Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 1

Phần II : ( 3 điểm )

1. Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa

- Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề giản dị, không cuốn hút bởi ngôn từ trau truốt nhưng giàu ý nghĩa có khả năng làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hướng người đọc và nội dung chính của tác phẩm

- Nói đến Sa Pa, người ta thường nghĩ đến một vùng đất thơ mộng, yên tĩnh và sự nghỉ ngơi

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ề THI THỬ VÀO THPT
Mụn: Ngữ văn
Thời gian: 120phỳt
Phần I : (7 điểm ) 
 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm, tác giả nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào, hoàn cảnh sáng tác ấy có nói lên điều gì không ? 
2. Đầu bài thơ, tác giả xưng “Tôi”, đến đây lại xưng “ Ta”, sự thay đổi ấy có nghĩa gì ?
3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).
4. Trong Ngữ văn 9 còn có một văn bản tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp. em hãy chép chính xác những câu thơ tả cảnh mùa xuân ấy và cho biết xuất xứ của đoạn thơ.
Phần II : ( 3 điểm ) 
 Bằng kiến thức đã học về Lặng lẽ Sa Pa, anh ( chị ) hãy : 
1. Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
2. Tại sao anh thanh niên sống một mình mà không thấy cô đơn.
3. Điều gì đã khiến ông hoạ sĩ cảm thấy “Nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lực của nó”?
ĐÁP ÁN
Phần I : (7 điểm ) 
 Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
 Một mốt trầm xao xuyến
1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm, tác giả nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào, hoàn cảnh sáng tác ấy có nói lên điều gì không ? 
- Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, tư tưởng chủ đề của tác phẩm, ta vô cùng cảm phục và trân trọng tấm hồn cao đẹp, lòng yêu cuộc sống của nhà thơ :
+ Sắp phải giã từ cuộc đời mà nhà thơ vẫn không buồn, không chán nản mà trái lại ông vẫn cảm nhận thấy vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, đất nước; vẫn say sưa ngây ngất với vẻ đẹp của đất nước vào xuân để dâng cho đời một tuyệt tác về mùa xuân
+ Nhà thơ Thanh Hải còn khiến cho độc giả bao thế hệ phải suy ngẫm về mình trước ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng cao đẹp của nhà thơ : muốn được làm “con chim hót”; làm “một nhành hoa” để được mang tiếng hót, được dâng hương sắc cho đời; một nốt trầm xao xuyến để hoà vào dàn nhạc bất tận của sự sống. Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù rất bé nhỏ.
2. Đầu bài thơ, tác giả xưng “Tôi”, đến đây lại xưng “ Ta”, sự thay đổi ấy chứa đựng nhiều ý nghĩa :
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng từ “Tôi” sang “Ta” mới thể hiện được mạch cảm xúc đặc biệt của bài thơ : Mạch cảm xúc tư tưởng của Mùa xuân nho nhỏ là đi từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”.
- Mở đầu bài thơ, tác giả xưng “Tôi ” 
Tôi đưa tay tôi hứng 
+ Tôi chỉ một người- cá nhân nhà thơ 
+ Nhà thơ xưng Tôi là để thể hiện cảm xúc của mình, niềm say sưa ngây ngất của riêng mình trước vẻ đẹp của mùa xuân đất trời.
- Sang phần hai của bài thơ, tác giả lại xưng “ Ta”, sự thay đổi ấy có nghĩa đặc biệt :
+ Nhà thơ xưng Ta để thể hiện cảm xúc dạt dào của một cái tôi trữ tình đang khát khao hoà nhập, dâng hiên vào cuộc đời chung rộng lớn với muôn người, với đất nước của nhà thơ.
+ Ta được điệp lại ba lần cùng với các động từ ( Ta làm...; Ta làm..; Ta nhập...) đã cụ thể hoá khát vọng cao đẹp của Thanh Hải : làm con chim cất tiếng hót , làm nhành hoa toả hương, làm nốt trầm xao xuyến để nhập vào bản hoà ca...
+ Điệp từ Ta đứng đầu ba dòng thơ không chỉ như một lời khẳng định niềm tâm niệm tha thiết, chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người được sống có ích, đượ là một mùa xuân nhỏ nhỏ hoà vào mùa xuân lớn của đất trời của đất nước.
3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích đoạn thơ trên ( kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).
* Các bước tiến hành
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích một khổ thơ gồm 9 câu
+ Nội dung khái quát của khổ : Ước nguyện tha thiết, chân thành vô cùng khiêm nhường và cao đẹp của nhà thơ
