Đề thi Olympic học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 - Năm học 2015-2016

Cõu 1: (2điểm )

Trình bày và giải thích ảnh hưởng của nhịp điệu mùa của khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác?

Câu 2. (2 điểm)

 Khí hậu giữa hai vùng khí hậu Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có nhiều nét tương đồng và khác biệt rõ nét. Dựa và At – lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích.

Câu 3: (2 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta.

Câu 4: (2 điểm)

 a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?

 b. Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?

Câu 5 (2 điểm )

 Dựa vào bảng số liệu sau :

 Lượng mưa ,bốc hơi ,cân bằng ẩm của một số địa điểm

 Địa điểm Lượng mưa

 (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)

 Hà Nội

 Huế

Tp.HCM 1676

 2868

 1931 989

 1000

 1686 +687

 +1868

 +245

 Hãy so sánh và nhận xét về lượng mưa ,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên . Giải thích ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ
UBND HUYỆN KINH MễN
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI
Mụn: Địa lớ lớp 8
Năm học: 2015-2016
( Thời gian làm bài 120 phỳt )
Cõu 1: (2điểm )
Trình bày và giải thích ảnh hưởng của nhịp điệu mùa của khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác?
Câu 2. (2 điểm)
 	Khí hậu giữa hai vùng khí hậu Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có nhiều nét tương đồng và khác biệt rõ nét. Dựa và At – lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích.
Câu 3: (2 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta.
Câu 4: (2 điểm)
	a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?
	b. Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?
Câu 5 (2 điểm )
 Dựa vào bảng số liệu sau :
 Lượng mưa ,bốc hơi ,cân bằng ẩm của một số địa điểm 
 Địa điểm 
 Lượng mưa 
 (mm)
 Lượng bốc hơi (mm)
 Cân bằng ẩm (mm)
 Hà Nội
 Huế 
Tp.HCM
 1676
 2868
 1931
 989
 1000
 1686
 +687
 +1868
 +245
 Hãy so sánh và nhận xét về lượng mưa ,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên . Giải thích ?
------------------------------Hết -----------------------------
Ghi chú : Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục ấn hành năm 2009 để làm bài.
ĐỀ
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1 ( 2điểm )
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Thuận lợi
- Khó khăn
* Khớ hậu nước ta cú 2 mựa: Mựa mưa và mựa khụ
*ảnh hưởng của nhịp điệu mùa của khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác :
- Thuận lợi:
+ Tạo nên một hệ thống mùa vụ với nhiều loại nông sản đa dạng.
- Khó khăn:
+ Sự phân mùa với một mùa mưa gây nhiều nước( úng, ngập); một mùa khô gây thiếu nước(hạn hán)
+ Mùa khô kéo dài làm tăng độ phèn, mặn ở Đồng băng sông Cửu Long cùng với sự xâm nhập sâu vào nội địa của thủy triều gây khó khăn cho thâm canh, tăng vụ.
+ Mưa lớn tập trung vảo một mùa trong điều kiện địa hình cao, độ dốc lớn làm xói mòn đất, tăng diện tích đất trống, đồi trọc gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, giao thông và du lịch. Trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình lượng cát bùn lắng đọng mỗi năm 83,6 triệu tấn. Như vậy chỉ trong khoảng 28 năm nữa dung lượng của hồ giảm 65% và sau 50 năm nữa sẽ giảm 90%.
+ Lắng đọng phù sa ở các lòng sông cùng với sự giao động của mực nước theo mùa gây trở ngại trong giao thông đường sông.
+ Sự tập trung lượng mưa lớn theo mùa trong thời kì có bão ảnh hưởng đến thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
Câu 2 (2 điểm) Bổ sung phần khác biệt cuả miền Đông Bắc, có vị rtí đón gió mùa ĐB sớm nhất cả nước.
1. Sự tương đồng:
2. Sự khác biệt:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình nhiều tháng dưới 200C.
- Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
* Giải thích: 
- Có cùng vĩ độ, tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới, nằm trên địa hình vùng núi.
- Mùa đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa cực đới từ vùng áp cao Xi-bia thổi xuống có tính chất lạnh và khô. Mùa hạ ít chịu ảnh hưởng của loại gió này.
* Vùng khí hậu Đông Bắc:
- Mùa đông khá lạnh thường đến sớm và kết thúc muộn, nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất cả nước, cuối mùa có mưa phùn kéo dài.
+ Tại Lạng Sơn: Nhiệt độ thấp nhất: Tháng 1: 120C, các tháng có nhiệt độ < 200C: từ tháng 10 đến tháng 4.
 Vì: Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc: địa hình đồi núi thấp, các cánh cung có dạng nan quạt mở rộng về phía Bắc đầu chụm ở Tam Đảo tạo điều kiện cho các đợt gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa, kể cả những đợt gió mùa Đông Bắc yếu ở đầu và cuối mùa.
