Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 17

Phần 1: (7 điểm)

 Câu 1: (1đ) Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. (1đ)

 Câu 2: (1đ) Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.

- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi. (0,5 đ)

- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên. (0,5đ)

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ THI VÀO 10
	Môn Ngữ văn
	 (Thời gian 120 phút) 
	******************
Phần I: (7 điểm) 
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
 Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
 Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
 Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II: (3điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bạ quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trân xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí liên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả?
2. Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu hiệu quả của những biện pháp tu từ.
MÔN VĂN (GỢI Ý TRẢ LỜI)
Phần 1: (7 điểm)
 Câu 1: (1đ) Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. (1đ)
 Câu 2: (1đ) Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi. (0,5 đ)
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên. (0,5đ)
 Câu 3: (4đ) Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác.
- Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.
 Câu 4: (1đ) Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
Phần II (3điểm)
Câu 1: (1điểm)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Bàn về đọc sách ” của tác giả Chu Quang Tiêm.
Câu 2: - Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh(1đ)
	 - Nêu bật được tầm quan trọng của cách thức tiếp thu học vấn; khiến lời văn giàu hình ảnh, dễ tiếp nhận và thú vị. (1đ)

File đính kèm:

  • docKH - Van 1.doc