Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em. Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”.
(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài)
a. Phân tích nét độc đáo trong cách biểu đạt cảm xúc của nhà văn.
b. Đoạn văn đã gửi đến cho người đọc bức thông điệp gì ?
Câu 2: (3,0 điểm)được từ bốn câu thơ trên.
Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
( Trích “Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử)
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.
Câu 3: (5,0 điểm)
Một người cha viết thư cho thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông đang theo học, trong đó có đoạn: “Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve, nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được nên những thanh sắt cứng rắn.”
Em hãy làm sáng tỏ nội dung được viết trong lá thư trên.
-------------------------------------------
UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm: 3 câu, 1 trang ) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em. Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”. (Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài) a. Phân tích nét độc đáo trong cách biểu đạt cảm xúc của nhà văn. b. Đoạn văn đã gửi đến cho người đọc bức thông điệp gì ? Câu 2: (3,0 điểm)được từ bốn câu thơ trên. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang ( Trích “Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử) Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Câu 3: (5,0 điểm) Một người cha viết thư cho thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông đang theo học, trong đó có đoạn: “Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve, nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được nên những thanh sắt cứng rắn.” Em hãy làm sáng tỏ nội dung được viết trong lá thư trên. ------------------------------------------- Họ và tên thí sinh: . Số báo danh Chữ kí giám thị 1 :.Chữ kí giám thị 2 : UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm: 3 câu, 3 trang ) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Lưu ý: Điểm trong bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 (2,0 điểm) * Mức tối đa: Học sinh nêu được các ý sau: Nét độc đáo trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn: + Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, để nhân vật Thành tự bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng nên rất chân thực, cảm động. + Có sự kết hợp giữa hồi tưởng quá khứ với suy nghĩ hiện tại. Khi hồi tưởng lại những kí ức ngọt ngào trong quá khứ, cảm xúc được thể hiện là niềm vui sướng, hạnh phúc; còn khi trở lại thực tại là nỗi đắng cay, tuyệt vọng vì cảnh gia đình tan nát, đổ vỡ. Bức thông điệp được gửi tới người đọc: + Hãy biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình. Hãy để cho trẻ em được sống trong mái ấm hạnh phúc, được yêu thương và che chở. + Không vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm và tương lai của trẻ thơ. (* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo ý hoặc viết đoạn văn. Giáo viên có thể xem xét các ý hay, có sự phát hiện sáng tạo để cho điểm linh hoạt) * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh ( GV căn cứ vào mức tối đa để đánh giá điểm từ 0,25 đến 1,75) * Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. 0,5 0.5 0.5 0,5 Câu 2 (3,0 điểm) * Mức tối đa: (3.0 đ) Bài viết đảm bảo được những yêu cầu: 1. Hình thức: (0,5 đ) Hs viết một đoạn văn cảm thụ diễn đạt lưu loát, mượt mà, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt. 2. Nội dung: (2,5 đ) Học sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo được những nội dung sau: Phát hiện và phân tích được hiệu quả của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ trên. + Biện pháp tu từ nhân hóa: gió trêu tà áo biếc, bóng xuân sang. + Phép đảo trật tự cú pháp: Sột soạt gió trêu tà áo biếc Hiệu quả: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm hình ảnh thơ trở nên gống động. (Gió như một con người biết trêu đùa tà áo biếc; bóng xuân giống như một giai nhân có sự chuyển động rất nhẹ nhàng, tha thướt.) - Dấu chấm được đặt giữa câu 4, tách vế đầu thành câu đặc biệt. Hiệu quả: + Thông báo nơi chốn mùa xuân về rất cụ thể: Trên giàn thiên lí. + Tạo khoảng lặng vừa diễn tả cảm xúc trầm lắng của thi sĩ vừa tạo ra sự bất ngờ cho người đọc. + Âm điệu được kéo dài, nhẹ nhàng, khẽ khàng, êm ái. Hình ảnh thơ giàu chất gợi, truyền cảm mạnh mẽ. => Các thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh mùa xuân chín nơi miền thôn dã thật đẹp, màu sắc tươi tắn, trong trẻo; âm thanh sống động; hình ảnh và những chuyển động thật hấp dẫn, tinh tế. Đó cũng chính là nét tài hoa của thi sĩ Hàn Mặc Tử. * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh (GV căn cứ vào mức tối đa để đánh giá điểm từ 0,25 đến 2,75) * Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. 1,5 0,5 00,5 ,50000 Câu 3 (5,0 điểm) * Mức tối đa: (5.0 đ) Bài làm đảm bảo được những yêu cầu sau: 1. Nội dung: (4,0 đ) Nội dung nghị luận về một tư tưởng: Sự thử thách, tôi luyện sẽ giúp con người trưởng thành. a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận b. Thân bài: (3,0 đ) * Giải thích nội dung câu nói người cha gửi thầy hiệu trưởng: + Đối xử dịu dàng: là đối xử có văn hóa, nhẹ nhàng + Vuốt ve nuông chiều: là sự chiều chuộng, bao bọc quá mức + Sự tôi luyện của lửa mới tạo ra được những thanh sắt cứng rắn. Con người cũng vậy, cần được rèn luyện để trở lên bản lĩnh, cứng cỏi hơn. -> Hãy đối xử dịu dàng nhưng không nuông chiều, hãy dạy dỗ nghiêm khắc đối với cháu và cho cháu được thử thách. * Vì sao người cha yêu cầu thầy hiệu trưởng “hãy đối xử dịu dàng” với con mình nhưng lại nói “đừng vuốt ve, nuông chiều” và cần phải thử thách? + Sự nuông chiều dễ dãi sẽ khiến con người ỷ lại, vô tâm, sống ích kỉ luôn cho mình là trung tâm, là nhất, dần dần sẽ hư hỏng. + Sự thử thách sẽ tôi luyện con người giúp con người có bản lĩnh. Không có những khó khăn thử thách con người sẽ yếu đuối, sợ hãi trước những chông gai của cuộc sống. * Chứng minh tính đúng đắn của câu nói qua thực tế cuộc sống: + Trong lao động, chiến đấu + Trong học tập + Trong cuộc sống (Học sinh lấy một số dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh) * Bàn luận, mở rộng vấn đề: Học sinh nêu nhận định của bản thân về câu nói trên, liên hệ về cách giáo dục trong nhà trường, gia đình hiện nay. + Nhà trường không chỉ dạy chữ (kiến thức) mà còn dạy cách làm người. + Sự sai lầm trong giáo dục sẽ dẫn đến những hậu quả, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. * Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: + Được đến trường là niềm hạnh phúc của tuổi thơ nhưng cũng đầy thử thách. + Phải biết chấp nhận những thử thách, rèn luyện bản thân để trở thành những con người trưởng thành. c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn trong lời nói của người cha. 2. Hình thức: - Bài viết bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. - Diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lập luận chặt chẽ, luận cứ đầy đủ, phù hợp, có liên kết mạch lạc. - Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ... 3. Sáng tạo: - Bài viết thể hiện được tính sáng tạo của bản thân người viết, sử dụng đa dạng các kiểu câu, lập luận sắc sảo, thuyết phục... * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh ( GV căn cứ vào mức tối đa để đánh giá điểm từ 0,25 đến 4,75) * Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. * Lưu ý: Học sinh diễn đạt cách khác nhưng trùng ý, chọn dẫn chứng và phân tích phù hợp vẫn cho điểm tối đa. 0,5 0,75 0,75 1,0 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 ----- HẾT -----
File đính kèm:
- de_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truong_ti.doc