Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường TH&THCS Mỏ Đá

Câu 1 a) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào?

 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận viết trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh vào giữa năm 1958.

* Lưu ý: Nếu học sinh không nói cụ thể năm sáng tác mà thay thế bằng các cụm từ như: vào những năm đầu hòa bình lặp lại; những năm đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc thì vẫn đạt điểm

 b) Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:

Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

 (Kim Lân, Làng)

 Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Khởi ngữ trong đoạn trích là: Điều này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT - Môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường TH&THCS Mỏ Đá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD - CHI LĂNG
TRƯỜNG TH&THCS MỎ ĐÁ
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
( Thời gian 90 phút )
Năm học 2014 - 2015
Câu 1: (2 điểm)
a)Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào?
b)Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:
Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.                                                         
                                                                                  (Kim Lân, Làng) 
Câu 2: (3 điểm)
Tinh thần tương trợ, giúp đỡ bạn là một đức tính tốt cần có của học sinh. Hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về điều đó. 
Câu 3 (6 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (Phần được trích trong Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
........................................................... HẾT ....................................................
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm học 2014- 2015
Đáp án
Điểm
Câu 1 
a) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ra đời trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận viết trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh vào giữa năm 1958.
* Lưu ý: Nếu học sinh không nói cụ thể năm sáng tác mà thay thế bằng các cụm từ như: vào những năm đầu hòa bình lặp lại; những năm đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc thì vẫn đạt điểm
1,00
b) Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:
Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
                                                                  (Kim Lân, Làng)
          Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Khởi ngữ trong đoạn trích là: Điều này. 
0,75
0,25
Câu 2
Tinh thần tương trợ, giúp đỡ bạn là một đức tính tốt cần có của học sinh. Hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về điều đó. 
3,00
a. Yêu cầu về kỹ năng và hình thức:
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về nội dung:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận: tinh thần tương trợ giúp đỡ bạn là đức tính tốt cần có của học sinh. 
0,25
- Giải thích:  Tương trợ là giúp đỡ lẫn nhau. Đức tính là tính tốt. Cả câu được hiểu là: học sinh cần có tinh thần giúp đỡ nhau. 
0,05
- Phân tích và bình luận:
+ Cần giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần: giúp bạn (trong khả năng của mình hoặc kêu gọi người khác) khi bạn gặp khó khăn về vật  chất, gặp trở ngại về thể chất hay gặp nguy hiểm; động viên, khuyến khích khi bạn chán nản, bi quan, cùng tháo gỡ những vướng mắc khi bạn gặp chuyện rắc rối, khó giãi bày
+ Ca ngợi những tấm gương hết lòng giúp đỡ bạn.
+ Phê phán những người chỉ biết sống vị kỉ, cá nhân, thờ ơ với bạn bè.
1,00
 0,50
0,50
- Rút ra bài học cho bản thân.
   0,25
Lưu ý: - Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, có lối diễn đạt riêng nhưng hợp lí, luận điểm và luận cứ thống nhất, thể hiện sự hiểu biết, nhận thức đúng về vấn đề đưa ra bàn luận thì vẫn cho điểm.
-Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và nội dung. 
Câu 3
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân (Phần được trích trong Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
 5,00
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Kim Lân và văn bản tác phẩm Làng (phần được trích học), thí sinh có thể trình bày và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
 0,50
Hoàn cảnh xuất hiện tâm trạng:
- Ông Hai là một nông dân, rất yêu làng và rất tự hào về làng của mình.    
- Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra, do yêu cầu kháng chiến ông cùng mọi người tản cư. Ở đây ông nghe tin làng mình theo giặc, rồi được cải chính. Tâm trạng ông có những xáo trộn trước những tin tức này.
0,25
0,25
Nội dung diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai:
- Trước khi nghe tin làng theo giặc:
+ Cảm thấy vui, náo nức khi nhớ về những ngày cùng mọi người góp công phục vụ kháng chiến.
+ Cảm thấy phấn chấn: “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên”, “ Bao nhiêu ý nghĩ vui thích cứ chen chúc trong đầu óc”. Khi được nghe tin tức thắng lợi và những tấm gương dũng cảm.
- Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Ông bàng hoàng sửng sốt, uất nghẹn: “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thể thở được”
+ Ông cảm thấy xấu hổ: “cúi gằm mặt xuống mà đi”,  tủi nhục: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra”, và không muốn tin rằng làng mình có thể làm Việt gian theo giặc.
+ Ông buồn đến não lòng: “nằm rũ ra ở trên giường”, lo sợ mọi người đuổi xua, xa lánh, phỉ nhổ.
+ Ông cảm thấy cô đơn, cần chia sẻ.  Ông thủ thỉ với thằng con út, “Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”, “Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần”.
- Khi nhận được tin cải chính:
+ Ông “vui tươi, rạng rỡ hẳn lên”: đi lật đật, nói bô bô, mừng với cả việc bị Tây đốt nhà, “múa tay lên mà khoe”.
+ Ông cảm thấy sảng khoái, tự hào khi kể về việc làng ông chống giặc.
0,25
2,00
 0,25
Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật:
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ  đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. 
1,00
Đánh giá:  Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai cho thấy một tình cảm bền chặt và sâu sắc, thống nhất giữa tình yêu làng với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
0,50
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức.

File đính kèm:

  • docvan_9.doc