Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 28

Phần I (3 điểm):

Câu 1: Giải thích (1 điểm): Đoạn trường tân thanh: Tiếng (kêu) mới về nỗi đau lòng đến rứt ruột (Đoạn: đứt; trường: ruột; tân: mới; thanh: tiếng). Truyện Kiều (kể về cuộc đời) Thúy Kiều.

Câu 2 (0,5 điểm): “thiều quang” nghĩa là: Ánh sáng đẹp, tức là nói ánh sáng ngày xuân.

Câu 3 (1,5 điểm): HS viết và nêu được các ý cơ bản:

- Hai câu thơ của Nguyễn Du đã tiếp thu các hình ảnh đẹp của mùa xuân từ hai câu thơ cổ (0,5 điểm).

- Hai câu thơ đã sáng tạo trên cơ sở tiếp thu đó làm bức tranh xuân sống động, mới mẻ, đầy sức sống (1,0 điểm).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI – HÀ ĐÔNG
==================
ĐỀ ĐỀ XUẤT – THI VÀO LỚP 10 THPT
 Năm học: 2012 – 2013.
 Môn thi: Ngữ Văn (Hệ phổ thông).
 Thời gian làm bài: 120 phút.
Phần I (3 điểm):
 Cho đoạn thơ sau:
 “Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín đục đã ngoài sáu mươi.
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
 (Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều – Sách Ngữ văn 9 tập 1, trang 84).
 Câu 1: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn có tên gọi là “Đoạn trường tân thanh”. Giải thích ý nghĩa của từng nhan đề tác phẩm? (1 điểm).
 Câu 2: Em hiểu “thiều quang” nghĩa là gì? (0,5 điểm).
 Câu 3: So sánh hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên với hai câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa).
Phần II (7 điểm):
 “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất đưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
 Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào, do ai sang tác? Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? (1,5 điểm).
 Câu 2: Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu của đoạn truyện và tác dụng của cách đặt câu ấy? (1,0 điểm).
 Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp với nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhận vật xưng “tôi” trong đoạn trích trên đây, trong đoạn có sử dụng một câu ghép chính phụ và phép nối để liên kết câu (Gạch chân dưới câu ghép chính phụ và từ dung để nối mà em đã viết) (4,5 điểm).
 =================Hết========
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT – THI VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2012 – 2013.
Môn thi: Ngữ Văn (Hệ phổ thông).
Phần I (3 điểm):
Câu 1: Giải thích (1 điểm): Đoạn trường tân thanh: Tiếng (kêu) mới về nỗi đau lòng đến rứt ruột (Đoạn: đứt; trường: ruột; tân: mới; thanh: tiếng). Truyện Kiều (kể về cuộc đời) Thúy Kiều.
Câu 2 (0,5 điểm): “thiều quang” nghĩa là: Ánh sáng đẹp, tức là nói ánh sáng ngày xuân.
Câu 3 (1,5 điểm): HS viết và nêu được các ý cơ bản:
Hai câu thơ của Nguyễn Du đã tiếp thu các hình ảnh đẹp của mùa xuân từ hai câu thơ cổ (0,5 điểm).
Hai câu thơ đã sáng tạo trên cơ sở tiếp thu đó làm bức tranh xuân sống động, mới mẻ, đầy sức sống (1,0 điểm).
Phần II (7 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm):
Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” (0,25 điểm).
Của nhà văn Lê Minh Khuê (0,25 điểm).
 - Truyện là một trong những tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn Lê Minh Khuê được viết khi tác giả đang là một phóng viên hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, được in lần đầu trong “Tác phẩm mới” (0,5 điểm).
Câu 2 (1,0 điểm):
- Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Khương Định khi phá bom nổ chậm (0,5 điểm).
- Trong đoạn trích cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một đoạn câu hoàn chỉnh như: Đất rắnNhanh lên một tí!...Một dấu hiệu chẳng lành.Hoặc là mặt trời nung nóng(0,25 điểm).
- Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắngcủa nhân vật và diễn biến nhanh chóng của hành động (0,25 điểm).
Câu 3: Viết đoạn văn (4,5 điểm):
- Hình thức (2 điểm):
+ Đúng mô hình đoạn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (0,5 điểm).
+ Số câu có thể từ 11 → 14. Diễn đạt lưu loát, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu. (0,5 điểm).
+ Có câu ghép chính phụ và phép nối (mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Nếu HS không gạch chân dưới câu ghép chính phụ và phép nối không cho điểm. ).
- Nội dung (2,5 điểm): Trình bày được cảm nhận về nhân vật một cách tự nhiên, chân thành và sâu sắc.
+ Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh chiến tranh cam go, ác liệt. (0,25 điểm).
+ Có vẻ ngoài khá ưa nhìn: cái cổ cao như đài hoa loa kèn; có đôi mắt nhìn sao mà xa xăm(0,5 điểm).
+ Có vẻ đẹp tâm hồn trong sang: nhạy cảm, mơ mộng, nội tâm phong phú sâu sắc, thương yêu đồng chí đồng đội. (0,75 điểm).
+ Có phẩm chất anh hùng: Xem thường gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường; bình tĩnh, gan dạ khi phá bom; giàu ý chí, quyết tâm hoàn thành công việc. (0,75 điểm).
→ Qua cách viết của tác giả, nhân vật Phương Định hiện lên chân thực, tự nhiên, bình dị rất đời thường vì thế cũng rất gần gũi. Phương Định là hình
ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta (0,25 điểm).
================Hết============

File đính kèm:

  • docVăn 9 - Thanh Nga.doc
Giáo án liên quan