Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 5

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I (3 điểm)

a. Khác nhau và giống nhau (2 điểm)

- Khác nhau :

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

- Giống nhau :

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân. Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI	 ĐỀ ĐỀ XUẤT- THI VÀO LỚP 10 THPT
	Năm học 2012-2013
	Môn thi: Ngữ văn (Hệ phổ thông)
	Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó. (1,5 điểm)
 Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận về một trong hai đoạn thơ trên. (1,5 điểm)
Phần II: ( 7 điểm )
 Cho đoạn văn sau:
 	“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cay thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng nhũng ngõn tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên cái màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
	(Ngữ văn 9 –Tập 2)
Câu 1 (2 điểm):
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2 (5 điểm)
 Viết đoạn văn theo mô hình Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật chính được nhắc đến trong văn bản trên trong đó có sử dụng một câu ghép chính phụ, một thành phần biệt lập. (Gạch chân)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I (3 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau (2 điểm)
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ. (1 điểm)
- Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. 
- Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Phần II: ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
-Học sinh nêu đúng tên tác giả, tác phẩm (1 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hè năm 1970, thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh để giải phóng miền Nam, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai. (1điểm)
Câu 2 (5điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện
Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính, là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh :
a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu.
b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu: một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà... là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.
c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.
* Lưu ý: 
Đoạn văn không sử dụng hợp lí câu ghép chính phụ (trừ 1 điểm)
Không sử dụng thành phần biệt lập (trừ 0,5 điểm)
Không đúng mô hình đoạn văn Tổng – phân- hợp (cho tối đa không quá 2 điểm)

File đính kèm:

  • docDE DE XUAT- Hoài.doc