Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Địa lý - Trường THPT Vinh Xuân - Lần 1

I

(4,0 điểm) 1 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất. (2,0 điểm)

* Giống nhau (0,75 điểm)

- Đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, diện tích rộng.

* Khác nhau (1,25 điểm)

- Điều kiện hình thành:

 + Do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái bình bồi tụ.

 + Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.

- Địa hình:

 + ĐB sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

 + ĐB sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười; còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

- Đất đai:

 + ĐB sông Hồng: do có đê ven song ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, đất bạc màu ở ruộng cao hoặc đất lầy ở các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hằng năm nên đất màu mỡ.

 + ĐB sông Cửu Long: 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn; vùng đất phù sa ngọt màu mỡ nhất nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Địa lý - Trường THPT Vinh Xuân - Lần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
IĐỀ THI THỬ LẦN 1I
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút. 
(không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (16,0 điểm)
Câu I (4,0 điểm)
1. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất.
2. Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Do đâu mà có sự phân hóa đó?
Câu II (4,0 điểm)
1. Phân tích sự ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
2. Phân tích ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta.
Câu III (8,0 điểm). Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm.
(Đơn vị: 0C)
Tháng
Địa điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP.Hạ Long
17
18
19
24
27
29
29
27
27
27
24
19
TP.Vũng Tàu
26
27
28
30
29
29
28
28
28
28
28
27
1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của TP. Hạ Long và TP. Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho.
2. Xác định biên độ nhiệt trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ ở hai thành phố trên.
3. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của TP. Hạ Long và TP. Vũng Tàu. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
B. PHẦN RIÊNG (4,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. (4,0 điểm)
1. Kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Trong các đô thị đó, đô thị nào là đô thị loại đặc biệt, đô thị nào là đô thị loại 1.
2. Sự phân bố dân cư không đều ở nước ta đã gây ra những hậu quả gì? Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề phân bố dân cư bất hợp lí ở nước ta hiện nay.
Câu IV.b. (4,0 điểm)
1. Trình bày những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Phân tích tác động của dân số nước ta đối với phát triển kinh tế và tài nguyên, môi trường.
---------------------------- Hết ----------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:;Số báo danh:..; Phòng thi:..
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN
ITHI THỬ LẦN 1I
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút. 
(không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (16,0 điểm)
I
(4,0 điểm)
1
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất. (2,0 điểm)
* Giống nhau (0,75 điểm)
- Đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, diện tích rộng.
* Khác nhau (1,25 điểm)
- Điều kiện hình thành:
 + Do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái bình bồi tụ.
 + Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.
- Địa hình:
 + ĐB sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.
 + ĐB sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười; còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
- Đất đai:
 + ĐB sông Hồng: do có đê ven song ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, đất bạc màu ở ruộng cao hoặc đất lầy ở các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hằng năm nên đất màu mỡ.
 + ĐB sông Cửu Long: 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn; vùng đất phù sa ngọt màu mỡ nhất nằm dọc sông Tiền và sông Hậu.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Do đâu mà có sự phân hóa đó. (2,0 điểm)
a. Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam (1,5 điểm)
* Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) (0,75 điểm)
- Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh:
 + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
 + Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên miền Bắc có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng có nhiệt độ trung bình < 180C, thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi Bắc Bộ.
- Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa nhiệt đới:
 + Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
 + Ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu).
 + Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả loài rau ôn đới.
* Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) (0,75 điểm)
- Có sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa:
 + Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. 
 + Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, đặc biệt từ vĩ độ 140B trở vào.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo:
 + Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai – In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ, Mi-an-ma) di cư sang.
 + Trong rừng xuất hiện nhiều cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.
 + Động vật tiểu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...).
 + Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,
b. Nguyên nhân của sự phân hoá: do thay đổi khí hậu (0,5 điểm)
- Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do:
 + Góc nhập xạ tăng.
 + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông.
- Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
II
(4,0 điểm)
1
Ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam (2,0 điểm)
a. Khí hậu: 
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
 b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: 
- Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo.
 c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển 
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát thủy tinh, quặng ti tan,...trữ lượng lớn. Nghề làm muối.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng...
d. Thiên tai 
- Bão lớn, sạt lở bờ biển, triều cường,... 
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
Ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta (2,0 điểm)
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
- Đa dạng về động, thực vật, nông sản. 
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản. 
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, giữa các vùng miền.
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
III
(8,0 điểm)
1
Vẽ biểu đồ (1,25 đ)
* Yêu cầu:
- Vẽ đúng 2 trục Nhiệt độ và Tháng (chính xác về khoảng cách). 
- Tên biểu đồ.
- Chú giải (có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ).
- Vẽ đúng 2 đường biểu diễn nhiệt độ.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
2
Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ. (0,75 điểm)
 - Biên độ nhiệt: Hạ Long: 12,00C; Vũng Tàu : 4,00C.
 - Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ (từ tháng V - X):
	+ Hạ Long: 27,70C.
	+ Vũng Tàu: 28,30C.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
* Nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của TP. Hạ Long và TP. Vũng Tàu (1,0 điểm)
 - Nền nhiệt độ của Vũng Tàu cao hơn Hạ Long (dẫn chứng).
 - Nhiệt độ trong năm của Vũng Tàu ổn định hơn của Hạ Long (dẫn chứng).
* Giải thích (1,0 điểm)
- Do Vũng Tàu có vĩ độ nằm gần xích đạo hơn Hạ Long nên có nhiệt độ trung bình các tháng cao hơn và biện độ nhiệt độ năm nhỏ hơn.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
PHẦN RIÊNG (4,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
IV.a
(4,0 điểm)
1
Kể tên các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Trong các đô thị đó, đô thị nào là đô thị loại đặc biệt, đô thị nào là đô thị loại 1 (2,0 điểm)
* Các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ. (Kể đúng từ 2 đô thị được 0,25 đ; đúng 3 đô thị được 0,5 đ; đúng 4 đô thị được 0,75 đ)
* Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là các đô thị loại đặc biệt; Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ là các đô thị loại 1. (Kể đúng 1 đô thị loại đặc biệt được 0,25 đ; kể đúng 1 - 2 đô thị loại 1 được 0,25 đ)
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
Sự phân bố dân cư không đều ở nước ta đã gây ra những hậu quả gì? Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề phân bố dân cư bất hợp lí ở nước ta hiện nay (2,0 điểm)
a. Hậu quả (1,0 điểm)
- Gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động.
- Gây khó khăn cho việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có của mỗi vùng (đồng bằng và ven biển dân cư đông đúc nhưng tài nguyên có hạn, miền núi và trung du giàu tài nguyên nhưng dân cư phân bố thưa thớt).
b. Các giải pháp (1,0 điểm)
- Phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn cả nước nhằm ổn định đời sống nhân dân, khai thác tốt hơn tiềm năng của những vùng thưa dân, thiếu lực lượng lao động.
- Thực hiện các giải pháp kinh tế nhằm nâng cao mức sống của dân cư, từ đó góp phần vào việc giảm mức sinh.
- Ngăn chặn nạn di dân tự do.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
IV.b
(4,0 điểm)
1
Trình bày những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta (2,0 điểm)
a. Thế mạnh (1,0 điểm)
- Về số lượng
 + Đông: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005)
 + Tăng nhanh: mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
- Về chất lượng
 + Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, ham học hỏi.
 + Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
b. Hạn chế (1,0 điểm)
- Thiếu tác phong công nghiệp. 
- Lao động và đội ngũ quản lí có trình độ chuyên môn tuy ngày càng tăng nhưng vẫn còn ít và phân bố chưa hợp lí
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,75 đ
2
Phân tích tác động của dân số nước ta đối với phát triển kinh tế, tài nguyên và môi trường (2,0 điểm)
a. Đối với phát triển kinh tế (1,5 điểm)
- Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để tăng 1% dân số thì tăng trưởng kinh tế hằng năm phải đạt 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chậm phát triển, dân số đông nên mức tăng dân số 1,3% (năm 2005) là vẫn cao.
- Dân số đông làm cho vấn đề giải quyết việc làm càng khó khăn.
- Dân số tăng nhanh làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dung và tích luỹ, mâu thuẫn giữa cung và cầu chưa giải quyết được.
b. Đối với tài nguyên, môi trường (0,5 điểm)
- Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.
- Môi trường bị ô nhiễm.
0,75 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Tổng điểm (Câu I + II + III + IV.a hoặc IV.b)
20,0
* Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đúng nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_mon_Dia_ly_nam_2015.doc