Đề thi THPT Quốc Gia năm 2015 - Môn Ngữ Văn

Nhân vật trữ tình khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong vì:

+ người mẹ ấy đã hi sinh tuổi xuân của mình, vượt qua bao vất vả để chăm lo cho con trai

+ mẹ đã hết lòng yêu thương con, dạy dỗ con nên người, mẹ là người làm vườn cho tâm hồn của con. Nhờ vậy, hôm nay cô gái trong bài thơ mới có được người bạn đời nhân hậu, thủy chung.

Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, biết quan tâm, suy nghĩ cho người khác, sống nội tâm, chân thành, sâu sắc, giàu tình cảm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi THPT Quốc Gia năm 2015 - Môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________________
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
( Đề thi có 02 trang )
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Ðể cho mái tóc trên đầu anh đen
Ðâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần
Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao
Lời ru mẹ hát thuở nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh:
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa
(Trích Mẹ của anh- Theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)
Câu 1: Xác định thể thơ, cách gieo vần trong đoạn thơ trên. 
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người phụ nữ. Người ấy đang giãi bày, chia sẻ tâm sự gì? 
Câu 3: Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy giải thích vì sao nhân vật trữ tình lại khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong? 
Câu 4: Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.
 (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.
(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.
(4) Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu.
(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014 )
Câu 5: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 6: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng? (0,5 điểm)    
Câu 7: Theo tác giả, chúng ta, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu? (0,5 điểm)
Câu 8: Hãy viết một đoạn văn (từ 5- 7 dòng) nhận xét thái độ, quan niệm của tác giả thể hiện trong câu: Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu .(0,25 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
        Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
 So sánh nhân vật Tnu và nhân vật Việt qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ đó nêu lên cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong 2 tác phẩm?
-----Hết-----
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________________
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
( Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Xác định thể thơ: lục bát. 
Cách gieo vần: trả lời theo một trong hai cách sau:
- hiệp vần ở tiếng thứ 6 của dòng lục với tiếng thứ 6 của dòng bát, giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- câu lục có vần chân ở tiếng  thứ 6; câu bát có 1 vần chân ở tiếng thứ 8, một vần lưng ở tiếng thứ 6.
0,25
2
Người phụ nữ trong bài thơ đang giãi bày về tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc đối với người mẹ chồng của mình.
0,25
3
Nhân vật trữ tình khẳng định: Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời, chưa xong vì:
+ người mẹ ấy đã hi sinh tuổi xuân của mình, vượt qua bao vất vả để chăm lo cho con trai
+ mẹ đã hết lòng yêu thương con, dạy dỗ con nên người, mẹ là người làm vườn cho tâm hồn của con. Nhờ vậy, hôm nay cô gái trong bài thơ mới có được người bạn đời nhân hậu, thủy chung.
0,5
4
Viết một đoạn văn (từ 5-7 dòng) nhận xét về tâm hồn nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.
Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là một người phụ nữ nhân hậu, bao dung, biết quan tâm, suy nghĩ cho người khác, sống nội tâm, chân thành, sâu sắc, giàu tình cảm.
0,5
5
Phương thức biểu đạt nghị luận/nghị luận
0,25
6
- hao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.
- Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Nam không bị già trước khi giàu.
0,25
7
Bài viết đã đề cập đến nguy cơ tụt hậu, không đạt được mục tiêu phát triển của đất nước ta nếu không biết chớp thời cơ, bứt phá để vượt lên trong thời điểm dân số vàng. Do vậy, chúng ta cần hành động vì tương lai ngay từ lúc này, cụ thể:
+ Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên. 
+ tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc.
0,25
8
Viết được đoạn văn nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trong câu kết của bài. Cần thấy được thái độ lo lắng cũng như niềm hi vọng của người viết trước tình hình thực tế của đất nước. Từ đó, nêu suy nghĩ chân thành, nghiêm túc về trách nhiệm của mỗi người trước tương lai của dân tộc.
0,75
LÀM VĂN
II
1
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu nói: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. 
3,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
Câu nói: Người trẻ hiện nay “xấu xí”. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
* Giải thích ý kiến: 
 Người trẻ hiện nay “xấu xí”. Xấu không dừng lại ở phương diện hình thức mà muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phận người trẻ hiện nay.
* Bàn luận ý kiến: 
- Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt (đất nước hòa bình, cuộc sống ấm no, có điều kiện học hành) nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động
- Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức bản thân, sự quan tâm, giáo dục của gia đình, bối cảnh xã hộiSự xấu xí của bộ phận giới trẻ là dấu hiệu đáng buồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam.
- Bên cạnh đó có một bộ phận lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trong trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm dạng danh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp. Họ sống đẹp, sống có ước mơ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội.
