến :
 (h).
Quãng đường từ đến :
 (km).
Bình cũng đến lúc 10h và nghỉ 12 phút =0,2h nên: 
(h).
 (km/h).
3). Chọn gốc tọa độ tại , chiều dương là chiều đến , mốc thời gian lúc 8h00.
Thời gian anh An đi hết 2/3 đoạn đường đầu (h).
Thời gian anh Bình đi hết nửa đoạn đường đầu (h).
Thời điểm anh Bình bắt đầu đi nửa đoạn đường thứ 2:
 (h).
Vậy 2 người gặp nhau trong đoạn lúc (h).
 và (km).
Vậy 2 người gặp nhau lúc 9 giờ 2 phút và cách khoảng 41 (km).
4). Phương trình chuyển động của anh :
 .
Phương trình chuyển động của anh :
 .
Hoặc(cách giải khác)
Bảng thời điểm và vị trí đặc biệt

0
1,2
1,4
2
 
0
48

72

72
36
36
0
Đồ thị 
Nhận xét và nhắc lại kiến thức :
Chú ý đến đơn vị : phải cùng đơn vị .
Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định được định nghĩa là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.
Thời gian đi một đoạn đường bằng tỉ số giữa quãng đường với vận tốc.
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Thời gian đi hết quãng đường bằng hiệu của thời điểm cuối trừ thời điểm đầu tiên vật chuyển động. 
Ý tưởng :
1)
An chuyển động đều nên vận tốc trung bình của An trên cả đoạn đường AB bằng tỉ số của quãng đường AB kí hiệu là s trên thời gian t mà An đi hết quãng đường với t gồm thời gian An đi quãng đường đầu và thời gian An đi quãng đường sau.
Mặt khác thời gian bằng tỉ số của quãng đường với vận tốc nên suy ra :
Vận tốc trung bình của An :
 (km/h).
2)
Đổi 12 phút = 0,2 h
Tổng thời gian t mà An đi hết cả quãng đường AB bằng hiệu thời điểm cuối (10 giờ) trừ đi thời điểm đầu tiên An chuyển động (8 giờ) hay (h).
Thay t vào biểu thức đã tìm được ở câu 1) suy ra (km) là quãng đường AB.
Theo giả thiết thì cả 2 xuất phát và đến nơi cùng lúc nên thời gian t An đi hết quãng đường cũng là thời gian Bình chuyển động hết quãng đường đó và thời gian này gồm thời gian Bình đi nửa quãng đường từ B đến A , thời gian nghỉ 0,2 h và thời gian Bình đi nửa quãng đườn còn lại với:
suy ra : 
 (km/h).
3) 
Nhận thấy rằng An và Bình đi ngược chiều nhau . Bình lại có thời gian nghỉ ở giữa quãng đường trong khi An vẫn đang chuyển động đều, như vậy ta cần phải xem 2 người gặp nhau trước , trong hay sau thời gian nghỉ của An.
Lúc bắt đầu nghỉ, Bình đi hết nửa quãng đường tốn thời gian là (h)
Sau 1,2h thì An đi được đúng quãng đường nghĩa là An đã đi qua nửa quãng đường đầu như vậy 2 người gặp nhau trong thời gian 1,2h này hay 2 người gặp nhau trong đoạn lúc (h).
2 người đi ngược chiều nhua nên khi gặp nhau tại thời điểm t thì tổng quãng đường đi được của An và Bình bằng quãng đường AB :
 (km).
Vậy 2 người gặp nhau lúc và cách A khoảng 41 km.
4)
Để vẽ được đồ thị chuyển động của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ cần vẽ các yếu tố liên quan đến chuyển động đó như thời gian , quãng đườn , vận tốc. Ở bài này đơn giản hơn cần vẽ sự liên quan đến thời gian và vận tốc.
Chuyển động đều nên vận tốc phụ thuộc vào thời gian vì vậy ta sẽ cần tìm các vị trí đặc biệt của thời gian để xác định các điểm thuộc đồ thị :
Phân tích theo thời gian chuyển động của 2 người : 
+ An : Chuyển động với vận tốc 40 (km/h) đến lúc gặp Bình hết thời gian sau đó An đi với vận tốc 40 (km/h) hết quãng đường , cuối cùng chuyển động với vận tốc 30 (km/h) đi hết quãng đường còn lại.
+ Bình : Chuyển động với vận tốc v = 30 (km/h) đến lúc gặp An hết thời gian sau đó vẫn đi với vận tốc v hết nửa quãng đường , tiếp theo Bình nghỉ hết 0,2h , cuối cùng Bình chuyển động với vận tốc 60 (km/h) hết quãng đườn còn lại.
Phương trình chuyển động của anh :
 .
Phương trình chuyển động của anh :
 .
Hoặc(cách giải khác)
Bảng thời điểm và vị trí đặc biệt

