Đề thi thử vào 10 THPT môn Hóa học - Trường THCS Yên Nghĩa

Câu 18: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:

A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu

B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh

C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh

D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu

Câu 19: Sản phẩm phản ứng giữa rượu và axit hữu cơ được gọi là:

A. Etylen B. Ete C. Este D. Metyl clorua

Câu 20: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau:

A. Dung dịch brom B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch iốt D. Dung dịch phenolphtalein

Câu 21: Chất nào sau đây làm quì tím đổi màu:

A. CH2 = CH2 B. CH3OH C. CH3COOH D. CH3CH2OH

Câu 22: Sắt không phản ứng với:

A. H2SO4 đặc nguội B. H2SO4 đặc nóng

C. Dung dịch HCl D. Dung dịch H2SO4

Câu 23: Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là:

A. XO2 B. X2O5 C. X2O3 D. XO3

Câu 24: Cặp chất không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:

A. NaCl và CuSO4 B. Na2CO3 và BaCl2

C. KNO3 và MgCl2 D. MgCl2 và BaCl2

Câu 25: Axit được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm, dược phẩm là

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào 10 THPT môn Hóa học - Trường THCS Yên Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
 TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA
Họ và tên: Lớp ..
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT
Môn : Hóa học
(Thời gian làm bài: 60 phút)
ĐỀ SỐ 01
Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án đúng:
Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại axit?
A. HCl	B. NaOH	C. BaO	D. CaCO3
Câu 2: Đồng (II) sunfat có công thức hóa học là : 
A. Cu2SO4	B. CuSO3	C. CuSO4	D. Cu(SO4)2
Câu 3: Công thức hóa học của dấm ăn là : 
A. C2H6O	B. CH3Cl	C. CH3COOH	D. CH3COONa
Câu 4: Chất nào sau đây là muối axit: 
A. Na2SO4	B. K2CO3	C. KCl	D. NaHCO3
Câu 5: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:
A. CO2	B. H2S.	C. SO3	D. SO2
Câu 6: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái: 
A. Lỏng và khí	B. Rắn, lỏng, khí
C. Rắn và khí	D. Rắn và lỏng 
Câu 7: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: 
A. P2O5	B. K2O	C. CaO.	D. CuO
Câu 8: Dãy gồm các kim loại có mức độ hoạt động hóa học giảm dần là:
A. Cu, Fe, Zn, Al, K	B. K, Al, Zn, Fe, Cu
C. Cu, Al, K, Fe, Zn	D. K, Fe, Zn, Cu, Al
Câu 9: Nhóm gồm những bazơ tan (kiềm) là: 
A. NaOH, KOH	B. Fe(OH)2, NaOH
C. Cu(OH)2, Ba(OH)2	D. Fe(OH)3, KOH
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử của etylen và axetylen là ?
A. Hóa trị của hidro	B. Liên kết giữa C và H
C. Hóa trị của cacbon	D. Liên kết giữa hai nguyên tử C
Câu 11: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc phải thực hiện theo cách: 
A. Rót nước vào axit	B. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc
C. Pha chế ngẫu nhiên	D. Rót từ từ từng giọt axit vào nước
Câu 12: Muối tạo kết tủa trắng khi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 là:
A. BaSO4	B. BaCl2 	C. ZnCl2 	D. ZnSO4
Câu 13: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây:
A. Tính dẫn điện	B. Tính dẫn nhiệt
C. Tính dẻo	D. Có ánh kim
Câu 14: Kim loại nào tác dụng được với các chất sau: HCl, CuCl2, NaOH, O2 ?
A. Al	B. Mg	C. Ca	D. Fe
Câu 15: Dãy chất nào gồm các hiđrocacbon?
A. CH4, C2H2, C2H5Cl	B. C6H6, C3H4, HCHO
C. C2H2, C2H6O, C6H12	D. C3H8, C3H4, C3H6
Câu 16: Chất làm mất màu dung dịch nước brom là:
A. CH3 - CH3	B. CH2 = CH2	C. CH3 – OH	D. CH3 – Cl
Câu 17: Cặp chất phản ứng được với AlCl3 là: 
A. Mg và AgNO3	B. Fe và AgNO3
C. Zn và HCl	D. HCl và AgNO3
Câu 18: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:
A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu
B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh
C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh
D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu
Câu 19: Sản phẩm phản ứng giữa rượu và axit hữu cơ được gọi là:
A. Etylen 	B. Ete	C. Este	D. Metyl clorua
Câu 20: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau: 
