Đề thi Olympic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Thùy (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. (4 điểm)

Trong bài Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 tập 2) Minh Huệ có viết khổ thơ sau:

 Anh đội viên nhìn Bác

 Càng nhìn lại càng thương

 Người cha mái tóc bạc

 Đốt lửa cho anh nằm

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 2. (6 điểm)

Làm được điều gì đó

 Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.

- Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.

- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.

- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.

Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:

- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.

(First News – theo The Values of Life – Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 132, 133)

Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Thùy (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ THI OLYPIC LỚP 6
Năm học: 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm) 
Trong bài Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 tập 2) Minh Huệ có viết khổ thơ sau:
	Anh đội viên nhìn Bác
	Càng nhìn lại càng thương
	Người cha mái tóc bạc
	Đốt lửa cho anh nằm
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 2. (6 điểm)
Làm được điều gì đó
	Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.
Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.
Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.
(First News – theo The Values of Life – Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 132, 133)
Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên.
Câu 3. (10 điểm)
	Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
	Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
---------------HẾT---------------
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
Năm học: 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ Văn
Câu 1. (4 điểm)
Trong khổ thơ này tác giả sử dụng biện pháp tu từ nổi bật là biện pháp ẩn dụ: “Người cha” - ẩn dụ của hình ảnh Bác Hồ.
(1 điểm)
Phân tích gái trị biểu đạt: Bài làm cần nêu được các ý sau: 
Bác có những đặc điểm tương đồng với người cha. Bác cũng có mái tóc bạc như những người cha già, đặc biệt tình yêu thương và sự chăm lo mà Bác dành cho các anh là tình cảm của một người cha luôn dành cho những đứa con yêu quý của mình.
(1,5 điểm)
Qua hình ảnh ẩn dụ này ta thấy được tấm lòng yêu thương bao la của Bác đồng thời ta cũng cảm nhận được tình cảm yêu thương mà người chiến sĩ dành cho Bác. Với anh Bác như một người cha già đáng kính.
 (1,5 điểm)
Quá trình phân tích học sinh có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích luôn.
Câu 2. (6 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm)
Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lý.
Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm, không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung (5 điểm) 
Có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách. Sau đây là một số ý cơ bản mang tính định hướng:
Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu bé là hành động nhỏ nhặt, bình thường chẳng mấy ai quan tâm, để ý nhưng lại là hành động mang nhiều ý nghĩa: (0,5 điểm) 
Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. (1 điểm)
Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: Không thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp hoạn nạn, khó khăn. (1 điểm)
Hành động của cậu bé trong câu chuyện đã cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng sống cần có ở mỗi con người: (0,5 điểm)
Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. (0,5 điểm)
Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là việc làm nhỏ nhặt. 
 (0,5 điểm)
Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối sống thờ ơ, vô cảm trước sự vật, sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh mình. 	 (1 điểm)
Câu 3. (10 điểm)
Yêu cầu chung:
Đề bài yêu cầu học sinh kể chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên.
Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống cỏ cây, hoa lá,)
Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài:	(2 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện	 (1 điểm)
Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện	 (1 điểm)
Thân bài:	(6 điểm)
	Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).
	+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới
	(2 điểm)
	+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh: (2 điểm)
Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ. (0,5 điểm)
Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây.	 (0,5 điểm)
Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, 	 (0,5 điểm)
Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng 	 (0,5 điểm)
+ Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại), làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông) 	 (2 điểm)
Học sinh có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ
Kết bài:	(2 điểm)
Khẳng định lại sự biến đổi diệu kì của thiên nhiên 	(1 điểm)
Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên
(1 điểm)
(Lưu ý: ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của học sinh).
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013.doc