0
1,2
1,4
2
 
0
48

72

72
36
36
0
Đồ thị 
Câu II.
1). Điện năng tiêu thụ của đèn sợi đốt trong 8000h
 (W.h) (kW.h).
Điện năng tiêu thụ của đèn compact trong 8000h:
 (W.h) (kW.h).
2). Chi phí sử dụng bóng đèn sợi đốt:
 (đồng).
Chi phí sử dụng bóng đèn compact:
 (đồng).
Vậy sử dụng bóng đèn compact có lợi hơn vì hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhận xét và nhắc lại kiến thức :
Công của dòng điện – điện năng tiêu thụ: 
+ Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích
+ Công của dòng điện là công của lực điện thực hiện khi làm dịch chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch . Công này chính là điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ và được tính bởi : 
 (J)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
q: điện lượng (C)
t: thời gian (s).
( Lưu ý : điện năng tiêu thụ ngoài đơn vị là J còn đơn vị là (kW/h) và trong thực tế 1 (kW/h) chính là 1 số điện 
 1 kW.h = 3600000 W.s = 3600000 J )
Công suất điện của 1 đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong 1 đơn vị thời gian , hoặc bằng tích của hiêu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó :
 (W)
Giá tiền điện là tích của số điện tiêu thụ và giá tiền của 1 số điện theo quy định.
Ý tưởng : 
Đây là bài toán khá đơn giản , chỉ cần sử dụng đúng công thức và các đơn vị .
Đổi đơn vị : 1 W = 1/1000 kW
1)
 Trong 8000 giờ đèn dây tóc tiêu thụ lượng điện năng là :
(kW.h) = 600 (số điện).
 Trong 8000 giờ đèn compact tiêu thụ lượng điện năng là :
 (kW.h) = 120 (số điện).
2)
Chi phí sử dụng 1 loại bóng đèn gồm chi phí mua bóng và chi phí tiền điện sử dụng trong thời gian 8000 giờ.
Như vậy ta có :
+ Chi phí sử dụng bóng đèn sợi đốt:
 (đồng).
+ Chi phí sử dụng bóng đèn compact:
 (đồng).
Nhận thấy trong cùng 1 khoảng thời gian là 8000h bóng đèn sợi đốt mất chi phí nhiều hơn nên sử dụng bóng đèn compact sẽ có lợi hơn .
Câu III.
1). Ta có .
 (s) = 6 phút 13 giây.
Đã bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường và sự hấp thụ nhiệt của bình thời gian đun sôi 2l nước hơn 6 phút, không đúng như lời quảng cáo.
Để đúng lời quảng cáo thì nhiệt độ ban đầu của nước:
.
2). Gọi là lượng nhiệt của bình hấp thụ
Trong lần đun đầu
 (1).
Trong lần đun sau, vì bình đã nóng nên nhiệt chỉ cung cấp cho nước sôi
 (2).
Từ (2) (W).
Thay vào (1) ta có (J).
 Nhận xét và nhắc lại kiến thức :
Định luật Jun-Lenxo : Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua thì tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện , tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Công thức : trong đó :
I là cường độ dòng điện , đơn vị ampe (A)
R là điện trở , đơn vị Ôm ()
t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn , đơn vị giây (s)
Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn , đơn vị jun (J).
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn : Áp dụng định luật Jun-Lenxo ta có :
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt : 
Trong đó là nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn.
Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng khi đó .
Khi gặp 1 bài toán nhiệt lượng cần xác định đúng vật nào tỏa nhiệt vật nào thu nhiệt . Thông thường ban đầu vật có nhiệt độ cao hơn là tỏa nhiệt , vật có nhiệt độ thấp hơn là thu nhiệt và đảm bảo 3 nguyên lý truyền nhiệt :  
Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn .
Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì ngừng lại
Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào 
Sau khi cân bằng đạt nhiệt độ là t . Vật tỏa nhiệt thì nhiệt độ ban đầu sẽ cao hơn t và nếu vật thu nhiệt thì nhiệt độ ban đầu sẽ thấp hơn t 
Công thức tính nhiệt lượng Q thu vào hoặc tỏa ra của 1 vật : 
 (J)
với : m : khối lượng vật (kg)
 c : nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K)
 : độ biến thiên nhiệt độ của vật sau khi cân bằng nhiệt 
 (Ngoài J , KJ đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng calo,Kcalo :
 1 Kcalo = 1000 calo ; 1 calo = 4,2 J ).
Phương trình cân bằng nhiệt : nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra : với t là nhiệt độ sau khi cân bằng.
Ý tưởng :
1)
Đọc đề bài và đầu tiên phải xác định được các vật thu và tỏa nhiệt
Bình nước để đun sôi từ nhiệt độ phải thu 1 nhiệt lượng là :
.
Để thu 1 nhiệt lượng như vậy thì ấm nước cần cung cấp 1 nhiệt lượng chính là nhiệt lượng tỏa ra :
 .
Phương trình cân bằng nhiệt :
 (1)
 (s) = 6 phút 13 giây.
Đã bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường và sự hấp thụ nhiệt của bình thời gian đun sôi 2l nước hơn 6 phút, không đúng như lời quảng cáo là 5 phút .
Để đúg như lời quảng cáo là 5 phút = 5.60 = 300 (s) thì thay t = 300 vào phương trình (1) ta tính được nhiệt độ ban đầu của nước là :
 .
2) 
Đổi đơn vị : 3 phút 35 giây = 3.60 + 35 = 215 giây .
 3 phút 30 giây = 3.60 + 30 = 210 giây .
Gọi là lượng nhiệt của bình hấp thụ
 t là thời gian đun sôi lần đầu 
 t’ là thời gian đun sôi lần sau .
Phương trình cân bằng nhiệt :
+ Trong lần đun đầu :
 (1).
+ Trong lần đun sau , vì bình đã nóng nên nhiệt chỉ cung cấp cho nước sôi : 
 (2).
Từ (2) (W).
Thay vào (1) ta có :
 (J).
Câu IV.
S'
S1
S2
0
I
F
F'
M
 N
1). Hình vẽ, giải thích
Hai ảnh và của tạo bởi thấu kính trùng nhau nên một ảnh thật và một ảnh ảo, vậy đây là thấu kính hội tụ.
Nếu thì và ngược lại.
2). Do .
.
suy ra (1).
Tương tự và .
suy ra (2).
Mà cm (3)
Thay (1), (2) vào (3) tìm được cm.
Nhận xét và nhắc lại kiến thức :
Phân biệt 2 loại thấu kính :

Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kì
Khái niệm
- Phần rìa mỏng phần giữa.
- Giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt phẳng và 1 mặt cầu.
- Phần rìa dày hơn phần giữa.
Chùm tia sáng
Chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm, nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính.
Chùm tia sáng song song sau khi đi qua sẽ bị phân tán ra.
Ảnh của 1 vật

- Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật.
- Khi vật xa thấu kính cho ảnh thật cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự (nằm ở tiêu điểm ).
- Vật trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn và cùng chiều với vật.
- Vật tại tiêu điểm cho ảnh thật ở rất xa thấu kính.
- Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính cho ảnh ảo cách thấu kính 1 khoảng bằng tiêu cự (nằm ở tiêu điểm ).
Cách nhận biết thấu kính hội tụ :
+ Căn cứ vào : thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
+ Căn cứ vào tính chất : một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính . Nếu chiếu chùm ánh sáng mặt trời vào thấu kính , nếu chùm tia ló là thấu kính hội tụ thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ .
+ Căn cứ vào tính chất của ảnh .( Thấu kính phân kì chỉ cho ảnh ảo còn thấu kính hội tụ có thể cho ảnh ảo hoặc ảnh thật ).
Cách vẽ đường đi của các tia sáng qua thấu kính hội tụ .
 Sử dụng đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt phía trên :
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’.
+ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
+ Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính .
Cách dựng ảnh của một điểm sánh S qua thấu kính hội tụ :
+ Từ S ta dựng hai tia ( trong ba tia đặc biệt ) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính .
+ Nếu hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính .
 Công thức quan trọng liên hệ giữa khoảng đặt vật d , tiêu cự f và khoảng ảnh :
 .
Khi là bài toán quang hình cần sử dụng tốt các tính chất của tam giác đồng dạng :
Các trường hợp chứng minh tam giác đồng dạng :
+ 3 cạnh tương ứng tỉ lệ với nhau (c-c-c).
+ 2 cạnh tương ứng tỉ lệ với nhau – góc xen giữa 2 cạnh bằng nhau (c-g-c).
+ 2 góc tương ứng bằng nhau (g-g).
Ý tưởng :
1)
2 vật đặt ở 2 bên của thấu kính lại cho ảnh cùng nằm tại 1 vị trí S’ nên có 1 ảnh thật và 1 ảnh ảo . 2 vật sẽ cho 2 tia ló ra khỏi thấu kính có phương trùng nhau vì vậy đây là thấu kính hội tụ.
Ảnh có phương trùng nhau nhưng sẽ là 2 tia đối của nhau vì thế :
Nếu thì và ngược lại.
 (Cách vẽ ảnh của 1 điểm sáng qua thấu kính hội tụ đã trình báy phía trên).
S'
S1
S2
0
I
F
F'
M
 N
Sau khi vẽ được ảnh của thì từ điểm ảnh vẽ ngược lại sẽ ra được vật .
2)
Cần tìm S’O thông qua vì 
Đã biết (cm) ; (cm) 
Do nên .
