Đề thi Olympic môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

Câu I (2 điểm)

1.Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

 KClO3 O2 Fe3O4 Fe FeSO4

2. Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:

 a. Fe(OH)3+ H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 +H2O

 b. Fe3O4+ CO ----> Fe +CO2

 c. H2SO4(đặc) + Fe ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

 d. FexOy + H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Câu II (2 điểm)

1. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học trong các thí nghiệm sau:

 a) Cho mẩu Na vào cốc nước sau đó cho một mẩu giấy quì tím vào dung dịch thu được.

 b) Đốt mẩu photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.

 2. Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 chất khí không màu đựng trong 4 bình riêng biệt sau: O2; CO2; H2; N2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN THI: HÓA HỌC- LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm: 05 câu, 01 trang)
Câu I (2 điểm)
(4)
(1)
(3)
(2)
1.Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): 
 KClO3 O2 Fe3O4 Fe FeSO4
2. Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:
 a. Fe(OH)3+ H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 +H2O
 b. Fe3O4+ CO ----> Fe +CO2
 c. H2SO4(đặc) + Fe ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
 d. FexOy + H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu II (2 điểm)
1. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học trong các thí nghiệm sau:
 a) Cho mẩu Na vào cốc nước sau đó cho một mẩu giấy quì tím vào dung dịch thu được.
 b) Đốt mẩu photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. 
 2. Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 chất khí không màu đựng trong 4 bình riêng biệt sau: O2; CO2; H2; N2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu III (2 điểm)
1. Ở 250C độ tan của CuSO4 là 32 gam. Hạ nhiệt độ của 495 gam dung dịch CuSO4 bão hòa từ 250C xuống 150C thấy có m gam tinh thể CuSO4. 9H2O tách khỏi dung dịch. Biết độ tan của dung dịch CuSO4 ở 150C là 22 gam. Tính m.
2. Để khử hoàn toàn 47,2 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và oxit của kim loại A cần dùng V lít khí H2 (ở đktc), sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại và 14,4 gam nước. Tính giá trị của m và V.
Câu IV (2 điểm)
1. Hoà tan hết 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, kết thúc phản ứng thu được 206,75 gam dung dịch . Xác định kim loại R.
2. Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt bằng khí hidro dư, sau phản ứng thu được 17,6 gam hai kim loại. Cho toàn bộ hai kim loại trên vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
 a) Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
 b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu V (2 điểm)
1. Cho 4 gam hỗn hợp gồm Fe vµ mét kim lo¹i M ho¸ trÞ II vµo dung dÞch H2SO4 lo·ng, lÊy d­, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu ®­îc 2,24 lÝt khÝ H2 (®ktc). NÕu cho 1,2 gam kim lo¹i ho¸ trÞ II nãi trªn ph¶n øng víi 0,7 lÝt khÝ O2(®ktc) th× l­îng Oxi cßn d­ sau ph¶n øng.
 a) X¸c ®Þnh kim lo¹i M.
 b) Nếu cho 4 gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào 500 ml dung dịch HCl 0,5M.Tính nồng độ mol của các dung dịch sau khi phản ứng kết thúc ( coi như thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
2. Hòa tan13,5 gam Al trong m gam dung dịch HCl 14,6% , đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 672 ml khí (ở đktc). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. 
(Cho biết Cu=64; Fe= 56; Mg =24; Al =27; Cl=35,5; H=1; O=16; Zn=65; Ca=40; S=32)
----------------Hết----------------
Họ tên học sinh:..........................Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1: ............... Chữ kí giám thị 2:............
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN THI: HÓA HỌC- LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm: 05 câu, 4 trang)
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
1
 (1) 2KClO3 2 KCl + 3O2
 (2) 3Fe + 2O2 Fe3O4
 (3) Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
 (4) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
0,25
0,25
0,25
0,25
2
 a. 2Fe(OH)3+ 3H2SO4 Fe2(SO4)3 +6H2O
 b. Fe3O4+ 4CO 3Fe +4CO2
 c. 6H2SO4 + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
 d. 2FexOy +(6x-2y) H2SO4 xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 +(6x-2y) H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
II
1
a) - Na nóng chảy thành giọt tròn, chạy nhanh trên mặt nước rồi tan ra, có khí không màu, không mùi bay lên, dd tạo thành là bazơ làm qyì tím chuyển thành màu xanh.
 2Na + 2H2O® 2NaOH + H2