+ Các ý cần có khi phân tích khổ thơ : 
• Những hình ảnh đẹp tự nhiên của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn làm con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm...
• Cấu tứ lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ ... 
• ý nghĩa của điệp từ Ta ... ( như phần trên )
• Ước nguyện tha thiết, khiêm nhường mà cháy bỏng qua các từ : nho nhỏ, lặng lẽ dâng ...
+ Phân chia các ý cho đủ số câu theo yêu cầu của đề
+ Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên )
+ Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : phép thế và thành phần phụ chú
• Dùng “như thế ” để thay thế cho một cụm từ không cần phải nhắc lại.
• Dùng dấu gạch nối để làm rõ hơn một ý nhỏ.
- Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sử chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn.
4. Trong Ngữ văn 9 còn có một văn bản tả khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, em hãy chép chính xác 4 câu thơ tả cảnh mùa xuân ấy và cho biết xuất xứ của đoạn thơ.
- Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Đoạn thơ tả cảnh mùa xuân trích tronng văn bản Cảnh ngày xuân từ Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phần II : ( 3 điểm ) 
1. Giải thích nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
- Lặng lẽ Sa Pa là một nhan đề giản dị, không cuốn hút bởi ngôn từ trau truốt nhưng giàu ý nghĩa có khả năng làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hướng người đọc và nội dung chính của tác phẩm
- Nói đến Sa Pa, người ta thường nghĩ đến một vùng đất thơ mộng, yên tĩnh và sự nghỉ ngơi
- Đặt hai chữ Lặng lẽ trước địa danh Sa Pa, nhà văn đã hướng người đọc vào trạng thái, đặc điểm của một vùng đất và những con người ở nơi đây : sâu sắc, kín đáo, âm thầm mà mãnh liệt mà khiêm nhường.
+ Nhan đề đã gợi ra trước mắt độc giả Sa Pa với cảnh sắc thơ mộng với bát ngát màu xanh của núi rừng ẩn hiện trong mây mù, trong sương núi- nơi có độ cao khá lớn so với mặt nước biển. Cái lặng lẽ ấy chỉ là vẻ bề ngoài của vùng rừng núi nhưng bên trong nó còn chứa đựng bao vẻ đẹp đầy chất thơ của cuộc sống.
+ ở nơi đây có biết bao con người đang lặng lẽ cống hiến sức mình, đang làm việc hết trách nhiệm cho đất nước. Hai chữ lặng lẽ gợi nhắc đến những công việc thầm lặng, bền bỉ, miệt mài của bao người đang làm việc âm thầm trên núi cao. Cái lặng lẽ ấy đang ôm trong lòng nhịp sống sôi nổi, say mê đầy ắp ý nghĩa của bao con người hiểu sâu sắc về giá trị của sự sống và sự cống hiến của mình cho đất nước.
2.Tại sao anh thanh niên sống một mình mà không thấy cô đơn vì anh có : ý thức trách nhiệm về công việc và lòng yêu nghề. Chính tình yêu nghề nghiệp và ý thức về giá trị của sự sống khiến anh thanh niên ở một mình trên đỉnh núi làm công tác khí tượng mà chưa bao giờ thấy mình cô đơn
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về mối quan hệ giữa công việc với cuộc sống của mỗi con người. Suy nghĩ của anh đã khiến mọi người cảm động và khâm phục : “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn với liền với công việc của bao anh em, đồng chí...cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
+ Anh luôn ý thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp mình là có ích cho cuộc sống; khi biết mình đã góp phần vào chiến thắng của không quân bằng việc phát hiện một đám mây khô, anh thấy mình “thật hạnh phúc”
+ Anh luôn có những quyển sách là bạn.
3. Điều khiến ông hoạ sĩ cảm thấy “Nghệ thuật với tất cả sức mạnh và sự bất lực của nó” chính là vẻ đẹp tâm hồn và ý thức về sự sống của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Là người có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người :
 Đối diện với anh thanh niên, ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh “ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...” .
- Đứng trước anh thanh niên, ông hoạ sĩ hiểu về “sức mạnh nghệ thuật và sự bất lực của nó”. Ông hoạ sĩ từng trải hiểu : hội hoạ không sao thể hiện nổi vẻ đẹp tâm hồn của con người anh thanh niên đang lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nước kia.

File đính kèm:

  • docDe 1.doc
Giáo án liên quan