- Nhận định người trẻ hiện nay “xấu xí” không sai nếu nhìn vào rất nhiều hiện tượng xấu xuất hiện trong xã hội thời gian qua. Tuy nhiên công bằng mà nói cách nhận xét như trên có phần bi quan bởi bên cạnh một bộ phận người trẻ, sống ích kỉ, xuống cấp về văn hóa, lối sống còn rất nhiều những tấm gương nhười trẻ sống đẹp, rất đáng để noi theo.
* Bài học nhận thức, hành động của bản thân:
- Phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ.
- Học tập, phát huy lối sống đẹp.
- Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành người sống có ích, được mọi người quý mến.
0,25
0,50
0,25
0,25
0,50
0,25
d. Sáng tạo:
0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2
So sánh nhân vật Tnu và nhân vật Việt qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ đó nêu lên cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong 2 tác phẩm.
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
So sánh nhân vật Tnu và nhân vật Việt qua hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để làm nổi bật cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong 2 tác phẩm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi là 2 nhà văn tiêu biểu cho nền Văn học cách mạng Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Rừng Xà nu”, “Những đứa con trong gia đình” đều là những tác phẩm xuất sắc phản ánh cuộc sống chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
- Truyện ngắn “Rừng Xà nu” được viết năm 1965, kể về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman.
- Truyện “Những đứa con trong gia đình” được kể theo dòng hồi tưởng của Việt về truyền thống yêu nước của một gia đình nông dân Nam Bộ.
- Qua 2 nhân vật: Tnú và  Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đã ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mang đậm cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.
* So sánh 2 nhân vật: Tnú và Việt
 Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Là một khuynh hướng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Những tác phẩm thuộc thể loại này hướng tới những sự kiện lịch sử có tính cộng đồng đất nước. Nhân vật thường là nhân vật đại diện, biểu tượng cho những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam. Ngôn ngữ trong tác phẩm theo khuynh hướng sử thi thường là ngôn ngữ hào hùng bi tráng và cảm hứng ngợi ca
- Nét giống nhau:
+ Là con người của thời đại, gánh chịu bao đau thương mất mát trong chiến tranh (Tnú mất vợ con, bị đốt 10 đầu ngón tay, Việt mất ba má) 
+ Hừng hực lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu gia đình, tình yêu làng xóm, tình yêu nước. 
+ Anh dũng kiên cường, sẵn sàng chiến đấu hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. 
+ Là những mắt xích quan trọng trong sự tiếp nối các thế hệ, tiếp nối truyền thống của dân tộc. 
- Nét khác biệt: 
Nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu:
- Tnú được khắc họa trong sự gắn bó với buôn làng.
- Nhân vật mang đậm dấu ấn hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm sử thi, huyền thoại của đồng bào dân tộc miền núi (Tnú hiện lên trong lối kể trường ca, kể khan của đồng bào Tây Nguyên; Cuộc sống gắn bó với buôn làng: ngôn ngữ, hành động);
- Nhân vật Tnú được khắc họa trong sự soi chiếu với hình tượng Rừng xà nu ở lớp cây trưởng thành. Qua đó tác giả gửi gắm tư tưởng chủ đề tác phẩm: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". 
Nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình:
- Việt được khắc họa trong mối quan hệ gia đình
- Nhân vật này gần gũi với cuộc sống đời thường, mang các đặc điểm, phẩm chất của một cậu con trai mới lớn (lộc ngộc, hồn nhiên có khi đến vô tâm). Song bản lĩnh của nhân vật này lại được thể hiện ở cảnh tranh nhau ghi tên đi đánh giặc, trả thù cho ba má và ở tinh thần đấu tranh kiên cường lúc bị thương phải nằm lại chiến trường.
- Nhân vật Việt góp phần thể hiện tư tưởng của Nguyễn Thi trong ngợi ca phẩm chất anh dũng, kiên trung của những người con trong một gia đình, của đồng bào Nam Bộ nói riêng và nhân tộc Việt Nam nói chung. 
 Lý giải về sự khác biệt: 
- Có sự tương đồng và khác biệt ấy là bởi mục đích sáng tác và tư tưởng chủ đề khác nhau: Rừng xà nu được sáng tác để cỗ vũ chiến đấu, trở thành Hịch tướng sĩ thời chống Mĩ, còn Những đứa con trong gia đình chủ yếu để ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Sự khác biệt trong văn hóa vùng miền (Tây Nguyên và Nam Bộ), trong lối suy nghĩ, lối viết của các nhà văn.
* Đánh giá chung:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 Nhân vật Việt:
+ Với nghệ thuật trần thuật tác giả để cho nhân vật tự kể về cuộc đời của mình và các nhân vật khác theo dòng hồi tưởng. Giọng điệu trữ trình - tự sự. 
+ Vừa có tính khái quát (đậm màu sắc sử thi).
+ Vừa mang nét riêng, ấn tượng (ngôn ngữ, hành động, sinh hoạtthể hiện hình ảnh của người dân Nam Bộ).
Nhân vật Tnú:
+ Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật (cụ Mết). Giọng kể mang đậm tính sử thi.
+ Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt, đột ngột tạo độ căng sử thi.
+ Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm. Để khắc hoạ vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.
 + Ngôn ngữ mang đặc trưng của người Tây nguyên.
* Ý nghĩa tác phẩm:
+ 2 nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện
+ Vẻ đẹp của nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt  Nam: chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt  Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học cho bản thân.
0,50
2,0
0,75
0,25
d. Sáng tạo:
0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 10,00 điểm

File đính kèm:

  • docOn_THPT_Quoc_Gia_Rung_Xa_Nu.doc
Giáo án liên quan