Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Châu (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 :( 4 điểm )Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)

Câu 2: ( 6 điểm ) Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

 (Phỏng theo Những hạt giống tâm hồn )

Câu 3:( 10 điểm )

Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Liên Châu (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 
 Năm học 2013-2014
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 :( 4 điểm )Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: 
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)
Câu 2: ( 6 điểm ) Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
 (Phỏng theo Những hạt giống tâm hồn )
Câu 3:( 10 điểm )
Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
------------Hết -----------
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU 
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học: 2013 - 2014
 Môn thi: Ngữ văn 
Câu 1 :( 4 điểm )
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: ( 0,5 điểm)
 - Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
 - Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (3,5 điểm)
 Xác định được biện pháp tu từ so sánh 
- So sánh ngang bằng: Như nằm trong giấc mộng : ( 0,5 điểm)
+ Tác dụng: Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.(1 điểm )
- So sánh không ngang bằng : Ấm hơn ngọn lửa hồng : ( 0,5 điểm )
Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác. : ( 0,5 điểm)
+ Tác dụng : Gợi lên hình ảnh Bác lớn lao và vĩ đại . Người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho người chiến sĩ, những người công dân thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày kháng chiến vất vả.( 1điểm )
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
 - Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
 - Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
 	 - Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.( 0,5 điểm)
 - Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì cũng nhận lại được tình cảm đó . Đây là mối quan hệ nhân quả và là quy luật tất yếu của cuộc sống .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống rất phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần . .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người nào thì nhận lại của người đó mà nhiều khi nhận lại ở người mình chưa hề cho. .(0,5 điểm )
- Cái nhìn nhận có khi chỉ là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống. .(0,5 điểm )
- Con người phải biết cho cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất. Đó là sự yêu thương, trân trọng, thông cảm, giúp đỡ nhau chứ không phải cho nhận vì mục đích vụ lợi. .(0,5 điểm )
- Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại mà phải biết cho mà không trông chờ được đáp đền. .(0,5 điểm )
- Để cho nhiều hơn con người cần phải phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình làm cho mình ngay càng giàu có cả về vật chất và tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn trong cuộc sống này. .(0,5 điểm )
- Nêu bài học sâu sắc về lối sống đẹp, sống nhân ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời.( 1 điểm )
Câu 3 :
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng: ( 2 điểm )
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: ( 8 điểm )
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau
Mở bài:
- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân vật .
Thân bài
- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.)
+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ.
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
Kêt bài
- Nêu ấn tượng về nhân vật.
* Cách cho điểm
- Điểm 9-10 : Bài viết đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tao.
- Điểm 7-8: Bài viết có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.
- Điểm 5-6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 3-4 : Bài đạt khoảng nửa nôi dung, con lỗi hình thức
- Điểm 1-2 : Bài viết có nội dug mờ nhạt,mắc nhiều lỗi hình thức.
*Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc
Giáo án liên quan