Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Bình Minh (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(“ Quê hương”- Tế Hanh)
Câu 2: (6,0 điểm)
“ Thầy giáo kể chuyện về một nhóm học sinh lớp 7 trường Nguyễn Trãi ( Nghi Xuân- Hà Tĩnh) nhặt được số tiền rất lớn (2.400 USD) vội báo với công an tìm cách trả lại người đánh mất và các em đã được nhà trường tuyên dương khen thưởng (Theo Vietbao.vn, tháng 3-2007). Cả lớp lắng nghe. Rồi ồ lên bàn tán Một số bạn nói là “Điên!”
Suy nghĩ của em về phản ứng của lớp học.
Câu 3: (10 điểm)
Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh viết:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên.
PHÒNG GD& ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS BÌNH MINH ĐỀ THI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2013-2014 Thời gian (120 phút) Câu 1: (4,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (“ Quê hương”- Tế Hanh) Câu 2: (6,0 điểm) “ Thầy giáo kể chuyện về một nhóm học sinh lớp 7 trường Nguyễn Trãi ( Nghi Xuân- Hà Tĩnh) nhặt được số tiền rất lớn (2.400 USD) vội báo với công an tìm cách trả lại người đánh mất và các em đã được nhà trường tuyên dương khen thưởng (Theo Vietbao.vn, tháng 3-2007). Cả lớp lắng nghe. Rồi ồ lên bàn tánMột số bạn nói là “Điên!” Suy nghĩ của em về phản ứng của lớp học. Câu 3: (10 điểm) Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh viết: “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao” Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên. Người duyệt đề Người soạn đề Nguyễn Thị Hương Giang PHÒNG GD& ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS BÌNH MINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI OLYMPIC MÔN NGỮ VĂN Năm học 2013-2014 Câu 1: (4,0 điểm) 1. Về hình thức: đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát có cảm xúc. 2. Về nội dung: cần cơ bản đạt được những ý sau: + So sánh: “ cánh buồm” ( vật cụ thể, hữu hình) với “ mảnh hồn làng” (cái trìu tượng vô hình) tạo nên hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa lớn lao, sâu sắc (0,5đ) Nhân hóa : cánh buồm “ rướn thân”, hình ảnh cánh buồm trở nên sống động cường tráng như một sinh thể sống (0.5đ) + Cách sử dụng từ độc đáo: độn tư giương, rướn thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm. + Màu sắc và tư thế “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió của cánh buồm làm tăng thêm vẻ đệp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền + Hình ảnh tượng trưng: cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao , thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển + Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi ra linh hồn của sự vật. Bao nhiêu trìu mến, thiêng liêng , bao nhiêu hy vọng của người dân làng chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài + Tâm hồn tinh tế tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động làng chài quê hương trong con người tác giả Câu 2: (6,0 điểm) Về kĩ năng: (1điểm) - Làm theo thể loại nghị luận về một hiện tượng đời sống - Bài viết có bố cục chặt chẽ, không măc lỗi diễn đạt Về kiến thức: (5điểm) - Khái quát nội dung: gọi tên được vấn đề đó là những dấu hiệu vô cảm từ những phản ứng khác nhau của các bạn học sinh ngày nay trước những tấm gương tốt (0,5điểm) - Lí giải vấn đề: chuyện thầy kể là có thật. Theo đạo lí cha ông: “ Nhặt được của rơi trả ngườ đánh mất”. Thông thường ta sẽ xúc động, cảm phục, noi theo những tấm gương như thế. Cả lớp lắng nghe chứng tỏ các bạn có quan tâm đến sự việc. Các bạn ồ lên bàn tán, có bạn ngạc nhiên, thán phục, nhưng phản ứng đáng chú ý là có bạn dửng dưng, cười nhạo, coi thường cái tốt, thậm chí lên tiếng coi việc tốt, đúng đạo lí là điên rồ. + Đó là những dấu hiệu đáng báo động của hiện tượng vô cảm, khô cằn cảm xúc nhân văn. Thực tế, những biểu hiện như thế trong lớp học không phải là ít. Nó có xu hướng lan nhanh, lan rộng vào nhận thức và hành vi của mọi người, nhất là lớp trẻ. (1,0điểm) - Nguyên nhân: + Nguyên nhân khách quan cơ chế thị trường lôi cuốn con người theo lối sống thực dụng, sự xuống cấp của những giá trị đạo đức trong xã hội nói chung. + Nguyên nhân chủ quan việc trau dồi lối sống có chuẩn mực, vị tha biết chiến thắng lòng tham và sự ích kỉ của mỗi cá nhân không được chú ý dúng mức.(1,0điểm) - Bày tỏ thái độ phê phán những biểu hiện tiêu cực. Không phải tất cả các bạn trong lớp học đều cùng một phản ứng, có bạn tiếp thu việc thầy giáo kể theo hướng tích cực. có bạn dửng dưng cười nhạo, coi thường cái tốt, thậm chí lên tiếng coi việc tốt, đúng đạo lí là điên rồ, cần phê phán mạnh mẽ. .(1,0điểm) - Cần nêu những ý kiến mang tính giải pháp góp phần bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xã hội hiện đại, tạo nên một xã hội văn minh thực sự, giải pháp từ phía cá nhân phải tự rèn luyện, từ gia đình, nhà trường.(1,5điểm) - Cần lấy dẫn chứng minh họa cụ thể, phong phú để tăng sức thuyết phục cho các luận điểm trong bài. .(1,0điểm) Câu 3: (10 điểm * Yêu cầu chung: +Kiểu bài: Phân tích tác phẩm kết hợp với chứng minh +Nội dung: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” để thấy được mặc dù bị giam cầm về thể xác nhưng song sắt nhà tù không thể giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. *Yêu cầu cụ thể: a-Mở bài (0,5 điểm) -Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù” -Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh là sự vượt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”. b-Thân bài (4,0 điểm) 1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí (0,5 điểm) Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nhưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không giam hãm được tinh thần của người tù- người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh 2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng” (3,5 điểm) Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể.......ngoài lao” *Hai câu đầu: (1,5 điểm) +Hoàn cảnh ngắm trăng của người tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “rượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thưởng nguyệt của các thi nhân xưa. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày. +Tuy nhiên, trước đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng. *Hai câu cuối: (2,0 điểm) +Vượt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng -Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với người tù. +Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vượt ngục bằng tinh thần của Bác. +Mở đầu bài thơ là hình ảnh người tù nhưng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm được tâm hồn Bác đúng như Bác đã từng viết “Thân thể......ngoài lao” c-Kết bài (0,5 điểm) -Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù- đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Người.
File đính kèm:
- de_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam.doc