Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Kinh Môn (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta.

Câu 2: (2 điểm)

 a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?

 b. Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?

Câu 3: (2 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết các dãy núi:

 - Bốn cánh cung vùng núi Đông Bắc.

 - Dãy Hoàng Liên Sơn.

 - Dãy Trường Sơn Bắc.

 - Dãy Bạch Mã.

 Có ý nghĩa gì đối với khí hậu nước ta ?

Câu 4(3đ)

Dựa vào bảng số liệu sau :Nhiệt độ, lượng mưa của thành Huế

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Kinh Môn (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
Ubnd huyện kinh môn
Phòng giáo dục và đào tạo
đề thi olympic học sinh giỏi
Môn : Địa Lí -Lớp 8
Năm học 2015-2016
( Thời gian làm bài 120 phút )
Câu 1: (3 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta.
Câu 2: (2 điểm)
	a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?
	b. Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?
Câu 3: (2 điểm) 
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết các dãy núi:
 - Bốn cánh cung vùng núi Đông Bắc.
 - Dãy Hoàng Liên Sơn.
 - Dãy Trường Sơn Bắc.
 - Dãy Bạch Mã.
 Có ý nghĩa gì đối với khí hậu nước ta ?
Câu 4(3đ)
Dựa vào bảng số liệu sau :Nhiệt độ, lượng mưa của thành Huế
Tháng
1
2
3
4
5
6
 7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ
( 0C )
20
20,9
23.1
26
28,3
29.3
29.4
28.9
27.1
25.1
23.1
20.8
Lượng mưa(mm)
161.3
62.6
47.1
51.6
82.1
116.7
95.3
104
473.4
795.6
580.6
297.4
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của Huế. Từ đó rút ra nhận xét và giải thích ?
( Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tháng 9/2009 để làm bài )
ĐỀ
đáp án- biểu điểm
Câu 1: (3 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hoá lượng mưa ở nước ta.
* Đặc điểm chung.
- Nhận xột:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta lớn (Trên toàn lãnh thổ lượng mưa trung bình phổ biến từ 1000 đến 2000 mm),
+ Song có sự phân hoá phức tạp theo thời gian và không gian (d/c). 
- Giải thích: 
+ Do tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, giáp biển đã đem tới lượng mưa phân hoá theo mùa.
+ Do tác động của yếu tố địa hình và hình dạng lãnh thổ nên có sự phân hoá theo không gian.
0,5
0,5
* Biểu hiện phân hoá theo thời gian (theo mùa)
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 200 - 400mm (ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ..) trừ một phần Duyên Hải Miền Trung lượng mưa khá lớn (800 - 1200mm).
-> Do: Đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa đông có tính chất lạnh khô(đối với phía Bắc), tín phong nửa cầu Bắc (với phía Nam). Duyên hải miền trung mưa nhiều do tác động của frôn, của địa hình đón gió Đông Bắc, sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới, bão.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 được coi là mùa mưa của cả nước, lượng mưa phổ biến từ 1200 - 1600mm, nhiều nơi mưa nhiều trên 2000mm (Dẫn chứng vùng núi cao Bắc Bộ và Tây Nguyên).
-> Do: Đây là thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ với tính chất nóng ẩm đem theo lượng mưa lớn.
0,5
0,5
* Biểu hiện phân hoá theo không gian.
+ Tại các vùng núi cao và các sườn đón gió có lượng mưa cao trên 2400mm, đặc biệt có nơi lên đến trên 2800mm/năm (Dẫn chứng).
+ Các khu vực khuất gió (Tại các sườn khuất gió, lòng chảo, thung lũng...) hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành (Vùng cực Nam Trung Bộ) có lượng mưa thấp, nhiều nơi thấp dưới 800mm trên năm. 
0,5
0,5
Câu 2: (2 điểm)
	a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió thổi của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta?
	b. Giải thích vì sao gió mùa mùa đông thổi vào khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn?
a. Nguyên nhân phát sinh.
- Gió mùa mùa đông: Về mùa đông lục địa Châu á lạnh, khí áp cao (Trung tâm áp cao Xi Bia). Trong khi đó phía Nam (Xích đạo) nóng, áp thấp. Gió thổi từ Xi Bia đến xích đạo qua Việt Nam hình thành gió mùa mùa đông.
