Đề thi Olympic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tam Hưng (Có hướng dẫn chấm)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4điểm)
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục. cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 2: (6điểm)
Viết bài văn ngắn triển khai luận điểm: “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình”.Trong bài văn ngắn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: (10 điểm)
Đôi bàn tay mẹ
PHÒNG GD&ĐT THANHOAI TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ THI OLYPIC LỚP 7 Năm học: 2013 – 2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4điểm) Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Câu 2: (6điểm) Viết bài văn ngắn triển khai luận điểm: “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình”.Trong bài văn ngắn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3: (10 điểm) Đôi bàn tay mẹ ĐÁP ÁN Câu 1: 4 điểm Yêu cầu: * Hình thức: Viết thành đoạn văn. * Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: (1điểm) Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa. - Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.(1 điểm) - Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.(1 điểm) - Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn. (1 điểm) Câu 2: (6 điểm) Câu trả lời đáp ứng được các yêu cầu sau: *Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề - Bài văn ngắn, có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm (1điểm) - Diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục. (1,0 đ) * Về mặt nội dung: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm: Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình (2điểm) + Tìm đủ các luận cứ cần thiết , tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm + Giá trị lớn lao của con người (1điểm) + Nhận ra lỗi lầm của mình (1điểm) Câu 3: (10 điểm) a. Mở bài: (1điểm) - HS dẫn dắt từ một lời thơ, lời hát, hoặc từ một hình ảnh cụ thể để rồi giới thiệu về bàn tay của mẹ thân yêu. b. Thân bài - Giới thiệu về mẹ: tuổi tác, công việc - Miêu tả về đôi bàn tay mẹ. Đó có thể là đôi bàn tay đẹp, trắng trẻo, nuột nà ; có thể là đôi bàn tay chai sần, thô ráp tùy thuộc vào công việc mẹ làm nhưng với mình nó đều rất đỗi thân thương, yêu dấu. (1 điểm) (1điểm) - Hồi tưởng về đôi bàn tay mẹ chăm chút mình từ khi còn nhỏ: bàn tay ấy ôm ấp, vỗ về ,yêu thương, quạt mát, tắm gội, vuốt ve... - Rồi bàn tay ấy làm lụng biết bao công việc để chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết cho mọi thành viên trong gia đình.(Đôi tay mẹ dịu dàng, hiếu thảo chăm sóc ông bà; chăm lo cho bố; thu dọn việc nhà, vun vén chi tiêu; chăm chút cho các con...) - Bàn tay mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ và tương lai cuộc đời con. (2 điểm) (1 điểm) (1 điểm) - Suy ngẫm về quy luật cuộc đời: con càng lớn, mẹ càng già đi, đôi bàn tay mẹ tần tảo năm tháng cũng trở nên gầy guộc, xanh xao. Song cũng chính nhờ đôi bàn tay ấy mà con đã trưởng thành, lớn khôn. (2 điểm) c. Kết bài: (1điểm) - Con đã lớn khôn, đã cảm nhận được hết tình yêu thương từ bàn tay của mẹ. Và con luôn khao khát được nằm trong vòng tay mẹ, được bàn tay mẹ vỗ về, yêu thương...
File đính kèm:
- de_thi_olympic_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013.doc