Đề thi Olimpic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cự Khê (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (4 đ)

 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(“ Quê hương”- Tế Hanh)

Câu 2: (6 đ)

Cổ tích về sự ra đời của người mẹ.

 Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:

 - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy?

 Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.”

 Vị thần nọ ngạc nhiên: “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.”

 Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.”

 Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên:

 - Tại sao nó lại mềm mại đến thế?

 Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”

 Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.”

 - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy.

 - Nước mắt để làm gì, thưa ngài, vị thần hỏi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cự Khê (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ
ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 đ)
 Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(“ Quê hương”- Tế Hanh)
Câu 2: (6 đ) 
Cổ tích về sự ra đời của người mẹ.
 Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi:
 - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? 
 Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.”
 Vị thần nọ ngạc nhiên: “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.” 
 Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.” 
 Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: 
 - Tại sao nó lại mềm mại đến thế?
 Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.”
 Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.” 
 - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy. 
 - Nước mắt để làm gì, thưa ngài, vị thần hỏi.
 - Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào - những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua. 
 Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 3: (10 đ)
 Khát vọng tự do là một trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca Việt Nam hiện đại trước 1945 . Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai đoạn thơ sau : 
 "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
 Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua,
 Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,
	 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm .
 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
 Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi,
 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tư lự" .
 (Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
Và : 
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !"
 (Trích Khi con tu hú – Tố Hữu)
-----------Hết----------
PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
 TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4 đ)
1.Về hình thức: (1 đ) đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát 
có cảm xúc.
2. Về nội dung: (3 đ) cần cơ bản đạt được những ý sau:
+ So sánh: “ cánh buồm” ( vật cụ thể, hữu hình) với “ mảnh hồn làng” (cái trìu tượng 
vô hình) tạo nên hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý 
nghĩa lớn lao, sâu sắc (0,5đ)
Nhân hóa : cánh buồm “ rướn thân”, hình ảnh cánh buồm trở nên sống động cường 
tráng như một sinh thể sống (0.25đ) 
+ Cách sử dụng từ độc đáo: độn tư giương, rướn thể hiện sức vươn mạnh mẽ của 
cánh buồm. (0,5 đ)
+ Màu sắc và tư thế “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió của cánh buồm làm tăng 
thêm vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền (0,25 đ)
+ Hình ảnh tượng trưng: cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không 
đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao , thiêng liêng, vừa thơ mộng
 vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển (0,5 đ)
+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi ra linh hồn của sự vật. Bao nhiêu
 trìu mến, thiêng liêng , bao nhiêu hy vọng của người dân làng chài đã gửi gắm vào
 hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, 
nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài (0,5 đ)
+ Tâm hồn tinh tế tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao 
động làng chài quê hương trong con người tác giả (0,5 đ)
Câu 2: (6 đ) 
MB:(1 đ)
Dẫn dắt: 0,5đ
Nêu vấn đề: 0,5đ
TB: (4 đ)
nội dung : học sinh coa nhiều cách trình bày cảm nhận nhưng bài viết có thể nêu nên những ý cơ bản sau:
