Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 27

Phần I ( 6 điểm )

 Bằng hiểu biết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy:

1. Chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ và chép 4 câu thơ của tác giả khác viết về mùa xuân trong chương trình Ngữ văn 9:

* Sáu câu thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
 Năm học: 2012 - 2013
 Họ và tên GV: Nguyễn Thị Tố Quyên Môn: Ngữ văn – Lớp 9
 ĐT : 0974723041 (Thời gian làm bài: 120 phút)
ĐỀ BÀI
Phần I ( 6 Điểm ) 
Bằng hiểu biết về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải em hãy:
1. Chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ và chép 4 câu thơ của tác giả khác viết về mùa xuân trong chương trình Ngữ văn 9.(1,5 điểm)
2. Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ.(1,5 điểm)
3. Viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để phân tích khổ thơ trên ? ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng phép thế, phép nối, thành phần phụ chú, 1 câu cảm thán rồi chỉ rõ các yếu tố đó.) 
Phần II ( 3đ ) 
 Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?
 Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- à thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
 Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :
- ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! 
 ( Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục )
1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào ?
2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu ” ?
3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I ( 6 điểm ) 
 Bằng hiểu biết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy:
1. Chép chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ và chép 4 câu thơ của tác giả khác viết về mùa xuân trong chương trình Ngữ văn 9:
* Sáu câu thơ đầu của Mùa xuân nho nhỏ 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
* Bốn câu tả cảnh xuân trong Cảnh ngày xuân ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
 Ngày xuân con én đưa thoi
 Thiều ưuang chín chụ đã ngoài sáu mươi,
 Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
2. 
- Nghệ thuật đảo từ , dùng từ : Mọc giữa dòng sông xanh 
- Nghệ thuật ẩn dụ cảm giác : Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
+ Âm thanh vốn được cảm nhận bằng thính giác
+ Ẩn dụ cảm giác đã khiến âm thanh thành giọt âm thanh cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
3. Viết một đoạn văn 10 đến 12 câu để phân tích khổ thơ trên ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm và gạch chân các yếu tố đó ):
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 đến 12 câu
+ Nội dung khái quát của khổ : Mùa xuân của thiên nhiên đất trời qua cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
+ Các ý cần có :
• Bức tranh mùa xuân tươi thắm với những hình ảnh, màu sắc và âm thanh sống động 
 Một không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất và bầu trời bao la
 Sắc thắm của mùa xuân thể hiên ở màu xanh của dòng sông, sắc tím biếc- sắc màu đặc trưng của xứ Huế trên nhành hoa
 Âm thanh vang vọng tươi vui của chú chim chiền chiện hót vang trời
• Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của đất trời
 Nhà thơ đưa tay hứng từng “giọt long lanh rơi” của mùa xuân : có thể hiểu đây là từng giọt mưa xuân long lanh, cũng có thể là từng giọt sương mai trên cỏ cây hoa lá
 Nghệ thuật ẩn dụ cảm giác đã diễn tả cảnh sắc tuyệt đẹp : Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của mùa xuân ( gắn với hai câu thơ trước ). Tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác được cảm nhận bằng thịt giác đã thành hữu hình ; Với hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” thì từng “giọt long lanh” ánh sáng và màu sắc ấy có thể cảm nhận bằng xúc giác.
- Mỗi ý trên có thể triển khai thành năm câu ( một câu mở đoạn và một câu kết đoạn ).
- Đoạn văn tổng- phân - hợp : 
+ Sử dụng ý khái quát đã nêu ở trên để tạo câu mở chứa đựng ý khái quát của toàn đoạn
+ Câu kết đoạn : khẳng định giá trị của khổ thơ 
- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp :
+ Thành phần phụ chú : giọt long lanh - giọt âm thanh tiếng chim chền chiện
+ Câu cảm : thể hiện cảm xúc của mình trước khung cảnh mùa xuân được phác hoạ bởi hồn thơ Thanh Hải.
- Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn.
Phần II ( 4 điểm ) 
 Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không ?
 Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- à thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
 Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt :
- ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! 
 ( Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục )
1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai được thể hiện rõ :
- Tình yêu làng của nhân vật ông Hai luôn thống nhất với tinh thần kháng chiến, thuỷ chung với cách mạng được thể hiện trong lời tâm sự của ông với đứa con nhỏ ngây thơ
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ là tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng ở trong sâu thẳm tâm can ông. Ông đã tự nhủ : “Cụ Hồsoi xét cho bố con ông Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.
- Ông Hai luôn muốn con ghi nhớ quê hương của mình - mảnh đất nới có làng Chợ Dầu của ông.
- Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật : dù thế nào thì làng Chợ Dầu vẫn là quê hương của ông, của con ông. Ông Hai luôn muốn con ghi nhớ quê hương của mình - mảnh đất nơi có làng Chợ Dầu của ông.
2. Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu ” như thế tác phẩm mới có ý nghĩa khái quát cao độ.
- Viết về nhân vật ông Hai luôn hướng về làng Chợ Dầu của mình, nhà văn nhằm phản ánh tình yêu làng quê cụ thể của những con người cụ thể . 
- Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” bởi nhà văn muốn thông qua tình yêu làng quê cụ thể của một con người để khái quát lên tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của những người nông đân giản dị , chất phác nói riêng và của người đân Việt Nam nói chung.
- Đặt tên cho truyện ngắn là Làng, nhà văn cũng đồng thời khẳng định : tình yêu đất nước rộng lớn bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu một vùng quê cụ thể gần gũi, thân thương của mỗi con người.
3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
- Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
- Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

File đính kèm:

  • docVăn - Tố Quyên.doc