Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 3

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

Phần I (7 điểm)

1. (1 điểm):

- Những câu văn được rút từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (0,5đ)

- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. (0,5đ)

2. (2 điểm):

- Chỉ đúng 1 câu có chứa thành phần biệt lập (0,5đ)

Vâng, mời bác và cô lên chơi.

Hoặc câu: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.

- Chỉ đúng thành phần biệt lập (0,5đ)

+ “Vâng”: thành phần gọi đáp

+ “Người lái xe lại nói”: thành phần phụ chú

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4571 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI
----------------
ĐỀ ĐỀ XUẤT 
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Năm học 2013-2014
(Thời gian: 120 phút)
PHẦN I (7 điểm)
	Cho đoạn trích sau: 
() Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: 
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong anh chạy vụt đi cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói. ()
(Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? 
2. Xác định một câu có chứa thành phần biệt lập và một câu có chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Xác định thành phần biệt lập đó và giải đoán hàm ý của câu văn vừa tìm được?
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá 1 trang giấy thi) về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chống Mỹ mà em đã học trong chương trình lớp 9. Ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
	“Nếu là con chim, chiếc lá
	Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
	Lẽ nào vay mà không có trả
	Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Quan niệm sống đó ta bắt gặp trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
1. Hãy chép 8 câu thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có nội dung tương tự như những câu thơ trên.
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép.
3. Nêu tác dụng của 1 trong những biện pháp tu từ trên.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I (7 điểm)
1. (1 điểm): 
- Những câu văn được rút từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (0,5đ)
- Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. (0,5đ)
2. (2 điểm):
- Chỉ đúng 1 câu có chứa thành phần biệt lập (0,5đ)
Vâng, mời bác và cô lên chơi.
Hoặc câu: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.
- Chỉ đúng thành phần biệt lập (0,5đ)
+ “Vâng”: thành phần gọi đáp
+ “Người lái xe lại nói”: thành phần phụ chú
- Chỉ đúng câu có hàm ý (0,5đ)
VD: Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Người lái xe lại nói.
Hàm ý: Anh thanh niên là một người có nhiều phẩm chất tốt đẹp, là một người rất thú vị, rất đáng để vẽ đấy (0,5đ)
3. Yêu cầu (3,5đ)
- Về nội dung: Yêu cầu giới thiệu ngắn gọn về nhân vật anh thanh niên. Cần đảm bảo những ý sau:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
+ Vẻ đẹp về phẩm chất: 
* Yêu nghề có trách nhiệm cao trong công việc.
* Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc, về trách nhiệm và lẽ sống.
* Anh là người cởi mở, chu đáo, chân thành, hiếu khách.
* Là người sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, ngăn nắp, chủ động.
* Là người khiêm tốn, thành thực.
- Về hình thức: Viết thành một bài văn ngắn bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Chọn lọc, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ những ý về nội dung.
+ Lời văn trong sáng, ngắn gọn, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
4. (0,5đ): Tác phẩm đó là “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.
Phần II (3đ)
1. Học sinh chép đúng 8 câu thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Từ câu: Ta làm con chim hót đến Dù là khi tóc bạc) (1đ)
2. Học sinh chỉ ra được các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên (1đ)
+ Điệp ngữ ta làm, dù là
+ Ẩn dụ một mùa xuân nho nhỏ ; đảo ngữ : lặng lẽ...
+ Hoán dụ: tuổi hai mươi, khi tóc bạc
3. Nêu được tác dụng của một trong các biện pháp tu từ trên. (1đ)

File đính kèm:

  • docDe 3.doc