- Gió mùa mùa hạ: Về mùa hạ, lục địa Châu á nóng, khí áp thấp. Trong khi đó ở Thái Bình Dương, ấn Độ Dương mát mẻ, khí áp cao. Gió thổi từ đại dương vào lục địa hình thành gió mùa mùa hạ.
0,25
0,25
* Hướng gió thổi.
- Gió mùa mùa đông: Đông Bắc
- Gió mùa mùa hạ: Tây Nam và Đông Nam
0,25
0,25
b.Những nhân tố gây ra mưa lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ
- Gió mùa mùa đông thổi qua vịnh Bắc Bộ được biển cung cấp thêm nhiều hơi nước và gặp địa hình Trường Sơn Bắc (Chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn.
- Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có áp thấp, bão nhiệt đới từ biển đem đến mưa nhiều.
- Vào các tháng 10,11,12 ở vùng biển miền Trung thường có giải hội tụ nhiệt đới và là nơi gặp nhau của các frôn nóng và lạnh nhiễu loạn gây mưa lớn.
0, 5
0,25
0,25
Câu 3: (2 điểm) 
 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết các dãy núi:
 - Bốn cánh cung vùng núi Đông Bắc.
 - Dãy Hoàng Liên Sơn.
 - Dãy Trường Sơn Bắc.
 - Dãy Bạch Mã.
 Có ý nghĩa gì đối với khí hậu nước ta ?
-yêu cầu chung:
-khẳng định được:
a>Bốn Cánh cung vùng núi Đông Bắc:
b)Dãy Hoàng Liên Sơn:
c)Dãy Trường Sơn Bắc:
d)Dãy Bạch Mã:
- Sử dụng bản đồ trang 6,9,13,14 để làm.
- Các dãy núi trên ảnh hưởng đến khí hậu nước ta , làm cho khí hậu phân hoá phức tạp từ Bắc xuống Nam , từ Đông sang Tây.
-Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều : mở rộng về phía Bắc , chụm lại ở Tam Đảo .
-Mùa đông, là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc tràn vào nước ta khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh hơn so với các miền khác.
-Cao đồ sộ nhất nước ta thuộc miền Tây Bắc và Bắc trung Bộ , hướng Tây Bắc Đông Nam.
-Dãy núi này chắn gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở Tây Bắc đến muộn và kết thúc sớm, có nhiệt độ cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 đến 3 độ C ở cùng độ cao.
- Mùa hè dãy Hoàng Liên Sơn không cản gió Đông Nam- Tây Bắc từ biển Đông thổi vào -à mùa hè đến sớm, mưa nhiều hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Thuộc Bắc Trung Bộ nằm giữa biên giới Việt-Lào, sươn Tây thoải , Đông dốc.
- Mùa hè gió Tây Nam bị chắn bởi dãy Trường Sơn Bắc . Gió gặp núi gây mưa ở sườn Tây, khi đén nước ta gió trở thành khô nóng gây thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Trung Bộ.
- Có hướng Tây- Đông, nằm gần vĩ tuyến 16 độ Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc do gặp dãy Bạch Mã chắn ngang nên không ảnh hưởng xuống phía Nam vì thế miền Bắc có mùa đông lạnh còn miền Nam thì không. Dãy Bạch Mã trở thành biên giới phân cách tự nhiên và khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 4:3đ
Vẽ biểu đồ
-Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường
+ Lượng mưa : vẽ hình cột.
+ Nhiệt độ : vẽ đường biểu diễn
- Yêu cầu: Vẽ đúng, đẹp , có chú giải, tên biểu đồ.
1
Nhận xét 
Giải thích
- Chế độ nhiệt: có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm
+ Nhiệt độ cao nhất là 29,4 0C vào tháng 7
+ Nhiệt độ thấp nhất là 20 0C vào tháng 1
+ Biên độ nhiệt năm khá cao 9,40C
- Chế độ mưa : theo mùa
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
+ Mùa khô ( mưa ít ) từ tháng 1 đến tháng 8
- Chế độ nhiệt: có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm. vì từ tháng 11 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ thấp.
- Chế độ mưa : 
+Theo mùa vì mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thổi xuống khi thổi qua vịnh Bắc Bộ được biển cung cấp thêm nhiều hơi nước và gặp địa hình Trường Sơn Bắc (Chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn.
+ Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có áp thấp, bão nhiệt đới từ biển đem đến mưa nhiều. Vào các tháng 10,11,12 ở vùng biển miền Trung thường có giải hội tụ nhiệt đới và là nơi gặp nhau của các frôn nóng và lạnh nhiễu loạn gây mưa lớn.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_8_nam.doc
Giáo án liên quan