Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 môn Địa lí - khối C (có đáp án)

Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thủy điện với công suất mỗi nhà máy từ 400MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam

Trả lời : Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực (cả thủy điện lẫn nhiệt điện).

- Về thủy điện, nước ta có nguồn trữ năng lớn trên các hệ thống sông Hồng (11 triệu KW), sông Xexan, sông Srêbôk, sông Đồng Nai.

- Về nhiệt điện, nước ta có nguồn dự trữ than đá ở khu vực phía Bắc (tỉnh Quảng Ninh) và khí đốt trên thềm lục địa phía Nam (các bể trầm tích : Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai). Hai nguồn nhiên liệu này là điều kiện để phát triển ngành nhiệt điện ở nước ta đã làm tăng nhanh tỉ trọng của ngành nhiệt điện so với tổng sản lượng điện ở nước ta (70%).

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2014 môn Địa lí - khối C (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đến an ninh quốc phòng.
2. Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Trình bày các hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta.
Câu II (2,0 điểm)
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thủy điện với công suất mỗi nhà máy từ 400MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì sao đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này?
Câu IV : (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI
VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
(Đơn vị : tỉ đồng)
Năm
2000
2005
2008
2010
Lâm nghiệp
5902
6316
6786
7388
Chăn nuôi
18482
26051
31326
36824
Thủy sản
21801
38784
50082
57068
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống Kê, 2012)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và giải thích.
---------Hết----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2014
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đến an ninh quốc phòng.
Trả lời : Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định.
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu khoảng 200m. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hệ thống căn cứ để ngư dân nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác các nguồn lợi vùng biển và thềm lục địa.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn để bảo vệ chủ quyền của nước ta trên vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. 
Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Trình bày các hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta.
Trả lời : Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn gay gắt vì tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước là 2,1% ; tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Tỉ lệ này ở thành thị là 5,3% và 4,5%; ở nông thôn là 1,1% và 9,3%. 
Hướng giải quyết việc làm :
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và sức khỏe sinh sản.
- Tăng cường hợp tác và liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý phát triển ngành dịch vụ.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
- Đẩy mạnh hợp tác và xuất khẩu lao động.
Câu II (2,0 điểm): Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực. Kể tên 4 nhà máy thủy điện với công suất mỗi nhà máy từ 400MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam
Trả lời : Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực (cả thủy điện lẫn nhiệt điện). 
- Về thủy điện, nước ta có nguồn trữ năng lớn trên các hệ thống sông Hồng (11 triệu KW), sông Xexan, sông Srêbôk, sông Đồng Nai.
- Về nhiệt điện, nước ta có nguồn dự trữ than đá ở khu vực phía Bắc (tỉnh Quảng Ninh) và khí đốt trên thềm lục địa phía Nam (các bể trầm tích : Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai). Hai nguồn nhiên liệu này là điều kiện để phát triển ngành nhiệt điện ở nước ta đã làm tăng nhanh tỉ trọng của ngành nhiệt điện so với tổng sản lượng điện ở nước ta (70%). 
Tên các nhà máy thủy điện có công suất 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam: Hòa Bình, Sơn La, Xexan, Trị An.
Câu III (2,0 điểm): Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vì sao đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này?
Trả lời: 
Về nghề cá: 
- Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá; lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ. 
- Sản lượng thủy sản năm 2005 vượt 624 nghìn tấn, riêng sản lượng cá biển là 420 nghìn tấn trong đó có nhiều loại có giá trị như cá thu, ngừ, trích, nục, hồng phèn, nhiều loại tôm, mực v.v...
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm, phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Hoạt động chế biển hải sản ngày càng đa dạng và phong phú. 
Về du lịch biển:
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) , Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
* Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì :
- Đây là vùng có ngư trường trọng điểm ở nước ta ( Hoàng Sa, Trường Sa; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu)
- Đánh bắt hải sản xa bờ là để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguồn hải sản phong phú và đa dạng.
- Đánh bắt hải sản xa bờ còn có ý nghĩa về an ninh quốc phòng, kết hợp đánh bắt với bảo vệ vùng biển, thềm lục địa và khoảng không gian trên vùng biển nước ta. 
Câu IV (3,0 điểm) 
Năm
2000
2005
2008
2010
Lâm nghiệp
100
107,01
114,97
123,18
Chăn nuôi
100
140,95
169,49
199,24
Thủy sản
100
177,9
229,72
261,77
BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH NÔNG, LÂM, THỦY SẢN 
	Thủy sản
	Chăn nuôi
	Lâm nghiệp
2000
2005
2008
2010
%
Năm
Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư tăng, mức độ tăng có khác nhau giữa lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.
- Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (261,77%).
- Ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (123,18%).
- Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh sau ngành thủy sản (199,24%)
Giải thích :
- Giá trị sản xuất của ngành thủy sản ở nước ta thời kì 2000 - 2010 tăng hơn 2,6 lần vì :
+ Nước ta có thế mạnh to lớn về đánh bắt và nuôi trồng .
+ Ngoài ra, đầu tư về tàu thuyền, ngư cụ cho ngư dân đang được đẩy mạnh.
+ Chủ trương đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt cũng làm cho giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng nhanh. 
- Ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất còn chậm vì phần lớn diện tích rừng nước ta là rừng tái sinh và rừng mới trồng.
- Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng khá do chủ trương của nước ta là đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Đồng thời nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi cũng hết sức đa dạng. 

File đính kèm:

  • docDE_DAP_AN_DIA_LI_KHOI_C_2014_20150726_044850.doc