Đề thi thử môn: Ngữ văn lớp 9

Câu 1 ( 1,0đ ) :

 Chép nguyên văn bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Câu 2 ( 1,0đ ) :

 Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ chính có trong hai câu thơ sau :

 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn: Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC : 2015 – 2016
 ĐỀ THI THỬ
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian : 90 phút
MA TRẬN ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : NGỮ VĂN 9
( Ma trận này gồm 01 trang )
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Văn bản.
Thơ trung đại, truyện hiện đại
Thuộc thơ
Số ý
Số điểm
Tỉ lệ %
01
1,0
10 %
01
1.0
10 %
2. Tiếng Việt .
- Biện pháp tu từ
- Hàm ý.
- Các phép liên kết câu.
-Nhận diện được biện pháp tu từ trong câu
- Hiểu được hàm ý trong một câu cụ thể.
Số ý
Số điểm
Tỉ lệ %
01
1,0
10 %
01
1.0
10 %
3. Tập làm văn.
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
( một sự việc, hiện tượng )
Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
01
3.0
30 %
01
5.0
50 %
02
7.0
70 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
01
1.0
10 %
01
1.0
10 %
01
3.0
30 %
01
5.0
50 %
04 
10.0
100 %
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 THÀNH PHỐ BÀ RỊA NĂM HỌC : 2015 – 2016
 ĐỀ THI THỬ
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 9
Thời gian làm bài: 90 phút
( Đề kiểm tra này gồm 01 trang )
Câu 1 ( 1,0đ ) : 
 Chép nguyên văn bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. 
Câu 2 ( 1,0đ ) : 
 Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ chính có trong hai câu thơ sau :
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Câu 3 (3 điểm ).
 Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 	Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới - người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “ Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “ Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!” Ông lão mù nói: “ Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo đó.” 
 ( Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Câu 4 (5 điểm ).
 Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn ( trong Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long ) là người thật đáng mến. Em hãy làm sáng tỏ nhận định này.
- HẾT -
Họ và tên thí sinh : . Số báo danh : 
Chữ ký giám thị 1 :....
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ
MÔN : NGỮ VĂN 9
( Hướng dẫn này gồm 02 trang )
Câu 1 (1đ)
 - Chép lại nguyên văn khổ thơ.
 - Sai một từ trừ 0,25đ
Câu 2 (1đ)
 - Biện pháp tu từ : ẩn dụ ( mặt trời trong lăng) = 0,5đ
 - Giá trị : sự kết hợp các biện pháp tu từ đã làm nổi bật một sự thật hiển nhiên – công lao to lớn, sự vĩ đại của Bác với dân tộc Việt Nam + lòng kính trọng, biết ơn của nhân dân ta với Bác = 0,5đ 
Câu 2 (3đ).
Yêu cầu chung ( 0,5đ ) :
Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng; số câu đúng qui định.
Đảm bảo sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn; ít mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Kết hợp dủ các yêu cầu phần Tiếng Việt.
Yêu cầu về nội dung ( 2,5đ ) :
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau: 
Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. (1,0 điểm)
 Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã chao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá ơn khi mà ông trao nó co người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, môt tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc. 
Nêu bài học sâu sắc về tình thương: (1,0 điểm)
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần sự quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình. 
+ Tình thương yêu giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo giai cấp
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn. 
 + Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác và cũng đừng vì nghèo khổ haybất hạnh mà trở nên hẹp hòi, ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân. 
 - Xác định thái độ của bản thân: đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn đề yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân, ích kỷ, tầm thường. (0,5 điểm)
Học sinh có thể có chính kiến riêng, giám khảo cần trân trọng sự sáng tạo hợp lí của các em.
Câu 4 ( 5đ).
Yêu cầu chung ( 1,5đ ):
Biết viết đúng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học ( 0,5đ ) 
Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; hạn chế tối đa việc sai chính tả, dùng từ, đặt câu,  ( 1,0 điểm )
Yêu cầu về nội dung ( 3,5đ ):
Mở bài ( 0,5đ ):
Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và Truyện Lặng lẽ SaPa
Giới thiệu anh thanh niên – nhân vật chính – với những điểm đáng mến của nhân vật : yêu đời, yêu nghề; hiếu khách, chân tình, cởi mở; khiêm tốn.
Thân bài ( 2,5đ ) :
Anh thanh niênlà người yêu đời, yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn đã 4 năm.
+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó và trách nhiệm cao mới có thể hoàn thành.
+ Yêu công việc, coi công việc là niềm vui; hiểu ý nghĩa sâu sắc của công việc.
+ Yêu đời : chăm sóc vườn hoa, sắp xếp nhà cửa, đọc sách, 
Anh là người hiếu khách, chu đáo, chân thành.
+ Vui được đón khách, nhiệt tình, hào hứng mời lên nhà.
+ Tặng hoa cho cô gái, pha nước chè mời mọi người, say sưa kể chuyện về công việc của mình.
+ Gửi biếu một giỏ trứng khi chia tay.
Người thanh niên rất khiêm tốn.
+ Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé so với bao người khác.
+ Hào hứng và khâm phục khi kể về thành tích của các đồng nghiệp.
Kết bài ( 0,5đ ):
Cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực, ngôn ngữ sinh động; câu chuyện là cuộc gặp gỡ tình cờ, thú vị giữa các nhân vật nơi SaPa đẹp, thơ mộng
Truyện cho thấy sự cống hiến thầm lặng, hi sinh lớn lao của bao con người để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Giám khảo cần trân trọng những sáng tạo hợp lí của học sinh.
-HẾT-

File đính kèm:

  • docxĐỀ THI THỬ.docx