Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 21

2 Nhan đề văn bản :

- “Bến” là bến đậu, bến đỗ, “quê” là quê hương, quê nhà, “bến quê” là những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị gần gũi bình dị của gia đình và quê hương.

- “ Bến quê” đọng lại trong lòng người đọc lời khuyên: hãy cố gắng vượt qua những sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời mà người ta khó tránh khỏi, để đến được bến quê - bến bờ hạnh phúc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
 TRƯỜNG THCS PHÚ LA
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút.
Đề bài:
Phần I: (4đ)
Cho đoạn trích sau : 
“Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”
 ( Ngữ văn 9, tập hai, trang 105)
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ? của tác giả nào ? ( 0,5đ)
2. Em hiểu nhan đề của văn bản có đoạn trích trên mang ý nghĩa gì ? (1đ)
3. Đoạn trích trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong cảnh ngộ nào ? ( 0,5đ)
4. Ý nghĩa sâu xa của những suy nghĩ ấy ? ( 0,5đ)
5. Chỉ ra những câu văn có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích ? Theo em, hình ảnh ấy biểu tượng cho điều gì ? ( 1,5đ)
Phần II: (6đ)
Cho hai đoạn thơ :
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 [.]
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
 Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
 Mặt trời đội biển nhô màu mới,
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )
1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên ? ( 1đ )
2. Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 10 đến 12 câu, có sử dụng một câu ghép có qua hệ bổ sung, một phép thế và một thành phần phụ chú ( ghi ra tờ giấy thi các câu có yêu cầu ), trình bày cảm nhận về cảnh ra khơi và cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá trong hai đoạn thơ trên. (5đ)
---------------- HẾT------------
PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG	 
TRƯỜNG THCS PHÚ LA
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
PHẦN I
4đ
1
Đoạn trích trên trích trong văn bản “Bến quê”, Tác giả: Nguyễn Minh Châu
0,5
2
Nhan đề văn bản : 
- “Bến” là bến đậu, bến đỗ, “quê” là quê hương, quê nhà, “bến quê” là những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị gần gũi bình dị của gia đình và quê hương.
- “ Bến quê” đọng lại trong lòng người đọc lời khuyên: hãy cố gắng vượt qua những sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời mà người ta khó tránh khỏi, để đến được bến quê - bến bờ hạnh phúc.
1,0
3
- Miêu tả suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh ngộ: anh lâm trọng bệnh, phải nằm liệt giường, khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời, nhưng anh rơi vào vô vọng. Anh nhờ Tuấn con trai anh thay mình thực hiện, thật trớ trêu, nó lại sa vào đám chơi cờ thế bên đường và đã để lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày.
0,5
4
Ý nghĩa sâu xa của những suy nghĩ ấy: Chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc và những phát hiện có tính quy luật về con người, cuộc đời của nhà văn. Thức tỉnh bạn đọc biết trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc mà bền vững của quê hương.
0,5
5
- Câu văn có hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng : “Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”
0,5
- Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh:
 Hình ảnh chuyến đò trong ngày gợi liên tưởng đến cơ hội trong cuộc đời. Cơ hội đến với mỗi người không nhiều, nếu ta không biết chớp lấy cơ hội thì nó sẽ trôi đi, sẽ tuột mất khỏi tầm tay, khiến ta lỡ cơ hội. Do vậy, đừng nên vòng vèo, chùng chình, đắn đo, do dự hay vô tình bỏ qua để rồi lại buồn đau, tiếc nuối.
1,0
PHẦN II
6đ
1
Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, bài thơ đã được sáng tác trong thời gian này và in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng” ( 1958 )
1,0
2
a.Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm phải được viết thành đoạn văn hoàn chỉnh: có câu chốt ở đầu đoạn và cuối đoạn ( tổng – phân – hợp )
- Đảm bào độ dài trong khoảng 10 đến 12 câu.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, biết sử dụng liên kết câu ; hạn chế lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Có sử dụng phép thế, thành phần biệt lập phụ chú và câu ghép có quan hệ sổ sung ( không những CV mà CV còn.)
b. Yêu cầu về kiến thức:
hs có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau :
+ Đoạn thơ đầu: là cảnh biển hoàng hôn và khúc hát lên đường của đoàn thuyền đánh cá.
+ Đoạn thơ cuối: là cảnh biển bình minh và khúc hát chiến thắng trở về của đoàn thuyền đánh cá.
Nghệ thuật: khoa trương, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh và kết cấu đầu cuối tương ứng cả về hình ảnh, thời gian, không gian,.đã khép kín chu trình lao động trên biển của ngư dân.
- Hs viết bài vận dụng: So sánh, tổng hợp, đánh giá vấn đề.
Biểu điểm:
- Sử dụng được câu chủ đề đầu đoạn
- Câu chủ đề cuối đoạn.
- Sử dụng được phép thế (có chú thích).
- Sử dụng thành phần biệt lập phụ chú (có chú thích).
- Sử dụng câu ghép có quan hệ bổ sung (có chú thích).
Về nội dung: hs làm đủ các ý – gv có thể cho điểm tối đa
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ
Giáo viên ra đề: Trịnh Thị Bích Vân 
Giáo viên trường THCS Phú La 
 SĐT: 0986759762

File đính kèm:

  • docPhu La - Van 1.doc
Giáo án liên quan