A. Dung dịch brom	B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch iốt	D. Dung dịch phenolphtalein
Câu 21: Chất nào sau đây làm quì tím đổi màu:
A. CH2 = CH2	B. CH3OH	C. CH3COOH	D. CH3CH2OH
Câu 22: Sắt không phản ứng với: 
A. H2SO4 đặc nguội	B. H2SO4 đặc nóng
C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch H2SO4
Câu 23: Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là:
A. XO2	B. X2O5 	C. X2O3	D. XO3
Câu 24: Cặp chất không thể tồn tại trong cùng một dung dịch là: 
A. NaCl và CuSO4	B. Na2CO3 và BaCl2
C. KNO3 và MgCl2	D. MgCl2 và BaCl2 
Câu 25: Axit được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm, dược phẩm là: 
A. HNO3	B. H2S	C. H2SO4 	D. HCl
Câu 26: Một Hidrocacbon A có tỉ khối hơi đối với H2 là 21. Công thức phân tử của A là: 
A. C3H6	B. C2H2	C. C2H4	D. C4H8
Câu 27: Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 là:
A. Fe, Cu, Al	B. CaO, NaNO3, Zn(OH)2
C. NaOH, MgCl2, Fe	D. CuO, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Câu 28: Đốt cháy hợp chất hữu cơ X có phương trình hoá học như sau:
t0
2X + 	5O2	 4CO2 + 2H2O 
X có công thức phân tử là:
A. C2H4	B. CH4	C. C2H2	D. C3H6
Câu 29: Hòa tan 5,1 g oxit của một kim loại hóa trị III cần dùng 54,75 g dung dịch axit HCl 20 %. Công thức của oxit kim loại là: 
A. Al2O3	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. Cr2O3
Câu 30: Cho a(g) kim loại Fe tác dụng với 12,25 g H2SO4 tạo ra 15,2 g sắt (II) sunfat và khí hidro. Khối lượng a có giá trị nào sau đây: 
A. 11,2g	B. 8,4g	C. 5,6g	D. 15,6g
Câu 31: Cho 1,12 lít khí Clo (ở đktc) vào dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dd NaOH cần dùng cho phản ứng là :
A. 0,15 lít 	B. 0,1 lít	C. 0,12 lít 	D. 0,3 lít
Câu 32: Cho chuỗi sơ đồ phản ứng sau :
X C2H5OH Y CH3COONa Z C2H2 
Chất X, Y, Z lần lượt là :
A. C6H6, CH3OH, CH4.	B. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.
C. C6H12, C2H5Na, CH4.	D. C6H12O6, CH3COOH, CH4
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là:
A. 33,6 lít; 44 gam	B. 22,4 lít; 33 gam
C. 11,2 lít; 22 gam 	D. 5,6 lít; 11 gam
Câu 34: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là: 
A. 20,50 gam	B. 10,55 gam	C. 21,3 gam	D. 10,65 gam
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đktc là:
 A. 1,12 lít	B. 11,2 lít	C. 22,4 lít	D. 2,24 lít
Câu 36: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với kim loại natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra ( đktc) là: 
A. 2,8 lít	B. 5,6 lít	C. 8,4 lít	D. 11,2 lít
Câu 37: Thể tích không khí (chứa 20% thể tích oxi) đo ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan là: 
A. 8,96 lít	B. 22,4 lít	C. 44,8 lít	D. 17,92 lít
Câu 38: Biết 0,01 mol hidrocacbon X làm mất màu 200 ml dd brom 0,1M. X là hidrocacbon nào sau đây: 
A. C2H2	B. C6H12	C. C2H4	D. C2H6
Câu 39: Khử hoàn toàn 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư được a gam kết tủa màu trắng. Giá trị của a là: 
A. 50	B. 60	C. 40	D. 30
Câu 40: Cho 8,7g MnO2 tác dụng với axit clohidric đậm đặc sinh ra V lít khí clo (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là (lít): 
A. 2	B. 1,82	C. 2,905	D. 1,904
(H=1; O=16; C = 12; Na=23; Al=27; S= 32; Cl = 35,5; Ca= 40; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Br=80).
----------------------Hết---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 01
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp
 án
A
C
C
D
D
B
A
B
A
D
D
B
C
A
D
B
A
B
C
C
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp
 án
C
A
B
B
D
A
D
C
A
C
B
D
A
C
D
B
C
A
B
D
MA TRẬN ĐỀ 01: 
 Mức độ
 (TNKQ)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Tổng số câu/ điểm
1.Các loại hợp chất vô cơ –mối quan hệ
8 câu
2 câu
10 câu
2,5 đ
2.Tính chất hoá học của kim loại-
dãy Hđhh
3 câu
3 câu
2 câu
1 câu
9 câu
2,25 đ
3.Tính chất của phi kim, sơ lược BTH
1 câu
2 câu
3 câu
1 câu
7 câu
1,75 đ
4.Hidrocacbon- nhiên liệu
3 câu
2 câu
3 câu
2 câu
10 câu
2,5 đ
5. Dẫn xuất của hidrocacbon
1 câu
3 câu
4 câu
1,0 đ
TSố câu
16 câu
12 câu
8 câu
4 câu
40 câu
10 đ
TSốđiểm
4,0 đ
3,0 đ
2,0 đ 
1,0 đ

File đính kèm:

  • docxBai 56 On tap cuoi nam giao an thi vao 10_12756801.docx
Giáo án liên quan