Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 7

Câu 2: Đoạn trích trên có được coi là một chi tiết quan trọng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật không? Vì sao?

Câu 3: «Vậy là với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.»

Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách qui nạp, trong đoạn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu ghép và lời dẫn ấy.)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
____________________
Họ tên Đỗ Thị Giang 
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
_____________________________________
Phần I: (4 điểm)
 Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ hai của bài thơ « Viếng lăng Bác » (Viễn Phương).
 Câu 2: Việc sử dụng từ « thấy » cùng cấu trúc sóng đôi và biện pháp ẩn dụ trong 2 câu đầu của khổ thơ em vừa chép đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
 Câu 3: Từ « xuân» trong khổ thơ đó được dùng với nghĩa gì ? Em hình dung ra điều gì từ hai câu cuối của khổ thơ ?
Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn đối thoại dưới đây là lời của ai nói với ai? Nói ra trong hoàn cảnh nào ? Đó có đơn thuần chỉ là một cuộc trò chuyện hay còn có mục đích nào khác?
Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi :
- Húc kia ! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mới lị con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- À, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: 
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ :
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ. 
Câu 2: Đoạn trích trên có được coi là một chi tiết quan trọng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước ở nhân vật không? Vì sao?
Câu 3: «Vậy là với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.» 
Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách qui nạp, trong đoạn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu ghép và lời dẫn ấy.)
Chúc các em bình tĩnh, tự tin, làm bài tốt!
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI VÀO LỚP 10
MÔN : NGỮ VĂN 
Câu
Đáp án
Điểm
Ghi chú
I.1
(1đ)
 * Chép chính xác khổ thơ
1 đ
- sai 1 lỗi/dòng thơ: - 0,25 đ
- thiếu 1 dòng thơ: - 0,25 đ
I.2
 (1đ)
* Hiệu quả nghệ thuật của từ « thấy » và biện pháp ẩn dụ: - Nói lên sự vĩ đại của Bác(như mặt trời), đồng thời thể hiện sự tôn kính đối với Bác(mặt trời trong lăng - ẩn dụ)
- Không chỉ người dân Việt mà thiên nhiên vĩnh hằng cũng khẳng định Bác Hồ là vầng dương đất Việt (thấy – cấu trúc sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời trong lăng)
0,5đ
0,5đ
- Trình bày ngắn gọn, bằng một vài câu văn nối tiếp, có thể thay đổi trật tự
- Nếu gạch ý: Trừ 0,25đ
I.3
(2đ)
* Từ “xuân”: dùng với nghĩa chuyển(hoán dụ)- chỉ tuổi tác. Mỗi năm trong cuộc đời của Bác là một mùa xuân.
* Hai câu cuối khổ thơ: Hình ảnh thực mang đậm ý nghĩa tượng trưng.
- ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động bồi hồi, trong niềm thương nỗi nhớ với niềm thành kính xen lẫn nỗi xót đau
-> nỗi niềm ấy lan cả sang cảnh vật, cả không gian tràn ngập cảm xúc.
- “Bảy mươi chín mùa xuân”: cuộc đời của Bác thực sự đẹp như những mùa xuân và làm ra những mùa xuân đẹp cho đất nước, cho mỗi con người.
- “kết tràng hoa dâng”: Hình ảnh mang nghĩa biểu tượng – mỗi người là một đóa hoa (những chiến công, thành tích mà họ dành được), cả dòng người kết thành một tràng hoa khổng lồ dâng lên Người.
0,5 đ
1,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
Viết thành những câu văn nối tiếp, nếu gạch ý thì trừ 0,25 đ
II.1
(1,5đ)
* Lời của ông Hai (Nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) nói với con trai út của mình.
* Hoàn cảnh: sau nhiều ngày ông Hai đau khổ đến mức tuyệt vọng vì tin về làng Chợ Dầu, lúc này ông chỉ còn biết tâm sự với con.
* Mục đích: Thông qua cuộc trò chuyện, tác giả còn biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai đối với quê hương, với đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Trình bày ngắn gọn dưới hình thức một vài câu văn nối tiếp.
II.2
(1,5đ)
* Có thể coi là một chi tiết quan trọng. Vì:
- Bộc lộ rõ nét cuộc xung đột gay gắt trong ông Hai và sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai.
- Yêu làng: không phủ nhận mình là người làng Chợ Dầu, nhớ làng và muốn quay về làng -> tình cảm gắn bó với làng không thay đổi.
- Yêu nước: Ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ, thà bỏ làng để đi theo kháng chiến chứ không thể quay về làng. -> tình yêu nước mới mẻ nhưng rõ ràng, dứt khoát. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Lí giải dưới hình thức một vài câu văn nối tiếp (gạch ý: - 0,25 đ)
II.3 
(3đ)
* Hình thức: - Đúng kiểu đoạn (qui nạp)
 - Đủ số câu (9 - 11 câu)
* Ngữ pháp: 1 câu ghép, 1 lời dẫn trực tiếp
* Nội dung: 
- Nét mới: + không yêu làng vị kỉ như trước nữa, yêu làng kháng chiến, làng cách mạng.
 + yêu làng Chợ Dầu, nhớ và rất muốn về làng nhưng phải thù làng vì làng theo giặc.
 + hạnh phúc vì làng không theo giặc: niềm vui lớn làm quên đi nỗi đau mất mát riêng (nhà bị đốt - khoe như một chiến công)
 + yêu làng, tự hào về làng: làng kháng chiến.
- Ngòi bút miêu tả: thấu hiểu tâm lí nhân vật, hiểu bản tính chất phác, thủy chung, trước sau như một của ông Hai nói riêng, người nông dân nói chung. 
0,5 đ
1,0 đ
1, 5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
- Sai kiểu đoạn: - 0,25đ
- Quá dài/quá ngắn: - 0,25 đ
- Câu ghép đúng: 0,5 đ, lời dẫn đúng: 0,5 đ. Xác định sai hoặc không gạch chân, chỉ rõ: 0 đ/1 yếu tố
- Lỗi diễn đạt: trừ tối đa 0,5 đ/ cả đoạn văn
Hà Đông, ngày 2 tháng 3 năm 2013
 Người xây dựng đáp án
 Đỗ Thị Giang

File đính kèm:

  • docDE THI THU V10- GIANG.doc