b) - P cháy với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám trên thành lọ.Cho nước vào thì khói trắng tan ra, dung dịch tạo thành là axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
4P + 5O2 2P2O5 
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng chất khí.
+ Nếu khí nào làm que đóm bùng cháy là khí O2 
 C+O2 -> CO2
+ Khí không làm que đóm bùng cháy là 3 khí còn lại.
- Đốt 3 chất khí trên trong không khí.
+ Khí nào cháy là H2
2H2+O2 -> 2H2O
+ Khí không cháy được là N2 và CO2
- Dẫn 2 khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong.
+ Khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2
CO2+ Ca(OH)2-> CaCO3 + H2O.
+ Khí không làm vẩn đục nước vôi trong là N2
0,25
0,25
0,25
0,25
III
1
a. - ở 250c độ tan của CuSO4 là 32 gam nghĩa là:
Cứ 132 gam dung dịch có 32 gam CuSO4 .
Vậy khối lượng CuSO4 có trong 495 gam dung dịch bão hòa là:
 495 . 32 / 132 = 120 gam.
Khối lượng của nước trong 495 gam dung dịch là:
 mH2O = 495 – 120 = 375 g
- Khi hạ nhiệt độ xuống 150c được m (g) tinh thể CuSO4. 9H2O tách ra. 
 Gọi số mol tinh thể CuSO4 . 9H2O tách ra là x mol (x>0). 
Khối lượng CuSO4 tách ra là: 160x gam. Khối lượng H2O tách ra là: 9. 18.x (g)
Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch mới là: 120 – 160x ( g)
Khối lượng H2O còn lại trong dung dịch là: 375 – 162x ( g).
Mà độ tan của dung dịch mới là 22g ta có:
( 120 – 160x) 100 /( 375 -162x) = 22 
x= 0,3
Khối lượng của CuSO4 . 9H2O tách ra là: 0,3 . 322 = 96,6g.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
n H2O = 14,4:18 = 0,8 (mol) 
 Các PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O 
	 Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O 
	 Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O 
 AxOy + yH2 → xA + yH2O 
 Từ các PTHH suy ra: nH2 = n H2O = 0,8 (mol) 
 → mH2 = 0,8.2 =1,6 (g) 
 Theo ĐLBTKL ta có: m = 47,2 + 1,6 – 14,4 = 34,4 (g) 
 VH2= n.22,4=0,8 .22,4 =17,92 lit
0,25
0,25
0,25
0,25
IV
1
Gọi hoá trị của R là n (nN*; 3)
 2R + 2nHCl →2RCln +n H2
Áp dụng ĐLBT khối lượng: 
 7+ 200 = 206,75+ mH2 => mH2 =0,25 gam.
=> nH2 = 0,25:2 =0,125 mol
 nR = mol 
Theo PT: nR = nH2
Hay: = .0,125
 => R =28n
 n=1=> R =28 (loại vì không kim loại nào thảo mãn)
 n=2=> R =56 ( nhận)
Vậy R là Fe.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. Gọi công thức oxit sắt là FexOy (x, y € Z*)
PTHH: CuO + H2 → Cu + H2O (1)
 FexOy + yH2 → xFe + yH2O (2)
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3) 
 Theo bài ta có: 
Số mol của hiddro là: nH2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol
Theo PTHH (3) nFe = nH2 = 0,2 mol
Khối lượng sắt là: mFe = 0,2 . 56 = 11,2 g
Khối lượng đồng là: mCu = 17,6 - 11,2 = 6,4 g
Số mol đồng sinh ra là: nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol
Theo PTHH (1): nCuO = nCu = 0,1 mol
mCuO = 80 . 0,1 = 8 gam → mFexOy = 24 - 8 = 16 gam
Theo PTHH (2): nFexOy = 1/x.nFe = 0,2/x
Mà MFexOy = 56x + 16y
Nên ta có: 56x +16y = 16: (0,2/x) 
→ x : y = 2 : 3
→ x= 2 ; y = 3
Vậy công thức oxit sắt là Fe2O3
b. Theo câu a: mCuO = 8 gam → mFe2O3 = 16 gam
→ % mCuO = 8.100: 24 = 33,33%
→ % mFe = 100 - 33,33 = 66,67%
0,25
0,25
0,25
0,25
V
1
PTHH:
 Fe+ H2SO4 ->FeSO4 +H2 (1)
Có thể: M+ H2SO4 -> MSO4+ H2 (2)
2M+ O2 -> 2MO (3)
nH2= 0,1 mol
Giả sử M không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng-> chỉ có phương trình (1).
Theo (1): nFe= nH2 = 0,1 mol => mFe= 0,1.56= 5,6 (g)> 4
Vậy M phản ứng được với dung dịch H2SO4=> xảy ra cả PT (1) và (2).
Gọi số mol Fe và M trong 4 gam hỗn hợp lần lượt là x,y (mol) (x,y>0).
Bài ra có: 
 Giải ra có y= 
mà 0 0< <0,1
M<40 (*)
Mặt khác theo (3) và bài ra có : 
nM <2. 0,03125
M> 19,2 (**)
Từ (*) và (**) 19,2<M < 40
Vậy M là Mg.
Thay M=24 vào hệ PT trên được:
Giải ra được: x=0,05 (mol)
 y=0,05 (mol)
Fe+ 2HCl->FeCl2+ H2
Mg+ 2HCl-> MgCl2+H2
nHCl =0,25 mol
Theo PT(1) và (2) : nHCl(pư)= 0,2 mol<0,25 mol
HCl dư.
Theo(1) nFeCl2=nFe= 0,05 mol
(2) nMgCl2 =0,05 
CM(FeCl2)=CM(MgCl2) = 0,05 : 0,5=0,1M
nHCl dư = 0,25-0,2 = 0,05 mol
CM(HCl dư) = 0,05 : 0,5 = 0,1M
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
PTHH: 2Al+ 6HCl-> 2AlCl3+ 3H2
nH2= 0,3 mol
nAl=0,5 mol
Theo PT: nAl(pư)= 2/3nH2 =0,2 mol
Al dư. HCl hết.
nAl(dư) =0,5-0,2 =0,3 mol
mAl(dư) = 0,3 . 27 =8,1 gam
mAl(pư)= 13,5-8,1= 5,4 gam.
Theo PT: nHCl =2nH2 = 0,6 mol
mHCl = 0,6.36,5 = 21,9 gam
mddHCl = 21,9. 100/14,6 = 150 gam
Theo PT: nAlCl3= 2nH2 = 0,2 mol
mAlCl3 = 0,2. 133,5 = 26,7 g
Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd =5,4+ 150-0,3.2=154,8 g
C%(AlCl3) = 26,7.100/154,8 17,25%
0,25
0,25
0,25
Chú ý: 1. HS làm cách khác đúng vẫn tính điểm tương đương.
	 2. PTHH trong bài toán tính theo PTHH mà chưa cân bằng thì không tính điểm đối với các đại lượng tính theo PTHH đó.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_co_huong.doc
Giáo án liên quan