Đề thi tuyển sinh lớp 10 công lập THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hiệp An (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời.
b. Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên .
Câu 2 (3.0 điểm)
"Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận"
(Eurippides)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3 (5.0 điểm)
"Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam"
(Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, số 114, ra ngày 22/9/2005)
Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận xét trên.
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPTCÔNG LẬP TRƯỜNG THCS HIỆP AN MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ: Thời gian làm bài: 120 phút V-01-TS10-HA-PGDKM (Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác và hoàn cảnh ra đời. b. Cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên . Câu 2 (3.0 điểm) "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận" (Eurippides) Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3 (5.0 điểm) "Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam" (Nguyễn Xuân Lạc, Báo Giáo dục và Thời đại, số 114, ra ngày 22/9/2005) Phân tích bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ nhận xét trên. ...........................................Hết .................................. PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THCS HIỆP AN LỚP 10 THPT CÔNG LẬP MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ: Thời gian làm bài: 120 phút V-01-TS10-HA-PGDKM (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2.0 điểm) a. + Lặng lẽ Sa Pa (0,25 điểm), Nguyễn Thành Long (0,25 điểm), + 1970 (0,25 điểm) trong chuyến đi thực tế của nhà văn lên Lào Cai (0,25 điểm) (1.0 điểm) b. + Cảnh thiên nhiên Sa Pa được miêu tả bằng nghệ thuật ẩn dụ (cành cây, lá cây là cánh tay bằng bạc, đầu màu hoa cà ), nghệ thuật nhân hoá: cây cối, nắng, mây mang hành động của con người, miêu tả mây thật đặc sắc + Cách miêu tả tạo nên khung cảnh thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đoạn truyện đậm chất hoạ và thơ. Thiên nhiên Sa Pa vốn đẹp nhưng qua cách miêu tả đó nhà văn đã làm cho nó đẹp hơn. -> Đoạn truyện khơi gợi tình yêu cảnh sắc quê hương đất nước. (1.0 điểm) 2 (3.0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Nắm chắc kĩ năng làm loại bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (Kiểu bài nghị luận xã hội). - Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng. II. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết thể hiện rõ sự nhận thức về vấn đề được thể hiện trong câu nói qua một số luận điểm sau: 1. Nêu khái niệm gia đình: - Nghĩa hẹp: Gia đình là tế bào của xã hội, bao gồm những người có quan hệ ruột thịt, máu mủ và cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt... - Nghĩa rộng: còn bao gồm cả những người trong dòng họ: cô, bác, chú, dì, anh em họ.. - Nghĩa bóng: Tập thể mà mỗi cá nhân trong đó biết quan tâm chia sẻ, gắn bó với nhau mật thiết và mọi người luôn sống hạnh phúc (Một cơ quan, đơn vị tốt thường được sánh ví là “Gia đình thứ hai”...). 2. Khẳng định vai trò của gia đình: - Là nơi sinh ra ta và nuôi dạy ta khôn lớn từng ngày...Là mái ấm chở che, động viên, an ủi, chia sẻ (niềm vui, hạnh phúc, thành công và nỗi buồn đau, sự thất bại của mỗi người...). - Là điểm tựa (bệ phóng) tinh thần chắp cánh cho tài năng bay cao, bay xa... Nhiều tài năng khoa học, văn hóa, nghệ thuật, TDTT... đã được ươm mầm, nuôi dưỡng từ chiếc nôi gia đình... - Mà Gia đình là tế bào nền tảng của xã hội (muốn xây dựng xã hội tốt đẹp phải bắt đầu từ việc xây dựng nền móng gia đình tốt đẹp...; muốn xây dựng khu phố văn hóa phải bắt đầu từ việc xây dựng các gia đình văn hóa...). => Và Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với cá nhân mỗi người và đối với cộng đồng xã hội. 3. Học sinh có thể phê phán những việc làm sai trái trong xã hội hiện nay: nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, phải sống lang thang trên hè phố; có hiện tượng cha mẹ hành hạ đứa con thơ (mới 9 tháng tuổi) một cách dã man chỉ vì mê tín... - Cảm nghĩ riêng (nhận thức, thái độ, hành động) của bản thân. III. Biểu điểm: - Điểm 3.0: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ, chính xác các yêu cầu về KTKN. Nhận thức tốt, chính xác, sát thực vấn đề. Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, giầu tính nhân văn. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.. - Điểm 2.0: Thể hiện được các yêu cầu cơ bản. Nhận thức đúng đắn vấn đề, tuy nhiên chưa hoàn hảo. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng. (Tuỳ nội dung bài viết mà GV cho từ 1 đến 2 điểm). - Điểm 0: Bài làm lạc đề, ý sa đà, không nhận thức, định hướng được vấn đề. Diễn đạt lủng củng, chữ viết, cách trình bày tuỳ tiện.. 3 (5.0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Nắm chắc kĩ năng làm loại bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học (Kiểu bài Nghị luận văn học - Nghị luận về một đoạn thơ). Vận dụng linh hoạt và hợp lí các phép lập luận. Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. - Hệ thống luận điểm rõ ràng. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi về câu, từ, chính tả... II. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm (phong cách sáng tác, giá trị cơ bản của tác phẩm) 2. Phân tích các khổ thơ để khẳng định luận đề trong đề bài: - Tín hiệu của sự chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu (K1): + Ngọn gió se nhẹ nhàng, mang theo hương ổi, màn sương giăng qua ngõ. + Nhân hoá làn sương: mùa thu mang đậm hồn người với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng (bỗng, hình như). - Sự vật ở thời điểm giao mùa (K2): + Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ, mà êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong trong lững lờ như ngẫm nghĩ, suy tư . + Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã, hương thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét . + Đám mây như một dải lụa trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu (NT liên tưởng, tưởng tượng, hình tượng hoá). - Suy ngẫm triết lý sang thu của hồn người (K3): + Vẫn là nắng mưa, sấm chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác.(Cách dùng từ: vẫn còn, bao nhiêu, đã vơi, cũng bớt) + Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà sấm cũng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây cổ thụ khi đã trải qua hai mùa xuân, hạ. + Cũng giống như “hàng cây đứng tuổi ”, khi con người đã từng va chạm, nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh, của c/đ. (NT ẩn dụ). 3. Khẳng định luận đề trong đề bài và nêu tác động của bài thơ đối với bản thân. III. Biểu điểm - Điểm 5.0: Bài viết đạt xuất sắc các yêu cầu trên, ý tứ sâu sắc, sáng tạo trong cách lập luận, viết câu, dùng từ. Không mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ... - Điểm 4.0: Bài viết đạt tất cả các yêu cầu trên ở mức độ khá, thể hiện sự sáng tạo trong viết văn, không mắc lỗi trầm trọng trong dùng từ, viết câu, chính tả... - Điểm 3.0: Bài viết đạt các yêu cầu trên, song ý tứ chưa sâu, chưa sáng tạo trong cách lập luận, còn mắc một vài lỗi dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 2.0: Bài viết cơ bản đạt được các y/c trên, song ý tứ hời hợt, sơ sài, lập luận thiếu sức thuyết phục, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả... - Điểm 1.0: Bài thiếu ý, bố cục chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được các yêu cầu trên... - Điểm 0: Lạc đề, sai về nội dung, không đúng kiểu bài nghị luận về một bài thơ... * Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt thang điểm trên để cho các điểm khác, có thể cho lẻ đến 0,25 điểm (không làm tròn số) ................................Hết ..................................
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_cong_lap_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_h.doc