Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 16

Phần I: (6 điểm)

Câu 1: Sáu câu thơ trên nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm -“Gặp gỡ và đính ước”- Cụ thể trong đoạn tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân.

 (0,5 điểm)

Đoạn này tả cảnh chị em Kiều bắt đầu trở về. (0,5 điểm)

Câu 2: Phân tích để thấy rõ: Cảnh đã được nhân hoá một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cản và người sẽ gặp; nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng.

 (1,5 điểm)

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I (6 điểm)
Tà tà bóng ngả về tây.
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê.
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh.
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
 (Nguyễn Du-Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập một, 
 NXB Giáo dục Việt Nam).
Câu 1: Những câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó. (1.0 điểm)
Câu 2: Chúng ta đều biết nao nao là từ láy diễn tả tâm trạng con người vậy mà Nguyễn Du lại viết: Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ? (1,5 điểm)
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp có sử dụng phép lặp và thành phần biệt lập phụ chú nhằm diễn tả cảm nhận của em về phong cảnh và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên (ghi rõ phép lặp, thành phần biệt lập phụ chú đã sử dụng).
 (3,5 điểm) 
Phần II (4điểm)
 Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Câu 1: Đoạn văn tren gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác ? (1,0 điểm) 
Câu 2: Điều gì đã được kể trong đoạn văn ? m có nhận xét gì về cách đặt câu trong đoạn văn và tác dụng của cách đặt câu ấy? (1,5 điểm)
Câu 3: Tác phẩm được kể bằng lời kể của ai, thuộc ngôi thứ mấy ? Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm? 
 (1,5 điểm)
Hết-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN VĂN VÀO LỚP 10
Phần I: (6 điểm)
Câu 1: Sáu câu thơ trên nằm ở phần thứ nhất của tác phẩm -“Gặp gỡ và đính ước”- Cụ thể trong đoạn tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân. 
 (0,5 điểm)
Đoạn này tả cảnh chị em Kiều bắt đầu trở về. (0,5 điểm)
Câu 2: Phân tích để thấy rõ: Cảnh đã được nhân hoá một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cản và người sẽ gặp; nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng.
 (1,5 điểm)
Câu 3: (3,5 điểm)
 - Về hình thức:
+ Đúng đoạn văng tổng – phân - hợp có câu chốt đứng đầu và cuối đoạn văn.
+ Độ dài từ 8 đến 10 câu ( có thể tăng giảm 1 câu).
+ Có thể sử dụng - phép lặp
 - câu có chứa thành phần biệt lập phụ chú.
 - Về nội dung
+ Đoạn văn cần nêu rõ cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
+ Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu.
+ Không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần, lặng dần.
+ Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng: Xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ.
Phần II: (4 điểm)
Câu 1: Đoạn văn được trích trong tác phẩm ‘‘Những vì sao xa xôi ” của nhà văn Lê Minh Khuê. (1 điểm).
Câu 2: - Đoạn văn tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm.
 (0.5 điểm).
 - Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn, Nhanh lên lột tí!  Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là mặt trời nung nóng. (1 điểm).
Câu 3: - Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi ” được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, là một trong số ba cô gái của tổ trinh sát mặt đường và cũng là NV chính của truyện. (0,5 điểm).
 - Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp thuận lợi cho việc miêu tả nội tâm nhân vật. Những suy nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng,  hiện lên trực tiếp qua lời nhân vật nên có sắc thái riêng. (1 điểm).
---Hết---

File đính kèm:

  • docDM -Van 2.doc