	- Cảm nhận về sự vĩ đại của người mẹ qua các đức tính: Trái tim nhân hậu, tình yêu thương, sự chia sẻ, lòng bao dung......
	- Bộc lộ cảm xúc cá nhân về mẹ
KB: (1đ)
Khẳng định: 0,5đ
Liên hệ bản thân: 0,5 đ
Kĩ năng: bài viết biểu cảm không mắc lỗi chính tả và lỗi câu thông thường.
Lưu ý: khuyến khích cho điểm các bài viết có cảm nhận riêng, sáng tạo hợp lí.
Câu 3 (10 đ)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, bàn, phân tích 
một nội dung liên quan đến hai tác phẩm đã học.
- Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có cảm xúc khi viết.
II. Yêu cầu cụ thể
Học sinh trình bày được các nội dung chính sau:
1. Giới thiệu chung:(1 điểm)
- Giới thiệu được hai tác phẩm, hai tác giả: Nhớ rừng của Thế Lữ là tác phẩm tiêu biểu của Thơ mới 1932 - 1945; Khi con tu hú là một trong nhiều sáng tác trong tù đặc sắc của Tố Hữu trong tập thơ Từ ấy, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng trước 1945.
- Vị trí hai đoạn thơ: đoạn thơ trích trong Nhớ rừng là đoạn đầu của bài; đoạn thơ trích trong Khi con tu hú là phần cuối của bài.
2. Phân tích, chứng minh: (8 điểm)
a. Tổng quát: (1 điểm)
- Giải thích khát vọng (khao khát, khát khao) tự do là khao khát, ước muốn có tự do, thoát khỏi tình cảnh tù túng, mất tự do, mong muốn được sống đúng với lý tưởng, hoài bão, giá trị bản thân, không bị trói buộc bởi ngoại cảnh. Khát vọng tự do là tư tưởng chủ yếu được thể hiện trong hai bài thơ.
- Khái quát về đặc điểm Thơ mới (Văn học lãng mạn) và thơ ca cách mạng trước 1945: Thơ mới là một bộ phận của Văn học lãng mạn trước 1945, xu hướng đổi mới thơ ca về hình thức nghệ thuật và nhất là nội dung tư tưởng; Thơ mới chủ yếu hướng đến giải phóng cái Tôi cá nhân, đề cao bản ngã, tự do cá nhân. Thơ ca cách mạng trước 1945 lại là xu hướng thơ thể hiện tiếng nói đấu tranh cách mạng theo khuynh hướng vô sản, có nội dung tư tưởng tiến bộ, là vũ khí đấu tranh cách mạng của các chiến sỹ cộng sản, thể hiện khát vọng tự do cao cả. Hai đoạn thơ đại diện cho hai khuynh hướng thơ ca Việt Nam trước 1945.
b. Phân tích hai đoạn thơ để chứng minh: (6 điểm)
* Điểm tương đồng: Khát vọng tự do đều thể hiện ở chỗ: (2 đ)
- Hai đoạn thơ đều thể hiện tâm trạng bức bối, căm uất của những thân phận tù ngục, mất tự do trong cảnh nô lệ tăm tối của đất nước. (dẫn chứng và phân tích)
- Hai đoạn thơ đều hướng đến cuộc sống tự do bên ngoài, đấu tranh để thoát khỏi cảnh ngục tù, mất tự do.
* Điểm riêng độc đáo: Cách thể hiện khát vọng tự do, biểu hiện cụ thể của khát vọng này ở hai đoạn thơ khác nhau: (4 đ)
- Đoạn thơ trong Nhớ rừng của Thế Lữ: Là những vần thơ đậm chất lãng mạn, dạt dào cảm xúc, rất mới về ngôn từ. Khát vọng tự do thể hiện qua: tình cảnh tù ngục, mất tự do rất đỗi thê thảm của chúa sơn lâm; nỗi căm uất cho thân phận; thể hiện sự ý thức rõ về thân phận sa cơ, bị hạ thấp, bị biến thành trò mua vui cho người đời; tâm trạng tủi nhục vì thân phận mất tự do. (dẫn chứng và phân tích).
- Đoạn thơ trong Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện khát vọng tự do qua tâm trạng căm uất của một chiến sỹ cộng sản khi bị tù đày mà nghe hè về bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do qua cảm giác ngột ngạt, bức bối vì mất tự do. Đặc biệt, khát vọng ấy thể hiện qua khao khát tung phá, đập tan gông cùm, xiềng xích tù đày để đến với tự do. (dẫn chứng và phân tích).
- Đoạn thơ trong Nhớ rừng của Thế Lữ là những vần thơ lãng mạn, đại diện cho khát vọng tự do, tâm sự của cả một lớp trí thức bế tắc trước thời cuộc. Trong khi đó, đoạn thơ trong Khi con tu hú của Tố Hữu lại là những vẫn thơ cách mạng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho khát vọng tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc - một lý tưởng cao cả của thời đại, là tiếng nói đấu tranh của những chiến sỹ cộng sản kiên trung.
c. Đánh giá, mở rộng: (1 điểm)
- Hai đoạn thơ tuy đại diện cho hai trào lưu khác nhau, cách thức thể hiện khác nhau, nhưng đều hướng đến mong muốn tự do, khao khát tự do cháy bỏng. Đây cũng chính là tâm sự chung, khát vọng chung của một dân tộc đang chìm trong đêm đen nô lệ.
- Có thể liên hệ đến các bài thơ khác thuộc Thơ mới và thơ ca yêu nước, cách mạng trước 1945.
3. Kết luận chung: (1 điểm)
Khẳng định lại giá trị hai đoạn
 Ký duyệt của tổ CM Người ra đề - Đáp án
 Dương Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thị Mai Phương
	 BGH kí duyệt
	 PHT Vũ Thị Hồng Thắm

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2014.doc