Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 26

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT

Phần I (7 điểm)

Câu 1 (5 điểm) Học sinh nêu và giải thích được:

1. - Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai. (0,25 điểm)

- “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc và nỗi khổ của những người dân bị mang tiếng là dân của làng Việt gian. (0,25 điểm)

2. - Câu nghi vấn dùng để hỏi: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?”; “Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” (0,5 điểm)

- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. (0,5 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 46225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS PHÚ LƯƠNG
GV:Đỗ Thị Thư
ĐT:0942727665
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 VÀO LỚP 10 THPT
 Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ BÀI
Phần I (7 điểm)
 Câu 1(5 điểm) Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn:
 “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”
 (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)
Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?
Trong đoạn trích trên những câu nghi vấn nào dùng để hỏi? Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn có tác dụng gì trong việc diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?
Bằng sự hiểu biết của em về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo kiểu tổng - phân - hợp, em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi vừa biết “cái cơ sự này”, trong đó có sử dụng một câu chứa thành phần tình thái và phép lặp (gạch chân và chú thích rõ).
Bài thơ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng thể hiện tình cảm tự hào về quê hương? (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
Câu 2 (2 điểm) Viết hồi thứ mười bốn - “Hoàng Lê nhất thống chí”, các tác giả Ngô gia văn phái đã tập trung ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Quang Trung.
 1. Em hãy giải thích nhan đề tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí”.
 2. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vua Quang Trung. 
Phần II (3 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, có một nhà thơ đã viết rất hay về Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Tác giả của bài thơ là ai ? Bài thơ được sáng tác khi nào ?
Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
3. Hãy chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Phần I (7 điểm)
Câu 1 (5 điểm) Học sinh nêu và giải thích được:
1. - Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai. (0,25 điểm)
- “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc và nỗi khổ của những người dân bị mang tiếng là dân của làng Việt gian. (0,25 điểm)
2. - Câu nghi vấn dùng để hỏi: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?”; “Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” (0,5 điểm)
- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. (0,5 điểm)
3. (3 điểm) Viết đoạn văn.
- Đúng cấu trúc, đủ số câu: (0,5 điểm)
- Có câu chứa thành phần tình thái và phép nối liên kết câu (gạch chân và chú thích rõ). (0,5 điểm)
* Nội dung: Các câu trong đoạn phải hướng vào làm rõ: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
- Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông: một người yêu làng, luôn tự hào về làng quê của mình lại bị nhận tin làng mình đã theo giặc ngay tại nơi đi tản cư. (0,25 điểm)
- Khi nghe tin đột ngột làng Chợ Dầu của ông theo giặc, tâm trạng của ông Hai đã được tác giả diễn tả rất cụ thể: nỗi đau đớn trở thành sự ám ảnh nặng nề ngự trị trong tâm can ông Hai.(1 điểm)
+ Ông Hai sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân  tưởng như đến không thở được”.
+ Khi trấn tĩnh được phần nào, ông cố chưa tin cái tin ấy, nhưng những người tản cư kể rành rọt quá làm ông không thể không tin.
- Tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt không nguôi. (0,5 điểm)
+ Về đén nhà, ông nằm vật ra giường.
+ Ông tủi thân nhìn thấy đàn con với ý nghĩ: chúng cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
-> Nhà văn Kim Lân đã diễn tả hết sức cụ thể nỗi đau đớn tinh thần của ông Hai. Nỗi đau ấy như thể hiện trước mắt người đọc bằng những nét mặt, bằng cảm giác hết sức sinh động, chân thực: nỗi ám ảnh nặng nề của một người ở làng theo giặc trong ông Hai đã biến thành sự sợ hãi thường xuyện cùng với nỗi đau xót, tủi hổ vô cùng! Chọn nỗi đau đớn, tủi hổ để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người nông dân là Kim Lân đã chon được một điểm nhìn mới để ngợi ca tình yêu nước của dân tộc mình. (0,25 điểm)
* Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa trong từng ý nếu học sinh biết lấy dẫn chứng, phân tích, các câu văn có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, tránh kể tóm tắt lại diễn biến truyện .
4. Bài thơ: “Nói với con”, tác giả: Y Phương (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
1. Học sinh giải thích được:
- Nhan đề: “Hoàng Lê nhất thống chí”viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. (0,75 điểm)
2. Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vua Quang Trung:
- Có hành động mạnh mẽ quyết đoán. (0,25 điểm)
- Có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén. (0,25 điểm)
- Có tầm nhìn xa trông rộng. (0,25 điểm)
- Là vị tướng có tài thao lược hơn người. (0,25 điểm)
- Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận. (0,25 điểm)
Phần II (3 điểm)
1. (1,5 điểm) Học sinh nêu được:
- Tác giả: Viễn Phương (0,5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác vào dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978). (1 điểm)
2. (1 điểm)
- Tác giả sử dụng phép: Ẩn dụ (0,5 điểm)
- Tác dụng: ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của hình ảnh Bác. (0,5 điểm)
3. (0,5 điểm). “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” (0,25 điểm)
- Nhan đề bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ; tác giả: Nguyễn Khoa Điềm (0,25 điểm)

File đính kèm:

  • docVăn - Thư.doc