- Mùa hạ nóng hơn, nhiệt độ trung bình tháng 7 phổ biến từ 24-280C, mưa nhiều. Vì: Địa hình thấp hơn, chịu ảnh hưởng của gió đông nam từ biển Đông thổi vào mang theo hơi nước gây mưa lớn, nhất là trên các sườn đón gió: Sa Pa, ven biển Quảng Ninh.
* Vùng khí hậu Tây Bắc:
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mưa ít hơn. 
+ Tại Điện Biên Phủ: Nhiệt độ thấp nhất tháng 1: 150C, có 4 tháng nhiệt độ < 200C, từ tháng 11 đến tháng 3.
 Vì: Vị trí nằm sâu trong đất liền, địa hình núi cao, dãy Hoàng Liên Sơn cao, hướng TB - ĐN chắn gió mùa Đông Bắc, chỉ những đợt không khí lạnh có cường độ mạnh mới vượt qua được dãy núi này.
- Mùa hạ đến sớm và kết thúc muộn, có mưa nhiều: Nhiệt độ một số tháng > 250C chủ yếu là do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3: 2 điểm.
* Đặc điểm chung.
- Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn (Trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình phổ biến từ 1000 đến 2000 mm), song có sự phân hoá phức tạp theo thời gian và không gian. 
- Giải thích:
+ Do tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, giáp biển đã đem tới lượng mưa phân hoá theo mùa.
+ Do tác động của yếu tố địa hình và hình dạng lãnh thổ nên có sự phân hoá theo không gian.
0,5
0,5
* Biểu hiện phân hoá theo thời gian ( theo mùa)
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 200 - 400mm (ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ..) trừ một phần Duyên Hải Miền Trung lượng mưa khá lớn (800 - 1200mm).
-> Do: Đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa đông có tính chất lạnh khô(đối với phía Bắc), tín phong nửa cầu Bắc (với phía Nam). Duyên hải miền trung mưa nhiều do tác động của frôn, của địa hình đón gió Đông Bắc, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới, bão.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200 - 1600mm, nhiều nơi mưa nhiều trên 2000mm (Dẫn chứng vùng núi cao Bắc Bộ và Tây Nguyên).
-> Do: Đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm đem theo lượng mưa lớn.
0,25
0,25
* Biểu hiện phân hoá theo không gian.
+ Tại các vùng núi cao và các sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2400mm, đặc biệt có nơi lên đến trên 2800mm/năm (Dẫn chứng).
+ Các khu vực khuất gió (Tại các sườn khuất gió, lòng chảo, thung lũng...) hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành (Vùng cực Nam Trung Bộ) có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm trên năm. 
0,25
0,25
Câu 2: 2 điểm.
a. Nguyên nhân phát sinh.
- Gió mùa mùa đông: Về mùa đông lục địa Châu á lạnh, khí áp cao (Trung tâm áp cao Xi Bia). Trong khi đó phía Nam (Xích đạo) nóng, áp thấp. Gió thổi từ Xi Bia đến xích đạo qua Việt Nam hình thành gió mùa mùa đông.
- Gió mùa mùa hạ: Về mùa hạ, lục địa Châu á nóng, khí áp thấp. Trong khi đó ở Thái Bình Dương, ấn Độ Dương mát mẻ, khí áp cao. Gió thổi từ đại dương vào lục địa hình thành gió mùa mùa hạ.
0,25
0,25
* Hướng gió thổi.
- Gió mùa mùa đông: Đông Bắc
- Gió mùa mùa hạ: Tây Nam và Đông Nam
0,25
0,25
b. Những nhân tố gây ra mưa lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ
- Gió mùa mùa đông thổi qua vịnh Bắc Bộ được biển cung cấp thêm nhiều hơi nước và gặp địa hình Trường Sơn Bắc (Chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn.
- Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có áp thấp, bão nhiệt đới từ biển đem đến mưa nhiều.
- Vào các tháng 10,11,12 ở vùng biển miền Trung thường có giải hội tụ nhiệt đới và là nơi gặp nhau của các frôn nóng và lạnh nhiễu loạn gây mưa lớn.
0, 5
0,25
0,25
Câu 5 (2điểm )
Lượng mưa thay đổi từ Bắc xuống nam . Huế mưa nhiều nhất sau đó đến Tp.HCM , Hà Nội có lượng mưa ít nhất (0,50điểm)
Lượng bốc hơi càng vào nam càng tăng .
Cân bằng ẩm : Cao nhất là Huế rồi đến Hà Nội sau đó đến Tp.HCM 
Giải thích :
 - Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bach Mã đón gió thổi theo hướng đông Bắc từ biển vào ,ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới . Do mưa nhiều ,lượng bốc hơi nhỏ lên cân bằng ẩm lớn .
 (0.50 điểm)
 - Tp.HCM có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trưc tiếp đón nhận gió mùa tây Nam mang mưa ,hoạt động của dảI hội tụ nhiệt đới mạnh ,nhưng nhiệt độ cao, lượng bốc hơi mạnh nên cân bằng âm thấp hơn Hà Nội (0,50 điểm )
 - Hà Nội do có gió mùa đông lạnh nên lượng mưa ít hơn ,lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng ẩm lại cao 

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2015_2.doc