Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 30

Câu 2. Trong truyện, cao trào trong tâm trạng nhân vật là cảnh ông Hai trò truyện với đứa con út. Hãy thuật lại ngắn gọn cảnh này từ 6 đến 8 câu. Cảnh đó giúp em cảm nhận được điều gì về tâm trạng và tấm lòng của ông Hai?

Câu 3. Tình cảm quê hương là đề tài rất quen thuộc trong văn học. Ở lớp 9, em đã được học một văn bản của một nhà văn nước ngoài nổi tiếng có đề tài trên. Đó là văn bản nào? của tác giả nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC 
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian 120 phút)
Năm học 2012 - 2013
PHẦN I: (6 điểm)
	Với bài thơ "Sang thu", nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm nhận sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời lúc sang thu. 
Câu 1. Trong bài thơ có câu thơ: " Sông được lúc dềnh dàng" 
- Em hãy giải nghĩa từ " dềnh dàng". 
- Ở câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? nêu hiệu quả của phép tu từ ấy?
Câu 2. Thành phần biệt lập nào có mặt ở những dòng thơ:
 " Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về? "
Thành phần biệt lập ấy cho em biết điều gì trong cảm xúc của nhà thơ?
Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có câu cảm thán và phép nối, trình bày cảm nhận của em về khổ cuối bài " Sang thu".
Câu 4. Trong chương trình ngữ văn 9, ngoài bài "Sang thu", em cũng đã được học một văn bản khác đặc sắc viết về một mùa trong năm. Đó là văn bản" Cảnh ngày xuân" (Trích " Truyện Kiều" - Nguyễn Du). Hãy chép 4 dòng thơ nói về cảnh mùa xuân trong văn bản ấy.
PHẦN II: (4 điểm)
	"Làng" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về đề tài người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. 
Câu 1. Trong tác phẩm trên, tác giả đã xây dựng được những tình huống truyện độc đáo nào? Nêu tác dụng của những tình huống ấy?
Câu 2. Trong truyện, cao trào trong tâm trạng nhân vật là cảnh ông Hai trò truyện với đứa con út. Hãy thuật lại ngắn gọn cảnh này từ 6 đến 8 câu. Cảnh đó giúp em cảm nhận được điều gì về tâm trạng và tấm lòng của ông Hai?
Câu 3. Tình cảm quê hương là đề tài rất quen thuộc trong văn học. Ở lớp 9, em đã được học một văn bản của một nhà văn nước ngoài nổi tiếng có đề tài trên. Đó là văn bản nào? của tác giả nào?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
PHẦN I (6điểm).
STT
NỘI DUNG
ĐIỂM
PHẦN I
Câu 1
Học sinh giải nghĩa được từ " dềnh dàng"
0,5
Nêu được phép tu từ nhân hóa trong câu thơ
0,25
Chỉ ra được hiệu quả của phép tu từ: dòng sông cũng lững lờ mơ màng trôi chảy, như đang chờ đợi ai.
0,25
Câu 2:
Chỉ ra được thành phần tình thái trong câu
0,5
Thấy được cảm xúc của nhà thơ: Bâng khuâng, mơ hồ, chưa chắc chắn, không biết có phải mùa thu đã sang
0,5
Câu 3:
* Hình thức
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu.
0,5
- Có sử dụng một câu cảm thán và một phép nối
1 
* Nội dung: 
Về nghĩa thực:
+ Sang thu mưa ít dần, sấm vắng dần vì thế những hàng cây đứng tuổi - hàng cây đã bao mùa thay lá không phải giật mình bởi tiếng sấm.
+ Sự tinh tế của Hữu Thỉnh là xây dựng hình ảnh thơ bằng phương thức ẩn dụ nhân hóa. 
Bởi thế, sấm là tượng trưng cho những biến động bất thường trong cuộc đời còn hàng cây đứng tuổi là những con người đã luống tuổi, từng trải. Cho nên có đủ bình tĩnh, tự tin để sử lí những bất thường trong cuộc đời
1,5 
Câu 4:
Chép đúng 4 dòng thơ đầu trong văn bản " Cảnh ngày xuân"
1
PHẦN II (4 điểm)
Câu 1:
- Nêu được 2 tình huống truyện
0,5
- Nêu được tác dụng của tình huống
0,5
Câu 2:
Thuật lại được cảnh trò truyện của ông Hai trong khoảng 8 câu
1
Thấy được tâm trạng ngổn ngang, giằng xé và tấm lòng yêu làng, thủy chung với cách mạng, đất nước của ông Hai
1
Câu 3:
Nêu được văn bản " Cố hương"
0,5
Tác giả: Lỗ Tấn
0,5
Giáo viên ra đề
Nguyễn Thị Cúc

File đính kèm:

  • docVAN9 Cúc.doc