Do nên .
Suy ra (1).
Tương tự và .
 suy ra (2).
Mà (3).
Thay biểu thức của (1) và (2) vào (3) ta được :
Đặt và thay vào phương trình trên ta được :
Suy ra (vì x > 0) . Suy ra (cm).
Câu V.
1). Ta có (hoặc vẽ mạch)
, , .
Số chỉ vôn kế , suy ra (1).
Ta có và , suy ra (2).
Từ (1), (2) suy ra (A).
Hiệu điện thế (V).
2). Ta có .
Đặt . 
. 
 (1);
. 
Vì , nên (W).
Để thì (W).
Thay vào (1) (A).
 (A).
Số chỉ của ampe kế (A).
Nhận xét và nhắc lại kiến thức :
Các bài toán thông thường về điện quan trọng nhất là cần vẽ lại hình như vậy mới có thể làm đúng được bài ( tương tự khi làm bài hình ở môn toán )
Lưu ý khi vẽ hình : nên đặt tên ở các giao điểm của dây dẫn nếu đoạn mạch dây dẫn có điện trở không đáng kể và không xuất hiện điện trở ta chập lại làm 1 điểm . Ampe kế có điện trở không đáng kể thì coi như 1 dây dẫn , vôn kế có điện trở rất lớn thì coi như không có đoạn dây nối với vôn kế .
Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn . Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện và được kí hiệu như sau : 
	A	B
 Hoặc 
Tính điện trở tương đương : 
 nối tiếp với : 
 song song với : 
Định luật Ôm : cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở R của dây : .
Công suất điện trở P : 
Bất đẳng thức Côsi với 2 số thực không âm a và b :
 Đẳng thức xảy ra dấu bằng khi và chỉ khi a = b.
Ý tưởng :
1)
Vôn kế có điện trở rất lớn nên ta coi như vôn kế tách ra khỏi mạch và chỉ có tác dụng đo hiệu điện thế và số chỉ của vôn kế bằng hiệu điện thế của biến trở và điện trở hay :
 (V) (1).
Cần tìm .
Như vậy cần tìm mối liên hệ giữa .
Ta có (hoặc vẽ mạch).
Tính điện trở tương đương của từng mạch nhỏ trong mạch :
 .
Nhận thấy tất cả điện trở trong mạch đều đã biết hết mà cần tìm cường độ dòng điện ta nghĩ ngay tới việc tính tỉ lệ giữa điện trở và cường độ dòng điện . Mà 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và có : 
 , suy ra (2)
Thay (2) vào (1) ta có :
 (A).
Hiệu điện thế (V).
2)
Bài toán bắt tìm giá trị cực đại hoặc cực tiểu ta phải viết được biểu thức sau đó áp dụng các bất đẳng thức đã học cho phù hợp ( ưu tiên dùng Cô si ).
Khi thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở rất nhỏ thì ta chập 2 đầu của ampe và mạch điện mới là .
Tìm biểu thức của công suất tiêu thụ trên biến trở và đặt .
Tính công suất biến trở theo x : suy ra cần tìm .
Tính điện trở tương đương của các mạch nhỏ theo x:
 .
 .
 Ta có : 
Thay các giá trị điện trở đã tính phía trên ta có :
 (1);
Suy ra : 
Cách 1 :
Vì , nên (W).
Để thì (W).
Cách 2 : chia cả tử và mẫu cho x > 0 ta có :
 .
Áp dụng BĐT cô si ta có .
Suy ra 
 (W).
Để thì : (do x > 0).
Thay vào (1) (A).
 (A).
Số chỉ của ampe kế (A).

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_vat_ly_nam_hoc_2015.doc
Giáo án liên quan